High context là gì

Nhà nhân chủng học nổi tiếng Edward T.Hall đã chia văn hoá thành hai loại: Văn hóa “nghèo ngữ cảnh” [low context culture] và văn hóa “giàu ngữ cảnh“ [high context culture].

Bạn đang xem: High context culture là gì

Cách diễn đạt trong văn hoá nghèo ngữ cảnh thường chính xác, đặc biệt nhấn mạnh vào các ngôn từ trong câu nói. Các quốc gia có văn hoá nghèo ngữ cảnh thường là các nước ở Bắc Âu và Bắc Hoa Kỳ, chú trọng truyền tải thông điệp bằng lời nói. Ở những nước này, chức năng chủ yếu của lời nói là để thể hiện quan điểm và tư tưởng của người nào đó càng rõ ràng, lôgic và thuyết phục càng tốt. Những người này sử dụng lối giao tiếp trực tiếp và rõ ràng, thẳng nghĩa. Ví dụ, trong khi đàm phán người Hoa Kỳ thường đi thẳng vào vấn đề, không nói quanh co lòng vòng. Văn hoá nghèo ngữ cảnh thường coi trọng sự hiểu biết và hành động cụ thể, giúp các cuộc đàm phán đạt hiệu quả nhất có thể. Những nền văn hoá này hay dùng các giao kèo cụ thể, hợp pháp để kí kết các thoả thuận.

Ngược lại, các nền văn hoá giàu ngữ cảnh như Nhật Bản và Trung Quốc chú trọng đến những thông điệp không thể hiện bằng lời nói và coi giao tiếp là một cách để tăng mối quan hệ hoà hợp. Họ thích cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Họ thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm.

Xem thêm: Khái Niệm Về Cổng Thông Tin Điện Tử Là Gì ? Khái Niệm Về Cổng Thông Tin Điện Tử

Điều này lý giải tại sao người Nhật không thích nói “không” khi họ muốn thể hiện sự không đồng ý. Họ thích cách trả lời mơ hồ hơn, như “ vấn đề là khác cơ”. Ở các nước Á Đông, thể hiện sự mất kiên nhẫn, chán nản, khó chịu hay bực tức thường không tạo được sự thiện cảm và bị coi là vô lễ. Các nước Châu Á thường có xu hướng sử dụng cách nói giảm nói tránh, cũng như con người ở đây thường hay chú ý đến bối cảnh cùng các ngôn ngữ hình thể. Ví dụ: nếu tham dự một bữa ăn trưa để kinh doanh ở Tokyo, ông chủ sẽ là người trông có tuổi và ngồi riêng ở vị trí xa nhất từ lối vào của căn phòng. Ỏ Nhật, cấp trên thường được bố trí ngồi ở những vị trí ưu tiên như vậy để thể hiện sự tôn trọng. Để đạt được thành công ở châu Á, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải nắm bắt được các dấu hiệu phi ngôn ngữ và các ngôn ngữ hình thể khác. Các cuộc đàm phán nơi đây thường diễn ra chậm và mang tính nghi thức, các thoả thuận đều lấy sự tin tưởng làm nền tảng.

Công trình nghiên cứu của Hall có tầm quan trọng mang tính cách tân vì hiện nay thế giới đang diẽn ra sự bùng nổ trong các mối quan hệ kinh doanh giữa Đông Á và các khu vực khác của thế giới. Tuy vậy, quan niệm về “văn hoá nghèo ngữ cảnh” và “văn hoá giàu ngữ cảnh” vẫn đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa những người nói chung một thứ tiếng. Ví dụ như các nhà lãnh đạo người Anh thường phàn nàn rằng các bài thuyết trình của các nhà lãnh đạo người Hoa Kỳ quá chi tiết. Mọi thứ đều được trình bày, thậm chí ngay cả khi vấn đề đã quá rõ ràng

Học giả Mỹ Kinixti nói: “ Sự thành công của một người chỉ khoảng 15% dựa vào chuyên ngành, còn 85% còn lại chính là mối quan hệ giao tiếp và kỹ năng ứng xử của người ấy như thế nào”. Thế nhưng, trên thực tế, communication không chỉ dừng lại ở đó. Để đạt được con số đó thì chúng ta cần nắm thêm nhiều skill khác, chẳng hạn như context trong communication skill, vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về context trong communication skill nhé.

Mục lục

  • 1 Communication skill quan trọng như thế nào?
    • 1.1 Định nghĩa về Context.
    • 1.2 Low và High Context.
    • 1.3 Lợi ích khi giao tiếp chung Context.

Communication skill quan trọng như thế nào?

Để tìm hiểu về context là gì, chúng ta hãy cùng hình dung một ví dụ khi bạn đang cùng làm dự án với team, nhưng giao tiếp trong team không tốt thì sẽ như thế nào nhé. Giả sử khi dự án gặp sự cố hoặc khi bạn có nội dung cần thảo luận với team nhưng bạn e ngại khó mở lời vì mối quan hệ không đủ thân thiết và tin tưởng lẫn nhau.

Bạn nghĩ rằng đó là sự nhút nhát vốn có của bạn và không thể thay đổi nó. Đây chính là rào cản khiến bạn bị hạn chế giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc cũng như thành công của bạn.

Định nghĩa về Context.

Context [bối cảnh] bắt nguồn từ tiếng Latin,có nghĩa là những gì xung quanh một sự kiện hoặc thực tế. Bối cảnh là hoàn cảnh, môi trường, vật lý hoặc biểu tượng, tập hợp các hiện tượng, tình huống và hoàn cảnh [giới tính, tuổi tác, communication, kinh nghiệm, sở thích, v.v], không thể so sánh với những thứ khác, bao quanh hoặc đưa ra một thực tế.

Là tập hợp các tình huống trong quá trình giao tiếp, nơi người gửi và người nhận gặp nhau, và nơi thông điệp được tạo ra. Những trường hợp này đôi khi cho phép chúng ta hiểu nó một cách chính xác, đó là cái được gọi là bối cảnh ngôn ngữ phụ, có thể thuộc nhiều loại khác nhau.

Ví dụ: bối cảnh văn hóa, xã hội, giáo dục, lịch sử, kinh tế, tâm lý, v.v. Bối cảnh rất quan trọng trong giao tiếp, vì các biến thể trong cùng một ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa có thể đúng với người này nhưng không đúng với người khác. Vì vậy, bối cảnh là một trong những yếu tố chính cần xem xét khi nói chuyện với người khác, để giao tiếp với nhau một cách hiệu quả.

Low và High Context.

Trong context có hai loại đó là low contexthigh context. Là thuật ngữ được nhà nhân chủng học Edward T. Hall sử dụng để mô tả phong cách giao tiếp của một nền văn hóa.

Low context

Là một phong cách giao tiếp phụ thuộc nhiều vào ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp [nói thẳng vấn đề, không vòng vo]. Cách diễn đạt này thường chính xác, đặc biệt nhấn mạnh vào các ngôn từ trong câu nói. Không dựa vào các yếu tố theo ngữ cảnh [nghĩa là giọng nói hoặc ngôn ngữ cơ thể của người nói] để truyền đạt thông tin.

  • Trong low context thì nhấn mạnh vào tính logic và sự thật, thông điệp bằng lời nói rõ ràng, trực tiếp và súc tích, tập trung vào mục tiêu muốn chia sẻ. Ví dụ, khi đàm phán với nhau thì chúng ta nên dùng low context để đi thẳng vào vấn đề, không nói quanh co lòng vòng.

High context

Là những cách thức giao tiếp trong đó các quy tắc giao tiếp chủ yếu được truyền tải thông qua việc sử dụng các yếu tố theo ngữ cảnh [như là ngôn ngữ cơ thể, trạng thái của một người và ngữ điệu của giọng nói] và không được ngụ ý một cách rõ ràng. Trái ngược với low context, trong đó thông tin được truyền đạt chủ yếu thông qua ngôn ngữ và các quy luật được nêu ra một cách rõ ràng.

  • Trong high context kiểu như là cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị tổn thương. Khi làm việc nhóm, high context là cách ưa thích để giải quyết các vấn đề và học hỏi thêm cái mới.

Ví dụ, khi phê bình người khác thay vì dùng low context để nói thẳng ra dễ gây mất lòng, thì mình có thể dùng high context để nói giảm nói tránh đi tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn so với khi dùng low context.

Lợi ích khi giao tiếp chung Context.

Vai trò của bối cảnh giúp cho mọi người khi giao tiếp với nhau sẽ lĩnh hội chính xác, hiểu nhau hơn trong lời nói câu văn. Giúp cho công việc được hiệu quả trơn tru hơn, tránh việc khi giao tiếp không truyền đạt được hết ý của mình. Khi mọi người cùng có chung context, tất nhiên việc giao tiếp với nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn, hiểu ý nhau hơn. Từ đó hiệu quả công việc được nâng cao hơn. Để nắm được bối cảnh của đối phương các bạn có thể dùng công thức 5W/1H là why, when, where, who, what, how.

Tuỳ từng đối tượng, có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau để tìm ra điểm chung về context giúp cho việc giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Ví dụ, khi hai người lần đầu tiên gặp nhau có thể hỏi quê quán, công việc, sở thích, v.v… để tìm điểm chung về context, tạo khả năng kết nối với nhau.

Vậy trường hợp chúng ta khi giao tiếp mà không chung context, thì có trở ngại gì hay không? Liệu có cách nào khi không cùng context mà vẫn làm cho đối phương hiểu mình không? Câu trả lời là có. Giải pháp là chúng ta nên sử dụng tới Metaphor [ẩn dụ, ẩn ý], dùng một hình ảnh hay một cụm từ thay thế để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái ý nghĩa.  Ví dụ, khi chúng ta hướng dẫn cho ông bà cách sử dụng máy tính, thì không nên dùng context của mình để áp dụng và giải thích, mà nên dùng Metaphor để ẩn dụ.

Ví dụ, ổ cứng [hard drive] nó như là một cái tủ để mình cất tài liệu, đồ đạc của mình vào đó. Khi dùng Metaphor để giải thích, dù cuộc nói chuyện không có chung context với nhau thì mọi người vẫn nắm được ý của cuộc trò chuyện.  Từ đó thấy được tầm quan trọng khi giao tiếp mà có chung context thì sẽ hiệu quả hơn. Vậy để thành thạo communication skill cũng như human skill thì context sẽ là một skill đáng để chúng ta lưu ý và học hỏi.

Chủ Đề