Sự khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim

Sự khác biệt giữa Vàng trắng và Bạch kim 11:23 21/12/2015

Sự khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim

Bản chất vàng trắng:

Đây là một hợp kim được pha trộn (theo nhiều công thức) cơ bản gồm vàng (vàng 4 số 9) + bạc + paladin ( hoặc nikel) + một số kim loại khác vì platin rất hiếm và đắt nên trên thế giới người ta đã dùng các kim loại có màu trắng như paladin (Pd) hoặc nikel (Ni) khi pha trộn với các kim loại khác ( như vàng) sẽ làm cho màu của vàng nhạt đi nhiều tạo thành một hợp kim có màu vàng rất nhạt (gần như trắng). Muốn trắng hơn, người ta phải xi mạ thêm bên ngoài một thứ kim loại khác ( cũng nằm trong nhóm platin) đó là rhodi (Rd) để có màu sắc trắng sáng rất đẹp không thua gì plati mà giá thành thấp hơn nhiều.

Hiện nay giá vàng trắng cao hơn so với vàng 18K vì các kim loại dùng để pha trộn như Pd giá cũng khá cao, dù tỉ lệ pha rất ít. Các nhà sản xuất nữ trang thường đóng dấu có chữ cái “P” hoặc “Pt” cho nữ trang plati tức bạch kim và đóng chữ cái “WG” (White gold) cho nữ trang làm bằng vàng trắng. Ngoài ra còn có các loại vàng khác như green gold ( vàng xanh), yellow gold ( vàng vàng), red gold (vàng đỏ) . . .

Người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy đều cùng với vàng, sau khi kết tinh thu được một hợp chất có màu trắng , sản phẩm này được gọi là vàng trắng. Nói một cách khác vàng trắng là một hợp kim đa nguyên tố không phải là một hợp chất trong bảng tuần hoàn. Thành phần của nó gồm có vàng và các loại kim loại quý hiếm như nikel, plaid, platin… Do tính chất đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã biến mất trong vàng trắng. Như vậy giá trị của vàng trắng được đảm bảo như bằng hàm lượng vàng có trong nó, cách tính giá trị của vàng trắng như cách tính giá trị của các loại vàng tây thường (vàng hợp kim, vàng màu) trên thị trường. Trong kỹ nghệ chế tác trang sức, vàng trắng được coi là một phát minh có giá trị cao về kinh tế và mỹ thuật; bởi nó có thể thay thế gần như hoàn toàn platin là kim loại quý hiếm đắt hơn vàng và rất khó chế tác ra đồ trang sức.


Vàng trắng có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng đặc tính cứng, dẻo khiến vàng trắng phản quang, đàn hồi tốt, chịu được ma sát khi đeo dùng; vì vậy ít bị hao mòn, biến dạng, gãy đứt, đặc biệt có khả năng giữ chắc các loại đá quý, kim cương trên đồ trang sức. Vàng trắng mới được phổ cập tại Việt Nam khoảng năm 1997 và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa thích bởi tính hữu dụng, kinh tế và vẻ đẹp thuần khiết cao quý của nó. Hiện nay trên thị trường thịnh hành hai loại vàng trắng như vàng 14k (58,3%), 18K (75%). Nhưng phổ biến là vàng trắng 14K. Vàng trắng ở thị trường Việt Nam hiện nay được pha chế chủ yếu bằng vàng 24K (99,9%) với hợp kim (alloy) danh từ chuyên ngành gọi là hột (hợp kim có thành phần kim loại quý) của nước ngoài phổ biến là của Đức, Ý. Thông thường vàng 14K có màu trắng đẹp hơn vàng 18K (bởi hàm lượng vàng trong vàng trắng càng cao thì độ trắng càng giảm). Nhưng hiện nay do áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã chế tác thành công loại vàng 70%, 75% có màu trắng bóng, nguyên bản không cần xi mạ có màu sắc và cơ tính tương đương platin (Pt900), mặc dù ở độ tuổi này vàng rất khó trắng. Do chế tác tại Việt Nam và sử dụng hợp kim (alloy) ngoại nhập nên chất lượng vàng trắng như của nước ngoài nhưng giá bán lại thấp hơn vàng nước ngoài rất nhiều. Trang sức vàng trắng sau khi chế tác để nguyên bản có ánh kim lấp lánh , màu trắng sáng có ánh vàng rất nhẹ của vàng gốc tạo cho trang sức có hồn và vẻ đẹp riêng biệt: thanh khiết, sâu lắng khác hẳn với màu trắng sáng của inox, trắng lạnh của đồ mạ crom, trắng nhạt của bạc. Trên thế giới quan niệm màu sắc đặc trưng của vàng trắng sẽ tôn tạo tính cách của người đeo dùng nó.

Ngoài ra có thể có trang sức trắng hơn thì dùng công nghệ xi điện giải hiện đại. Lớp xi này bằng kim loại quý rhodi có giá trị gấp 2 lần vàng, sáng trắng, bóng mịn phủ dày lên bề mặt trang sức có thể dùng hàng năm, khi lớp xi mòn ta có thể xi lại đẹp như mới trong thời gian khoảng một giờ với chi phí rất ít.

Bạch kim là kim loại có độ quý, hiếm và khó chế tác cao hơn vàng nhiều lần, do đó trang sức bằng bạch kim cũng đắt hơn vàng rất nhiều.


Phân biệt bạch kim với vàng trắng:

Vàng trắng là hợp kim của vàng và các kim loại quý khác, trong đó vàng là thành phần chính. Vàng trắng có màu trắng ngà nên khi thành đồ trang sức sẽ được phủ lên bề mặt một lớp kim loại rhodi – quý hơn vàng nên có màu trắng sáng rực rỡ. Do vậy, vàng trắng dùng một thời gian thường bị ngả vàng. Để nữ trang vàng trắng luôn đẹp, tốt nhất khoảng 2 tháng khách hàng mang tới cửa hàng xi lại lớp rhodi và kiểm tra lại các ổ hột. Bạch kim còn gọi là platin là kim loại quý có giá trị cao gấp 1,7 – 2 lần so với vàng 9999. Bạch kim có màu trắng, có độ bóng và sáng cao hơn vàng trắng. Bạch kim có tỷ trọng cao hơn vàng do đó nữ trang làm bằng bạch kim nặng hơn rất nhiều so với nữ trang vàng có cùng kiểu dáng bằng bạch kim.

Vàng trắng và bạch kim – sự khác biệt từ bản chất kim loại

Vàng trắng thực chất là vàng nguyên chất được trộn với một số kim loại khác để tạo ra màu trắng ngà và khi chế tác được phủ lên bề mặt một lớp kim loại rhodi (cái này còn quý hơn vàng) để có thể tạo ra màu trắng sáng. Vì vậy trong quá trình sử dụng vàng trắng dễ bị ngả màu vàng ố và phải được xi lại một lớp rhodi, việc này khoảng 1 đến 2 năm một lần. Bạch kim thì khác, bản chất của nó đã là màu trắng có pha một chút xám. Khi sử dụng lâu ngày có thể tỉ lệ màu xám sẽ tăng dần, nhưng rất dễ xử lý chỉ cần mang đánh bóng thì sẽ có lại màu như ban đầu. Cũng vì sự khác biệt về bản chất kim loại nên trọng lượng của chúng cũng khác nhau rõ rệt. Do có tỉ trọng cao hơn khoảng 60% so với vàng trắng nên đồ trang sức bằng bạch kim nặng hơn bằng vàng trắng rất nhiều. Cũng vì có tỉ trọng lớn nên để gia công một món đồ trang sức bằng bạch kim phải tốn khá nhiều công sức, cũng là lý do tại sao giá đồ trang sức bằng bạch kim lại đắt hơn vàng trắng nhiều lần.

Vàng trắng và bạch kim – sự khác biệt trong cách sử dụng

Sự bào mòn trong quá trình sử dụng ảnh hưởng đến vàng trắng và bạch kim bằng hai cách khác nhau. Trong quá trình sử dụng một lượng nhỏ vàng hay rhodi sẽ bị bào mòn ở vàng trắng và cần phải xi lại lớp này trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng đối với bạch kim thì lớp kim loại chỉ đơn giản là bị ố màu và chỉ cần đánh bóng lại. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rằng bạch kim có tốc độ ố màu trong quá trình sử dụng nhanh hơn vàng trắng nhiều lần, nhưng lại dễ xử lý nên có thể có được lớp màu sáng trắng tự nhiên lâu hơn vàng trắng. Vàng trắng không phải 100% vàng tự nhiên (màu vàng), vì vậy nên nó phải được pha trộn với một số kim loại khác để tạo nên màu trắng sáng. Do đó trong quá trình sử dụng nó có thể gây ra một số kích ứng da đối với những người nhạy cảm với dị ứng kim loại. Mặt khác bạch kim thì gần như hoàn toàn là platin nguyên chất, nên nó khó có khả năng gây kích ứng da.

Theo Tạp chí Hóa học & Ứng dụng.

Bạch kim là gì?

Bạch kim là một kim loại quý hiếm còn có tên gọi khác và platin. Nó thường có ở một số con sông sớn và được tìm thấy lần đầu tiền ở Châu Âu vào những năm 1748 do người Tây Ban Nha lần đầu tiên tìm thấy.

Platin hay còn gọi là bạch kim thường có ở dạng tinh khiết và có màu trắng bạc có độ sán và có thể uốn dẻo được, nó sẽ không bị oxy hóa ở bất kì môi trường nào đó là đặc tính đặc biệt của loại trang sức này. Ngoài ra tính chất hóa học của nó còn có tính trơ sẽ không bị mài mòn và có tính dẫn điện. Người ta đã có nhiều thí nghiệm trên loại trang sức này cà nó chỉ tan trong một số dung dịch như halogen và không tan trong axit.

Bạch kim hầu như chỉ phân bố ở Nam Phi đây là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ trái đất, theo nghiên cứu cho thấy một năm chỉ có thể khai thác khoảng vài trăm tấn Platin quý hiếm và có giá trị cao.

Bạch kim ngoài việc sử dụng để nghiên cứu thì còn được dùng để chế tác trang sức, bởi các đặc tính sáng bóng và khó bị mài mòn,độ dẻo cao nên thường được chế tác những mẫu trang sức trang trọng, bởi tính quý hiếm nên giá thành của loại trang sức này rất đắt.

Giá thành của trang sức bạch kim cao gấp 2 lần so với vàng nguyên chất 9999. Những mẫu trang sức được chế tác từ bạch kim thường có thiết kế đơn giản với những đường cắt tinh tế và mềm mại, nó thường có kích thước nhỏ gọn hơn so với các loại trang sức khác. Tuy nhiên so về độ bền thì không một loại trang sức nào có thể qua nỗi nó.

Là kim loại quý hiếm nên việc chế tác bạch kim rất khó đòi hỏi người thợ cần có kỹ thuật và chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Với công nghệ cắt gọt hiện đại yêu cầu máy móc phải hiện đại thì mới có thể tạo ra những mẫu trang sức đẹp mắt.

Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng bạch kim ngày càng nhiều, để giảm giá thành người ta có xu hướng sử dụng bạch kim để làm xi mạ bên ngoài các kim loại khác khiến cho trang sức thêm vẻ đẹp sang trọng mà giá thành phải chăng không quá cao như làm từ bạch kim nguyên chấy khi chế tác.

Bạch kim là gì?

Bạch kim hay còn được gọi là Platin có ký hiệu là “Pt”. Đây là một kim loại quý hiếm, màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn nên thường được sử dụng để làm trang sức thuộc dòng “trang sức quý tộc” vô cùng đắt giá.

Sự khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim
Bạch kim là gì?

Người ta thường tìm thấy Bạch kim ở một số con sống lớn và loại kim loại quý này lần đầu tiên được tìm thấy ở Châu Âu vào những năm 1748 do người Tây Ban Nha. Bạch kim ở dạng tinh khiết, không bị oxy hóa ở bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào.

Tuy nhiên, Bạch kim có thể bị ăn mòn bởi các halogen, xianua, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn ra. Giá thành của trang sức Bạch kim cao hơn gấp 2 lần so với vàng nguyên chất 9999. Những loại trang sức được thiết kiệm từ Bạch Kim thường đơn giản, kích thước nhỏ gọn và có độ bền cao.

Khái niệm vàng trắng

Vàng trắng là một sản phẩm có thành phần chủ yếu là vàng nguyên chất. Tuy nhiên, đây không phải là vàng 24K (99,9%). Mà thay vào đó là sự thêm vào một số thành phần phụ. Có thể là niken, bạc, paladi, kim loại quý khác… Với mục đích là dễ dàng gia công, đa dạng hóa các loại trang sức. Khi đó, người ta sẽ gọi nó với cái tên khác là vàng 18k (75%), hay vàng 14K (58,3%).

Bởi bản chất vàng 24K bình thường khá mềm. Nếu đúc thành miếng, khối để cất trữ thì rất dễ. Tuy nhiên, để tạo hình thành nhẫn, dây chuyền, lắc tay, các sản phẩm trang sức khác thì rất khó. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kiểu dáng đơn giản. Khi pha lẫn với những kim loại khác cứng hơn thì việc gia công cũng dễ dàng hơn.

Vàng trắng mặc dù không hoàn toàn chỉ gồm nguyên tố Au. Nhưng vẫn được xếp vào thứ hạng của vàng thật. Bởi dù bị pha thêm nguyên tố kim loại khác. Nhưng giá trị vàng nguyên chất trong nó vẫn được bảo toàn.

Xem chi tiết hơn: Vàng trắng là gì

Bản chất kim loại

  • Nhẫn bạch kim (hay còn gọi là nhẫn Platinum) được làm từ bạch kim nguyên chất, không pha thêm các kim loại khác vào khi gia công.
  • Nhẫn vàng trắng (còn gọi là nhẫn White Gold) cũng có màu trắng sáng như bạch kim, là hợp kim của vàng và các kim loại quý khác, trong đó vàng là thành phần chính. Vàng trắng có màu trắng ngà nên khi thành đồ trang sức sẽ được phủ lên bề mặt một lớp kim loại Rhodium quý hơn vàng nên có màu trắng sáng rực rỡ.
  1. Đơn vị tính:

  • Bạch kim khi mua tính bằng VNĐ/gram
  • Vàng trắng tính theo VNĐ/chỉ.
  1. Độ cứng và độ nặng

  • Bạch kim có tỷ trọng cao hơn vàng do đó nữ trang trang làm bằng bạch kim nặng hơn rất nhiều so với nữ trang vàng có cùng kiểu dáng và kích cỡ vì độ tinh chất cao.
  • Nhẫn bạch kim thường ít bị méo hay biến dạng theo thời gian, va đập vì bạch kim cứng hơn vàng trắng.
  1. Sự khác biệt giữa Bạch kim (Platinum) & Vàng trắng (White gold)?

    Nhiều người bị nhầm lẫn giữ vàng trắng với bạch kim (platinum) vì trông chúng khá giống nhau & được sử dụng phổ biến để chế tạo các món trang sức cao cấp. Tuy nhiên đây là 2 chất liệu hoàn toàn khác nhau, có giá trị, màu sắc, độ cứng và độ bền với nhiều điểm khác biệt. Cùng Tierra Diamond tìm hiểu về hai vật liệu này qua bài viết sau nhé.

    Sự khác biệt giữa bạch kim và vàng trắng

ự khác biệt chính giữa bạch kim và vàng trắng là cách chúng được hình thành; bạch kim là kim loại nguyên chất trong khi vàng trắng là h

Sự khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim