Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

2021-10-07

Nhãn hiệu và thương hiệu là những thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong thương mại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Bài viết dưới đây HDS law sẽ cung cấp các thông tin khái quát về nhãn hiệu là gì, thương hiệu là gì và cách phân biệt giữa nhãn hiệu, thương hiệu.

Khái quát về nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là gì? Khái niệm nhãn hiệu được giải thích tại khoản 16 điều 4 theo Luật sở hữu trí tuệ như sau: nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Khái quát về nhãn hiệu và thương hiệu

Khái niệm nhãn hiệu cũng được định nghĩa theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới như sau: nhãn hiệu (hay trademark) là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Khái niệm thương hiệu được định nghĩa theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới như sau: là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Vậy, thương hiệu được tạo nên qua quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, khẳng định tính cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp trên thị trường.

>>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với sáng chế

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng và nhầm tưởng là một. Dưới đây là các căn cứ giúp phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu chính xác nhất:

Về khía cạnh pháp lý

Thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau. Nhãn hiệu được sử dụng dưới góc độ pháp lý và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ, còn thương hiệu được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu về pháp lý

Xét về phương diện pháp lý, nhãn hiệu là khái niệm được luật hóa quốc tế và được quy định trong pháp luật Việt Nam. Theo đó, nhãn hiệu là đối tượng được công nhận quyền sở hữu về nhãn hiệu và được bảo hộ bằng văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thương hiệu là khái niệm không được luật hóa quốc tế.

>>>Đừng bỏ qua: Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Về khía cạnh vật chất

Nhãn hiệu là cái hữu hình, có thể là hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ hoặc là sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm mục đích giúp khách hàng dễ dàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Nhắc đến thương hiệu là nhắc đến hình tượng về hàng hóa tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng, là những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm như kiểu dáng, chất lượng hay giá cả. Thương hiệu là cái vô hình không thể nhìn thấy được như nhãn hiệu.

Ví dụ về nhãn hiệu: một nhãn hiệu rất nổi tiếng là xe máy Vision của thương hiệu Honda.

Ví dụ về thương hiệu: Khi nhắc đến thương hiệu Honda, người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại xe như SH, Winner hay Vision.

>>>Bạn nên đọc: Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

Về thời gian tồn tại

Thông thường, nhãn hiệu có thời gian tồn tại ngắn hơn so với thương hiệu. Bởi nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu về nhãn hiệu thông qua văn bằng bảo hộ của pháp luật và được quy định về thời hạn bảo. Thời gian tồn tại của nhãn hiệu có thể thay đổi theo những yếu tố nhất định tác động từ bên ngoài như thị hiếu người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu về thời gian tồn tại

Thương hiệu có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa hay dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại. Bởi thương hiệu được hình thành do sự đánh giá và định vị của người tiêu dùng trong một thời gian dài. Có thể nói sản phẩm nào còn được người tiêu dùng tin dùng và cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu.

>>>Tìm hiểu thêm: Các đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

HDS - Chuyên gia tư vấn giải quyết các vướng mắc về đăng ký nhãn hiệu

Công ty Luật HDS là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín hàng đầu tại Việt Nam, luôn được khách hàng tín nhiệm trong thời gian qua. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn có trên 15 năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật kịp thời và chính xác nhất đến Quý khách hàng trong đa dạng lĩnh vực.

Nếu bạn đang có những thắc mắc về nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề liên quan cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với HDS Law để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Tham khảo các dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của HDS Laws tại đây!

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Có nhiều khách hàng luôn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ là thương hiệu và nhãn hiệu, vậy hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Cùng tham khảo bài viết Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu để có câu trả lời.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu là ở tính pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Thương hiệu có sự liên kết với cả khẩu hiệu, nhạc hiệu

Khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Hãy nói theo cách của bạn” là đã nghĩ ngay đến Viettel.

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể

– Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

– Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

– Nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Tiêu chí để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu cụ thể như sau:

Thương hiệu là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và không có văn bản pháp luật điều chỉnh Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn
Thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu. 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước:

+ Phân khúc thị trường;

+ Phân khúc tài chính;

+ Phân tích nhu cầu;

+ Tiêu chuẩn cạnh tranh;

Được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Luật Hoàng Phi để phân biệt sự khác nhau giữa THƯƠNG HIỆU và NHÃN HIỆU. Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi để đươc tư vấn và hỗ trợ.

Dịch vụ pháp lý liên quan:

– Đăng ký thương hiệu

– Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu

– Đăng ký bản quyền

– Đăng ký logo

– Đăng ký sáng chế

– Đăng ký kiểu dáng Công nghiệp

Nguyễn Văn Phi

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN