Sự khác nhau giữa các kiểu nhà nước

SO SÁNH các kiểu NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ PHONG KIẾN TƯ SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.61 KB, 8 trang )

Các kiểu và hình thức Nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm kiểu nhà nước
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội trong đó có 4 hình
thái kinh tế - xã hội có giai cấp và tương ứng có 4 kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong
kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã
hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội
có giai cấp nhất định.
Các kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều có đặc điểm chung là
nhà nước bóc lột, chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là công
cụ duy trì và bảo vệ nền thống trị và lợi ích của các giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến và giai cấp
tư sản. Còn nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Sự thay thế kiểu nhà nước diễn ra thông qua cách mạng xã hội mà kết quả là kiểu nhà nước sau bao
giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà nước trước.
1.1.2.2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử
a) Các kiểu nhà nước bóc lột: nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản.
* Kiểu nhà nước chủ nô.
Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời khi chế độ thị tộc tan rã. Cơ sở kinh
tế của nhà nước chủ nô là chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và
người nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp chính là nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có
các tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác. Chủ nô là một bộ phận thiểu số của
xã hội nhưng nắm giữ trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội, còn nô lệ là lực lượng chủ yếu
sản xuất ra của cải vật chất nhưng chỉ là “công cụ biết nói” trong tay chủ nô, phụ thuộc hoàn toàn
vào chủ nô. Tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do có địa vị khác với người nô lệ
nhưng vẫn trong quỹ đạo chi phối của chủ nô về chính trị, kinh tế, tư tưởng.
Nhà nước chủ nô xét về bản chất chỉ là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên chính của giai
cấp chủ nô, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, đàn áp nô lệ và những người lao động
khác.
Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất,
sản phẩm lao động và người nô lệ, đàn áp sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp khác bằng bạo


lực, củng cố hệ tư tưởng tôn giáo và sử dụng nó để thống trị về mặt tư tưởng đối với xã hội. Trong
một chừng mực nhất định nhà nước chủ nô cũng tổ chức một số hoạt động kinh tế như quản lý đất
đai, tổ chức khai hoang xây dựng và quản lý các công trình thuỷ nông.... Nhà nước chủ nô tiến hành
chiến tranh xâm lược, bằng chiến tranh giai cấp chủ nô thực hiện khát vọng làm giàu, cướp bóc của
cải, bắt tù binh bổ sung vào đội quân nô lệ và mở rộng phạm vi thống trị.
1


Bộ máy nhà nước chủ nô ở giai đoạn đầu còn đơn giản, mang nhiều dấu ấn của tổ chức thị tộc,
chủ nô là người lãnh đạo và là nhà chức trách. Về sau bộ máy phát triển hơn trong đó cảnh sát, quân
đội, toà án là những bộ phận chủ yếu cấu thành bộ máy nhà nước.
Hình thức chính thể: chủ yếu theo chính thể quân chủ, quân chủ chuyên chế, một số nước có
hình thức chính thể cộng hoà.
* Kiểu nhà nước phong kiến.
Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu của
chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, cộng với sự bóc lột sức lao động của nô lệ đã trở nên kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên
gay gắt, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của nô lệ: lao động của nông dân trên ruộng đất của các chúa đất
đưa năng suất lao động cao hơn lao động của nô lệ và dần dần thay thế lao động của nô lệ; chế độ
phong kiến dần dần thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ; nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô.
Nhìn chung các nhà nước phong kiến ở Châu Âu và một số nhà nước Châu Á ra đời dựa trên sự tan
rã của nhà nước chủ nô. Tuy nhiên cũng có quốc gia trong đó nhà nước phong kiến là đầu tiên như
Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam và dân tộc Giéc- manh ở Châu Âu.
Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối
với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất, người nông dân không có hoặc có rất ít ruộng đất nên
phải phụ thuộc vào địa chủ phong kiến. Xã hội phong kiến có kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và
nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra trong xã hội còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân...
Giai cấp địa chủ phong kiến được chia ra nhiều đẳng cấp với những đặc quyền khác nhau về sở hữu
ruộng đất, vua hay quốc vương là người có thứ bậc cao nhất trong thứ bậc, đẳng cấp của xã hội
phong kiến. Các đẳng cấp phong kiến ở Châu Âu như công, hầu, bá, tử, nam... đều gắn liền với

những mức độ khác nhau về số lượng điền trang, thái ấp mà họ chiếm hữu.
Địa vị người nông dân trong xã hội phong kiến có những ưu thế hơn so với địa vị người nô lệ
nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt. Nông dân có kinh tế cá thể, được sở hữu đối với nhà cửa, công cụ
lao động, ruộng đất ( thường với số lượng ít). Địa chủ phong kiến không có quyền định đoạt tính
mạng người nông dân như trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Người nông dân bị bóc lột dưới hình thức
nộp tô bằng hiện vật (thóc gạo, vật nuôi...) hoặc bằng tiền, ngoài ra còn bị cưỡng bức lao dịch cho
phong kiến. Mức độ phụ thuộc của người nông dân vào địa chủ phong kiến có khác nhau ở các nước
và trong giai đoạn cụ thể của nhà nước phong kiến.
Về bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để thực
hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác, là phương
tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến. Nhà nước
phong kiến bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột với
nông dân và các tầng lớp lao động khác, đàn áp tư tưởng, tuyên truyền hệ tư tưởng phong kiến, nô
dịch các tầng lớp lao động bằng hệ thống tổ chức tôn giáo. Nhà nước phong kiến có thực hiện những
hoạt động kinh tế nhưng với mức độ hạn chế. Về đối ngoại, nhà nước phong kiến tiến hành chiến
2


tranh xâm lược mở rộng đất đai – lãnh thổ, cướp bóc của cải và phòng thủ chống bành chướng, xâm
lược.
Bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính quân sự, tập trung quan liêu gắn liền với chế độ
đẳng cấp phong kiến. Các cơ quan mang nặng tính cưỡng chế như: quân đội, nhà tù, toà án. Cấu trúc
bộ máy nhà nước phong kiến bao gồm: Vua, Bộ máy giúp việc nhà vua ở trung ương ( triều đình) và
hệ thống quan lại giúp nhà vua ở địa phương.
Hình thức chính thể phổ biến nhất của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ với những
biến dạng khác nhau: chính thể quân chủ trung ương tập quyền, chính thể quân chủ phân quyền cát
cứ, chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp, chính thể quân chủ chuyên chế cực đoan.
* Kiểu nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản ra đời do hai nguyên nhân chính về kinh tế và xã hội. Quan hệ sản xuất phong
kiến chỉ có ý nghĩa tiến bộ trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến còn sang giai đoạn cuối thì nó

trở thành lực cản sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì nhu cầu giải phóng sức lao động đã trở nên
cấp bách, thế nhưng quan hệ sản xuất phong kiến không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Mâu thuẫn
giữa quan hệ sản xuất phong kiến với tính chất xã hội hoá và trình độ phát triển ngày càng cao của
lực lượng sản xuất càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết. Từ mâu thuẫn về kinh tế dẫn
tới mâu thuẫn gay gắt về xã hội giữa địa chủ và nông dân cũng cần được giải quyết, do chế độ bằng
phát canh thu tô của địa chủ. Ngay trong lòng xã hội phong kiến ở giai đoạn cuối đã hình thành quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản muốn tiến hành cách mạng tư sản để xoá bỏ quan hệ
sản xuất phong kiến, thiết lập kiểu quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Con
đường cơ bản và phổ biến nhất để giành quyền lực chính trị là cách mạng xã hội, thay thế hình thái
kinh tế - xã hội phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sự ra đời của nhà nước tư sản
ở từng nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về lịch sử, xã hội do vậy có những đặc điểm
riêng.
Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, là công cụ duy trì nền thống
trị của giai cấp tư sản đối với tầng lớp nhân dân lao động
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu
tư bản về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Đối tượng sở hữu của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa chủ yếu là công xưởng, hầm mỏ, nhà máy, đồn điền với phương thức bóc lột giá trị thặng
dư.
Cơ cấu giai cấp trong xã hội tư sản gồm hai giai cấp chính là tư sản và vô sản. Nắm trong tay
những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội giai cấp tư sản giữ vai trò thống trị xã hội. Về phương diện
pháp lí giai cấp vô sản được tự do nhưng do không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động và trở
thành người làm thuê cho giai cấp tư sản chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản. Ngoài ra trong xã hội còn
có giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản và tri thức... Tôn giáo trong xã hội còn có vai trò quan trọng
nhưng không còn là quốc giáo như trong xã hội phong kiến, nhà thờ tách ra khỏi nhà nước, tín ngưỡng
là công việc của cá nhân. Nhà nước tư sản đặc biệt chú trọng truyền bá hệ tư tưởng tư sản, đảm bảo vai
3


trò thống trị của hệ tư tưởng này trong xã hội, ngăn cản sự phát triển của các tư tưởng tiến bộ và cách
mạng.

Bản chất của nhà nước tư sản được thể hiện qua các chức năng của nhà nước tư sản: về đối nội
nhà nước tư sản bảo vệ củng cố quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất và
sản phẩm lao động xã hội; bảo vệ củng cố tăng cường nhà nước tư sản, đàn áp nhân dân lao động về
tư tưởng, quản lí kinh tế tư bản chủ nghĩa, tổ chức và quản lí văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật
và giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách khác... Về đối ngoại tiến hành các hoạt động bảo vệ đất
nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa giành giật thị
trường và phân chia lại thế giới, gây ảnh hưởng của mình đối với các quốc gia khác và đặc biệt là
chống lại sự ảnh hưởng từ phe các nước xã hội chủ nghĩa.
Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực: quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp nhằm tạo ra cơ chế đối trọng kiềm chế nhau, kiểm soát nhau. Về cơ
cấu có nghị viện, người đứng đầu nhà nước, chính phủ, hệ thống các toà án và chính quyền địa
phương.
Hình thức chính thể có hai loại chính thể quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Bỉ, Hà Lan... và chính
thể cộng hoà dân chủ tư sản với các hình thức chính thể cộng hoà tổng thống ( Mỹ, Brazin,
Côlômbia...), Cộng hoà đại nghị (Ý, Áo, Phần Lan, Canada, Ấn Độ...), Cộng hoà hỗn hợp ( Pháp)
b) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người đến thời
điểm hiện nay. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính tất yếu khách quan phù hợp với
quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước xã hội chủ
nghĩa là những tiền đề kinh tế, xã hội và chính trị xuất hiện trong lòng xã hội tư bản.
Về mặt kinh tế: vào cuối thế kỷ 19, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ tính trì trệ, kìm
hãm sự phát triển sản xuất xã hội, không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã
phát triển đến mức xã hội hóa cao, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng
sản xuất ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, đó chính là quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất – quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đây là tiền đề cho
sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về mặt xã hội: Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và những người lao động
khác ngày càng gay gắt. Giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Là đại
biểu cho phương thức sản xuất mới giai cấp vô sản ý thức được vai trò và sứ mạng lịch sử của mình

lãnh đạo quần chúng lao động tiến hành cách mạng xã hội lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản,
giải phóng mình và các tầng lớp nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột thiết lập nhà nước kiểu mớinhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về mặt tư tưởng: Các lãnh tụ giai cấp vô sản đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4


Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác với kiểu nhà nước bóc lột.
Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội quyền lực
nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ
duy trì sự thống trị của đa số với thiểu số là giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ với đa số là nhân dân
lao động, chuyên chính với thiểu số bóc lột, chống đối. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy hành
chính, cơ quan cưỡng chế đồng thời là một tổ chức quản lý kinh tế- xã hội, là công cụ xây dựng một
xã hội bình đẳng, tự do và nhân đạo.
1.1.2.3. Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện
quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ
thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
a. Hình thức chính thể.
Đây là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước và xác lập
các mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể
quân chủ và chính thể cộng hoà.
- Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ
hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế (Vua, Quốc vương, Hoàng
đế).
Chính thể quân chủ được chia thành: Chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn
chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước ( Vua, Hoàng đế ) có quyền lực
vô hạn, còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền
lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như Nghị viện trong các nhà

nước tư sản có chính thể quân chủ (Nghị viện ở Anh, Nhật bản, Hà lan...)
- Chính thể cộng hoà: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định ( như Đại hội nhân dân ở nhà nước Aten cổ đại, Nghị
viện ở nhà nước cộng hoà tư sản, Quốc hội nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa).
Chính thể cộng hoà có hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc. Trong các
nước cộng hoà dân chủ quyền tham gia bầu cử để bầu ra cơ quan đại diện quyền lực của nhà nước
quy định cho mọi công dân (trên thực tế chỉ trong nhà nước cộng hoà dân chủ xã hội chủ nghĩa thì
quyền bầu cử của công dân mới được thực hiện đầy đủ, còn trong nhà nước bóc lột quy định này chỉ
mang tính chất hình thức). Trong các nước cộng hoà quý tộc quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp
quý tộc do pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện (Ví dụ: Nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac
thế kỉ VI – IV trước công nguyên, Nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô La Mã cổ đại thế kỉ VI – I
trước công nguyên, hay chế độ cộng hoà quý tộc một số thành phố ở Châu Âu dưới chế độ phong
kiến như Venexơ, Phơlorenxơ (Italia), Nôpgôrớt, Pơ - scốp (Nga).

5


Chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà có những đặc điểm khác nhau ở những giai đoạn
lịch sử khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước tập quán chính
trị, mức độ đấu tranh giai cấp. Vì vậy khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nước nhất định cần
phải gắn nó với những điều kiện lịch sử cụ thể. Hầu hết các nước theo chính thể cộng hoà hiện nay
đều là dưới hình thức cộng hoà dân chủ với những biến dạng sau: Cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng
thống, cộng hoà hỗn hợp.
Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được đặc trưng bằng
sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập cơ quan đại diện của mình, cử tri trực
tiếp bẩu ra các cơ quan quyền lực cao nhất, cử tri cùng toàn thể nhân dân giám sát chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan dân cử, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lí nhà nước và quản lí
xã hội...
b. Hình thức cấu trúc nhà nước
Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ

qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà
nước chủ yếu là: Hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.
- Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản
lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm Tỉnh( Thành Phố),
Huyện (quận), xã (phường). Và có một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Công dân mang một quốc tịch (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, BaLan, Hungari, Pháp,
Nhật...)
- Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nhà nước thành viên hợp lại. Nhà nước
liên bang có chủ quyền chung, nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng; có hai hệ thống
các cơ quan nhà nước - một của nhà nước liên bang, một của nhà nước thành viên; có hai hệ thống
pháp luật - một của nhà nước liên bang và một của mỗi nhà nước thành viên; công dân mang hai
quốc tịch ( Mỹ, Mêhicô, Ấn độ, Brazin, Malaixia, Liên xô trước đây...)
- Còn một loại hình thức nhà nước khác nữa là nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh chỉ là
sự liên kết tạm thời của một vài nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ, nhà nước liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển thành nhà nước liên bang ( ví dụ
từ năm 1776 đến 1787 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên minh, sau đó phát triển thành nhà
nước liên bang), hay các liên minh về kinh tế hiện nay.
c. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp và thủ đoạn mà cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước
Từ khi có nhà nước cho đến nay, giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp cai trị nhưng
nhìn chung là có hai phương pháp chính là dân chủ và phản dân chủ.
Tương ứng với hai phương pháp ấy là hai chế độ nhà nước: chế độ dân chủ (chế độ dân chủ
chủ nô, chế độ dân chủ quý tộc phong kiến, chế độ tư sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa) và chế
6


độ phản dân chủ ( chế độ độc tài chuyên chế chủ nô, chế độ độc tài chuyên chế phong kiến, chế độ
độc tài phát xít tư sản).


7


ST
T

Kiểu NN
PT SS

1

Cách thức
thành lập

2

Bản chất

2

Số lượng,
cơ cấu
BMNN

3

Nguyên
tắc tổ
chức hoạt
động


Chủ Nô

PK

TS

- Tự xưng, thế lập, tập
âm, khoa cử, tư tưởng,
- Tự xưng, do ý chí
- Từ bầu cử, từ xã hội
chế độ….
chủ quan
-> dân chủ
- Bổ nhiệm -> Phụ
thuộc người cầm quyền
- củng cố quyền sở
hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa đối với tư liệu
sản xuất và sản phẩm
- là công cụ bạo
- là công cụ để thực hiện
lao động xã hội.
lực để thực hiện
chuyên chính của giai
- hoạt động bảo vệ đất
nền chuyên chính
cấp PK đối với giai cấp
nước khỏi sự xâm
của giai cấp chủ nô nông dân và các tầng

lược, gây chiến tranh
đối với nô lệ.
lớp lao động khác.
xâm lược
- Chống lại sự ảnh
hưởng từ phe các nước
xã hội chủ nghĩa.
- Ít cơ quan
- BM hành chính
quan liêu
- Cơ quan NN đã bắt - Cơ cấu BMNN đa
- Cơ cấu chưa XĐ đầu định hình
dạng, phức tạp, nhiều
- Giai đoạn đầu - Có cơ cấu XĐ: Vua, CQ chuyên môn: nghị
còn đơn giản, chủ Bộ máy giúp việc nhà viện, người đứng đầu
nô là người lãnh vua ở trung ương ( triều nhà nước, chính phủ,
đạo và là nhà chức đình) và hệ thống quan hệ thống các toà án và
trách. Về sau bộ lại giúp nhà vua ở địa chính
quyền
địa
máy phát triển hơn phương
phương.
trong đó cảnh sát,
quân đội, toà án
- Hình thành 1 hệ
thống nguyên tắc tổ
chức hoạt động của
- Tuỳ tiện
BMNN xuất phát từ cơ
- Thực hiện nền -Ban đầu hình thành 1 sở khoa học và thực

chuyên chính của số nguyên tắc nhất định tiễn để tạo ra 1 bộ máy
giai cấp chủ nô, nhưng không có cơ sở có tính chất thống
duy trì sự thống trị khoa học và phụ thuộc nhất, đồng bộ
và bảo vệ lợi ích ý chí chủ quan của nhà + nguyên tắc phân
của chủ nô, đàn áp cầm quyền
quyền
nô lệ
+ nguyên tắc đa đảng,
đa nguyên
+ nguyên tắc dân chủ
+ nguyên tắc pháp chế

8



Trình bày các kiểu nhà nước trong lịch sử

Mục lục:

  1. Khái niệm kiểu nhà nước
  2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
    1. Kiểu nhà nước chủ nô
    2. Kiểu nhà nước phong kiến
    3. Kiểu nhà nước tư sản
    4. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Kiểu nhà nước là gì?

Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Nhà nước là gì?

1. Quy luật thay thế các kiểu nhà nước:

Tính tất yếu khách quan của sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác là một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong thượng tầng chính trị – pháp lý do C.Mác và Ăngghen phát hiện: Tới một giai đoạn phát triển nào của chúng các lực lượng sản xuất khác của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ xã hội hiện có, hay đó chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước tới nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ đó là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của cuộc cách mạng xã hội.

Sự khác nhau giữa các kiểu nhà nước

Xem thêm: Dòng họ Civil Law có xu hướng coi trọng án lệ và pháp luật thành văn

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ thông qua cuộc cách mạng xã hội bởi vì giai cấp thống trị đại diện cho phương thức cũ không bao giờ tự nguyện rời bỏ quyền lực nhà nước của mình, bởi vậy giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới phải tập trung lực lượng đấu tranh với họ. Kiểu nhà nước mới ra đời tức là quyền lực nhà nước đã chuyển qua tay giai cấp mới. Do đó bản chất, vai trò của xã hội của nhà nước mới cũng biến đổi. Nhà nước kiểu mới ra đời chú trọng mở rộng và phát triển phương thức sản xuất tiên tiến, duy trì và bảo vệ quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp cầm quyền mới.

Kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn kiểu nhà nước cũ bởi vì không những nó dựa trên phương thức sản xuất mới mà còn thúc đẩy sự phát triển của phương thức sản xuất đó. Tuy nhiên xét về mặt bản chất giai cấp thì các kiểu nhà nước bóc lột vẫn chỉ là những công cụ đàn áp và bóc lột nhân dân lao động, phục vụ lợi ích hẹp hòi, ích kỉ của các giai cấp thống trị cả về chính trị lẫn kinh tế. Bởi thế, nếu không thấy những hạn chế về mặt xã hội không thể khắc phục được, nếu chỉ thấy sự tiến bộ của chúng từ góc độ kinh tế thuần tuý thì sẽ không thể hiểu hết được bản chất giai cấp và ý nghĩa xã hội hạn hẹp của các kiểu nhà nước bóc lột.

Tính kế thừa giữa kiểu nhà nước sau đối với kiểu nhà nước trước thể hiện ở chỗ kiểu nhà nước sau không xoá bỏ, “đập tan” hoàn toàn kiểu nhà nước trước, mà nó tiếp thu có chọn lọc những những yếu tố tiến bộ của nhà nước trước, từ hình thức tổ chức, thiết chế bộ máy nhà nước đến đội ngũ cán bộ… nếu nó không mâu thuẫn với chế độ mới. Một biểu hiện khác của tính kế thừa là sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng kiểu nhà nước mới ở mọi nơi không phải được diễn ra một cách tức thời mà có tính kế tiếp. Vì vậy trong lịch sử tồn tại nhiều kiểu nhà nước quá độ chuyển tiếp từ kiểu nhà nước này sang kiểu nhà nước khác.

Mục lục

  • 1 Bản chất
    • 1.1 Học thuyết Mác - Lênin
  • 2 Đặc trưng cơ bản
    • 2.1 Học thuyết Mác - Lênin
  • 3 Vai trò
  • 4 Bộ máy Nhà nước
  • 5 Hình thức
    • 5.1 Hình thức theo chủ quyền
    • 5.2 Hình thức chính thể
      • 5.2.1 Theo nguyên thủ
    • 5.3 Hình thức cấu trúc
    • 5.4 Chế độ chính trị
    • 5.5 Kiểu nhà nước
  • 6 Con số quốc gia
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Chú thích