Soạn văn 6 tập làm thơ bốn chữ năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Soạn Ngữ văn lớp 6: Tập làm thơ 4 chữ được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

  • Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
  • Văn mẫu lơp 6: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
  • Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Trước khi làm bài tập, chú ý xem kĩ phần Đọc thêm về thơ bốn chữ, sau bài Lượm (Bài 24, tr.77).

1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

Trả lời:

– Các bài thơ 4 chữ: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), Bàn tay cô giáo (Nguyễn Trọng Hoàn), Em vẽ Bác Hồ (Thy Ngọc), Bé thành phi công (Vũ Duy Thông), Một mái nhà chung (Định Hải), Mưa (Trần Tâm), Cua càng thổi xôi (Nguyễn Ngọc Phú)…

– Nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ, đoạn thơ đó:

STTĐoạn thơTừ cùng vần1Mặt trời gác núiBóng tối lan dầnAnh Đóm chuyên cầnLên đèn đi gác.dần – cần2Con chim chiền chiệnBay vút vút caoLòng đầy yêu mếnKhúc hát ngọt ngào.cao – ngào3Cau cao, cao mãiTàu vươn giữa trờiNhư tay ai vẫyHứng làn mưa rơi.trời – rơi4Mùa thu của emLà xanh cốm mớiMùi hương như gợiTừ màu lá sen.mới – gợi

2. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong câu thơ sau:

Mây lưng chừng hàngVề ngang lưng núiNgàn cây nghiêm trangMơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Trả lời:

– Vần chân:

  • ang (hàng – trang)
  • ui (núi – bụi)

– Vần lưng:

  • ang (hàng – ngang; trang – màng)

3. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách:

Cháu đi đường cháuChú lên đường raĐến nay tháng sáuChợt nghe tin nhà.

(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹNghé chẳng theo mẹThì nghé theo đànNghé chớ đi cànKẻ gian nó bắt.

(Đồng dao)

Trả lời:

– Đoạn thơ gieo vần cách: đoạn thơ của Tố Hữu: cháu – sáu (câu thơ 1 – 3)

– Đoạn thơ gieo vần liền: đoạn thơ Đồng dao:

  • hẹ – mẹ (câu thơ 1 – 2)
  • đàn – càn (câu thơ 3 – 4)

4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp:

Em bước vào đâyGió hôm nay lạnhChị đốt than lênĐể em ngồi sưởi.

Nay chị lấy chồngỞ mãi Giang ĐôngDưới làn mây trắngCách mấy con đò.

Trả lời:

– Hai chữ chép sai là: sưởi, đò.

– Sửa lại:

  • sưởi → cạnh
  • đò → sông

5. Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

II. TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ TRÊN LỚP

1. Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.

2. Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.

3. Cả lớp góp ý, từng họ sinh tự sửa chữa bài làm của mình.

4. Cả lớp cùng thầy, cô đánh giá và xếp loại.

GHI NHỚ:

1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.

  1. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
  1. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỚP 6 CÓ ĐÁP ÁN

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 được tải nhiều:

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6
  • Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 (chọn lọc):

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2018 – 2019
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2018 – 2019
  • Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 – 2019
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2018 – 2019
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2018 – 2019
  • Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2018 – 2019

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Tập làm thơ bốn chữ bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: Tập làm thơ bốn chữ

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới