So sánh từ ghép và từ láy năm 2024

Phân biệt từ ghép và từ láy vốn rất phức tạp. Bởi vậy Tiếng Việt có sự chuyển hoá từ từ ghép sang từ láy âm. Lại không ít trường hợp phân tích rạch ròi giữa là ghép hay láy đành xếp chúng vào đơn vị trung gian. Tuy nhiên cũng có một số cách nhận diện, phân biệt từ láy, từ ghép.

Cách 1.

Láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ Tiếng Việt, Từ Hán Việt nói chung không có dạng láy âm( trừ trường hợp yếu tố gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn). Cho nên, nếu biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt thì xác định nó là từ ghép nghĩa chứ không phải là từ láy âm, dù bề ngoài có dạng láy âm ngẫu nhiên. Ví dụ: cập kê, lãng đãng, tư lự, tử tế….. Dĩ nhiên muốn áp dụng cách này cần không ngừng bổ sung kiến thức về từ ngữ gốc Hán

Cách 2.

Ranh giới để phân biệt một từ thuần Việt và một từ láy đôi thuần Việt là : Ở từ ghép hai âm tiết, cả hai tiếng đều có nghĩa. Ví dụ: che chắn, trai trẻ, máu mủ…… Còn từ láy đôi thì chỉ một tiếng gốc là có nghĩa, còn tiếng kia là tiếng láy lại, không có nghĩa hoặc mất nghĩa, có trường hợp cả hai tiếng đều vô nghĩa.

Có thể phân biệt bằng cách tách riêng từng tiếng , nếu mỗi tiếng khi đứng độc lập đều có nghĩa thì đó là từ ghép song song ( hoặc đẳng lập). Ví dụ : đau đớn, khao khát, lãi lời, đau đớn, ngây ngất……nếu chỉ một tiếng có nghĩa thì đó là láy âm. Ví dụ: lạnh lùng, làm lụng, phập phồng, lảm nhảm……chỉ có tiếng lạnh, làm, phồng, nhảm …là tiếng gốc có nghĩa .

Cách 3.

Đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là từ ghép nghiã ( Vì láy âm nói chung – không đảo được).Ví dụ : đoạ đày/ đày đoạ, gìn giữ/ giữ gìn, mờ mịt/ mịt mờ, ngơ ngẩn/ ngẩn ngơ, thẫn thờ/ thờ thẫn,….. đều có thể đảo trật tự các tiếng trong từ nên là các từ ghép nghĩa. Các từ : lạnh lùng, tần ngần, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt , thập thò….là các từ láy âm.

Cách này có mặt hạn chế là do quy luật ngữ âm hoặc do người dùng muốn tạo sự mới mẻ nên một số từ láy âm đích thực cũng đảo được trật tự . Ví dụ : nhớ nhung/ nhung nhớ, da dết/ diết da, nhố nhăng/ nhăng nhố….nên có thể gây ra nhầm lẫn.

Cách 4.

Gặp một số từ phức trong đó có một tiếng nào đó không rõ nghĩa , nếu thấy xuất hiện trong một số tù phức có tiếng gốc khác nhau thì thường từ phức đó là từ ghép nghĩa. Ví dụ : thành tố rỡ trong các từ: rạng rỡ, mừng rỡ, rực rỡ.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp và đa dạng với hệ thống từ vựng phong phú. Trong đó, từ ghép tiếng Việt là một loại từ quan trọng, góp phần tạo nên sự phong phú và sinh động của tiếng Việt. Vậy từ ghép là gì? Và tại sao trẻ cần làm quen và học từ ghép trong độ tuổi tiền tiểu học? Nội dung dưới đây sẽ phân tích về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu.

Nội dung chính

1. Từ ghép tiếng Việt là gì?

Từ ghép là từ được cấu tạo bởi ít nhất 2 từ đơn và đảm bảo khi đọc chúng đều có nghĩa.

Thực tế, các từ ghép trong tiếng Việt được coi là một dạng từ phức đặc biệt, được tạo nên từ những từ có sự liên kết cùng trường nghĩa với nhau. Chúng có thể không nhất thiết phải giống nhau về vần như từ láy vần, nhưng khi đứng với nhau phải tạo thành một từ có nghĩa.

So sánh từ ghép và từ láy năm 2024

Từ ghép tiếng Việt là một dạng từ phức đặc biệt, được cấu tạo bởi ít nhất 2 từ đơn

Từ ghép có nhiều loại khác nhau, cụ thể là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (từ ghép chính phụ gốc Việt và từ ghép chính phụ gốc Hán).

2. Phân loại từ ghép tiếng Việt

Từ ghép được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

  • Từ ghép đẳng lập:

Được cấu tạo bởi 2 từ mang ý nghĩa và có vị trí tương đương nhau, không có sự phân biệt từ chính và phụ. Vì thế, loại từ ghép này được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống.

– Ví dụ: xinh đẹp, ông bà, bàn ghế, sách vở, bạn bè, yêu thương, quần áo, bánh kẹo, phương tiện, xe cộ, võ thuật,…

So sánh từ ghép và từ láy năm 2024

Từ ghép được phân thành 2 loại chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

  • Từ ghép chính phụ:

Là từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ hỗ trợ, bổ sung nghĩa cho nhau. Tiếng chính đứng trước thể hiện ý chính, tiếng phụ đứng sau và đảm nhận nhiệm vụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này khá khó và thường được sử dụng trong các văn bản, không quá phổ biến trong giao tiếp.

– Ví dụ: Tỏa hương, đỏ thẫm, êm dịu, hoa hồng, bánh trưng, thịt lợn, hạt thóc, bánh mì, màu hồng,…

Không nên bỏ lỡ:

\>> Từ chỉ sự vật là gì? Các ví dụ về từ chỉ sự vật

\>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023

3. Bài tập giúp bé luyện tập về từ ghép tiếng Việt

Để kiểm tra xem bé đã biết cách nhận biết và phân biệt về từ ghép hay chưa, bố mẹ hãy cho bé thử sức với một số bài tập dưới đây:

Bài 1. Phân loại các từ phức sau thành từ ghép và từ láy:

xe cộríu rítsông núinhà cửaào àotươi tắnvật dụngđẹp đẽrầm rầmbàn ghếđỏ aukhanh kháchđất đaihoa lálong lanh

Bài 2. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

2.1. Từ ghép “xanh tươi” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  1. da người
  2. lá cây còn non
  3. lá cây đã úa
  4. trời

2.2. Từ ghép “vàng rực” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  1. hoa cỏ
  2. động vật
  3. cây cối
  4. trời.

Bài 3. Xác định từ láy và từ ghép trong đoạn văn sau đây:

Buổi sáng ở quê em thật yên bình và trong lành. Ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng vàng ươm báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Vạn vật đang ngủ say dần dần thức dậy trong nắng sớm. Những giọt sương long lanh như hạt ngọc trai vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá.

Hai bên đường, những hàng cây xanh mướt đang rung rinh trong gió. Những chú chim nhỏ hót líu lo trên cành. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh như những chú thỏ con đang nô đùa.

Em rất yêu buổi sáng ở quê em. Đó là một khung cảnh thật đẹp và thơ mộng.

4. Đáp án chi tiết bài tập từ ghép tiếng Việt

Bài 1.

Để làm được bài tập này, bé cần phân biệt được khái niệm của từ ghép và từ láy.

Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại với nhau, trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy là từ do một tiếng lặp lại nhiều lần, tạo ra một nghĩa mới. Từ láy đa dạng và phong phú, được chia thành các loại khác nhau như từ láy âm, từ láy vần, từ láy cả âm và vần.

Vậy các từ phức trên sẽ được phân loại như sau:

Từ ghépxe cộ, đỏ au, vật dụng, sông núi, nhà cửa, hoa lá, bàn ghếTừ láytươi tắn, ríu rít, khanh khách, đẹp đẽ, đất đai, rầm rầm, ào ào, long lanh

Bài 2.

2.1. b

2.2. a

Bài 3.

Buổi sáng ở quê em thật yên bình và trong lành. Ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng vàng ươm báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Vạn vật đang ngủ say dần dần thức dậy trong nắng sớm. Những giọt sương long lanh như hạt ngọc trai vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá.

Hai bên đường, những hàng cây xanh mướt đang rung rinh trong gió. Những chú chim nhỏ hót líu lo trên cành. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh như những chú thỏ con đang nô đùa.

Em rất yêu buổi sáng ở quê em. Đó là một khung cảnh thật đẹp và thơ mộng.

– Từ láy trong đoạn văn trên bao gồm:

+ Từ láy âm: từ từ, dần dần, long lanh, rung rinh, bồng bềnh.

+ Từ láy vần: hót líu lo.

– Từ ghép trong đoạn văn trên bao gồm:

+ Từ ghép phân loại: lũy tre, tia nắng, vàng ươm, giọt sương, cây xanh, đám mây trắng.

+ Từ ghép tổng hợp: buổi sáng, yên bình, trong lành, thơ mộng.

Giá trị biểu đạt của từ láy và từ ghép trong đoạn văn trên:

– Từ láy:

+ Từ láy âm: tạo ra âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, thể hiện vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật trong đoạn văn.

+ Từ láy vần: giúp tạo ra âm thanh liên tục, thể hiện sự uyển chuyển và nhịp nhàng của cảnh vật.

– Từ ghép: giúp cụ thể hóa và làm rõ nghĩa của các từ đơn. Những từ này hỗ trợ người đọc hiểu rõ hơn về ngữ cảnh, cảnh vật được miêu tả.

Bài viết giới thiệu chung đến bố mẹ và các bé về khái niệm của từ ghép tiếng Việt và lợi ích của việc cho trẻ học từ ghép trước khi bước vào bậc tiểu học. Bên cạnh đó là một vài dạng bài tập giúp trẻ luyện tập và củng cố kiến thức về từ ghép. Đây được xem là một nội dung học tập tương đối khó đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng những phương pháp học tập phù hợp để giúp con học và chinh phục từ ghép.

Từ ghép từ láy là gì lớp 6?

Từ láylà từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.

Từ ghép và từ láy là gì lớp 4?

Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa. Từ láy là những từ cũng được tạo nên từ 2 tiếng, nhưng những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau. Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa.

Từ láy khác gì với từ ghép?

Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại với nhau, trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy là từ do một tiếng lặp lại nhiều lần, tạo ra một nghĩa mới. Từ láy đa dạng và phong phú, được chia thành các loại khác nhau như từ láy âm, từ láy vần, từ láy cả âm và vần.

Từ ghép như thế nào?

Từ ghép là gì? Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép. Từ ghép có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.