So sánh thế chấp và cầm cố năm 2024

Cuộc sống ngày càng phát triển, các giao dịch, hợp đồng được xác lập, ký kết ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc các bên trong giao dịch dễ dàng gặp phải rủi ro. Để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra, cầm cố và thế chấp tài sản là hai biện pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng hiểu như thế nào cho đúng về cầm cố và thế chấp tài sản? Ưu điểm của từng biện pháp ra sao và áp dụng chúng như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Luật Ánh Ngọc xin làm rõ về cầm cố và thế chấp tài sản cũng như sự khác biệt và ưu điểm của hai hình thức bảo đảm tài sản trên.

1. Cầm cố và thế chấp tài sản là gì?

1.1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm mà trong đó, một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và các giấy tờ liên quan của tài sản đó cho bên nhận cầm cố nhằm bảo đảm rằng bên cầm cố chắc chắn thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên nhận cầm cố đã có sẵn một tài sản thay thế cho phần nghĩa vụ của bên cầm cố chưa được thực hiện.

Bản chất của cầm cố tài sản là việc một người được giữ tài sản của người khác để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Cầm cố tài sản được xác lập như một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể xem là nghĩa vụ ngoài hợp đồng.

Cần phân biệt cầm cố tài sản với cầm giữ tài sản. Tuy bên nhận cầm cố hoặc bên cầm giữ đang nắm giữ hợp pháp tài sản nhưng cầm cố tài sản phát sinh khi có thỏa thuận của các bên trước khi ký kết hợp đồng, còn cầm giữ tài sản chỉ xuất phát từ hợp đồng mà bên cầm giữ đã thực hiện nghĩa vụ nhưng bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

1.2. Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm mà trong đó, bên thế chấp sử dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp tiếp tục nắm giữ tài sản và không cần phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Cần phân biệt thế chấp với tín chấp cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu đối tượng của thế chấp là tài sản – bảo đảm đối vật thì tín chấp sẽ sử dụng uy tín của mình để thế chấp cho việc thực hiện một nghĩa vụ - bảo đảm không bằng tài sản.

1.3. Ưu điểm của cầm cố và thế chấp tài sản

So sánh thế chấp và cầm cố năm 2024
Ưu điểm của cầm cố và thế chấp tài sản

  • Ưu điểm của cầm cố tài sản
    • Do bên nhận cầm cố được nắm giữ tài sản và có quyền khai thác hoa lợi, lợi tức của tài sản nên tránh được rủi ro nếu bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố đã có tài sản thay thế cho nghĩa vụ đó.
    • Bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản và được bên cầm cố thanh toán các chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản.
    • Bên nhận cầm cố được bồi thường thiệt hại nếu bên nhận cầm cố làm hư hỏng, mất mát tài sản và được nhận lại tài sản và hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Ưu điểm của thế chấp tài sản
    • Thế chấp tài sản tạo sự linh hoạt cho bên thế chấp vừa thực hiện nghĩa vụ bảo đảm vừa tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp để góp phần thực hiện nghĩa vụ trên.
    • Tài sản được đưa ra thế chấp đa dạng, phong phú như vật (ô tô, tàu bay,…), bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất), tài sản hình thành trong tương lai,…
    • Bên nhận thế chấp không trực tiếp nắm giữ tài sản nên không mất các khoản phí bảo quản, giữ gìn tài sản trong thời gian thế chấp và không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu nó hư hỏng.
    • Có thể dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều nghĩa vụ.

2. Điểm giống nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

So sánh thế chấp và cầm cố năm 2024
Điểm giống nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

2.1. Đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp mà một bên được quyền tác động đến tài sản của bên kia nhằm bảo đảm bên kia thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên kia không thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền được phép xử lý tài sản. Biện pháp bảo đảm bao gồm 09 biện pháp: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản (Điều 292 Bộ luận dân sự).

  • Cầm cố và thế chấp tài sản không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc, gắn liền với một nghĩa vụ nhất định nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của các bên. Cầm cố và thế chấp tài sản tác động đến tài sản của người có nghĩa vụ, buộc người có nghĩa vụ cam kết thực hiện nghĩa vụ, dự phòng việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bằng chính tài sản cầm cố/thế chấp.
  • Phạm vi cầm cố và thế chấp tài sản không được vượt qua phạm vi của nghĩa vụ được bảo đảm dù giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn giá trị của nghĩa vụ.
  • Cầm cố và thế chấp tài sản chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Nghĩa là dù việc cầm cố, thế chấp tài sản được ghi nhận cùng với thời điểm giao kết hợp đồng nhưng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ của mình thì việc cầm cố, thế chấp tài sản chấm dứt.
  • Do cùng là biện pháp bảo đảm tài sản thực hiện nghĩa vụ nên cả cầm cố và thế chấp tài sản đều có phương thức xử lý tài sản giống nhau. Có thể kể đến một số phương thức xử lý tài sản như bán tài sản; bên nhận cầm cố, thế chấp nhận tài sản bảo đảm thay thế việc thực hiện nghĩa vụ; bán đấu giá tài sản. Ngoài ra, theo pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, cầm cố và thế chấp đều đăng ký biện pháp bảo đảm.

2.2. Đối tượng của cầm cố và thế chấp tài sản là lợi ích vật chất

Bản chất của lợi ích vật chất là tài sản. Tài sản là đối tượng của cầm cố và thế chấp bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Lợi ích phi vật chất như quyền nhân thân không thể trở thành đối tượng của cầm cố thế chấp vì quyền nhân thân là quyền vô hình, không thể đong đếm, cân đo và không thể bù đắp cho nhau. Không phải mọi tài sản đều là đối tượng của cầm cố và thế chấp mà phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Tài sản đưa ra cầm cố, thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hoặc bên cầm cố. Quyền sở hữu tài sản được minh chứng thông qua giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nếu đó là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
  • Tài sản phải xác định được và có giá trị lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Tài sản cầm cố hoặc thế chấp phải được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đó là những tài sản được phép giao dịch, không thuộc danh mục cấm mua bán, trao đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, không có tranh chấp về mặt pháp lý như bị kê biên chờ thi hành án, bị tạm giữ, niêm phong, phong tỏa,…

2.3. Cầm cố và thế chấp đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Hiệu lực đối kháng của người thứ ba có thể hiểu là tất cả các bên khác có quyền đối với tài sản đó phải chấp nhận và tôn trọng các quyền của bên nhận thế chấp hoặc bên nhận cầm cố. Trường hợp tài sản cầm cố hoặc thế chấp được đưa ra xử lý để thanh toán các nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp/cầm cố có quyền ưu tiên được thực hiện nghĩa vụ trước các chủ thể khác

2.4. Cầm cố và thế chấp tài sản đều được chấm dứt trong các trường hợp giống nhau

  • Cả hai bên trong cầm cố và thế chấp tài sản có thỏa thuận về việc chấm dứt cầm cố hoặc thế chấp.
  • Tài sản cầm cố hoặc thế chấp đã được xử lý.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hoặc thế chấp đã được bên cầm cố hoặc bên thế chấp thực hiện xong.
  • Biện pháp cầm cố hoặc thế chấp tài sản đã được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng các biện pháp khác.

Ngoài ra, cầm cố và thế chấp tài sản là bất động sản đều được thể hiện dưới dạng văn bản và có thể công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Hai bên có thể ghi điều khoản về cầm cố và thế chấp trong hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm hoặc lập thành văn bản riêng gọi là hợp đồng phụ và phải phụ thuộc và phù hợp với hợp đồng chính. Cả hai bên có quyền lợi (bên nhận cầm cố hoặc thế chấp) không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố/thế chấp.

3. Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp tài sản

Như phân tích ở trên, ta có thể thấy cầm cố và thế chấp tài sản có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, về bản chất, hai biện pháp này có sự khác nhau được thể hiện qua các tiêu chí sau:

So sánh thế chấp và cầm cố năm 2024
Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp tài sản

3.1. Về việc chuyển giao tài sản cầm cố thế, chấp

Thế chấp tài sản không có sự chuyển giao tài sản. Bên thế chấp vẫn nắm giữ tài sản và chỉ phải chuyển giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho bên nhận thế chấp.

Cầm cố tài sản phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Bên cầm cố tài sản không bắt buộc phải chuyển giao các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản và được giữ giấy tờ tài sản để làm chứng cứ lấy lại tài sản sau khi hoàn thành các nghĩa vụ được bảo đảm.

3.2. Về tài sản đưa ra cầm cố, thế chấp

Hầu hết tài sản thế chấp đêu thuộc quyền sỏ hữu của bên thế chấp. Tuy nhiên, trong cầm cố tài sản, nếu bên cầm cố là doanh nghiệp nhà nước thì không cần xác minh quyền sở hữu bên cầm cố với tài sản. Bởi vì tài sản mà doanh nghiệp nhà nước quản lý là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện sở hữu. Nhà nước giao cho tài sản quyền quản lý cho các doanh nghiệp để thực hiện chức năng, mục đích của mình nên doanh nghiệp được dùng tài sản này để cầm cố.

Tài sản cầm cố thường là động sản, có thể có bất động sản ngoài trừ nhà ở, quyền sử dụng đất.

Tài sản thế chấp có phạm vi rộng hợp tài sản cầm cố. Tài sản thế chấp có thể là động sản, bất động sản, hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê, cho mượn và có thể thể chấp toàn bộ hoặc một phần tài sản.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng cho thuê nhà theo quy định mới nhất

3.3. Về hiệu lực và thời hiệu

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối với bên cầm cố và bên nhận cầm có từ thời điểm giao kết và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản.

Thế chấp tài sản có hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết hợp đồng hoặc từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc ghi nhận việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm do Cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đát đai, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam,…) thực hiện.

3.4. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố và thế chấp tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có thể được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố nếu hai bên có thỏa thuận. Tuy nhiên, trong thế chấp tài sản, bên nhận tài sản không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

3.5. Về rủi ro có thể phát sinh khi cầm cố, thế chấp tài sản

Cầm cố tài sản có rủi ro thấp hơn so với thế chấp tài sản do bên nhận cầm cố đã giữ tài sản và được quyền bán, đổi tài sản trong trường hợp bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ.

Mọi người cũng xem: Tư vấn Hợp đồng vay tiền theo quy định của pháp luật mới nhất

Như vậy, cầm cố và thế chấp tài sản có thể được xem là những chế tài được đặt ra trên sự thống nhất thỏa thuận của bên có quyền và bên có nghĩa vụ nhằm đảm bảo bên có cam kết thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, hai biện pháp cầm cố và thế chấp tài sản có vài sự khác biệt cần lưu tâm để tránh việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Ngoài hai biện pháp trên, một số biện pháp bảo đảm khác cũng được sử dụng phổ biến như bảo lãnh, tín chấp,…. Nếu độc giả gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các biện pháp bảo đảm trên, xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 0878.548.558 hoặc email: [email protected] của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn nhanh nhất.

Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp là gì?

Cầm cố và thế chấp có những điểm giống nhau như: Khi thực hiện cầm cố, thế chấp thì hợp đồng phải được thành lập dưới dạng văn bản. Thỏa thuận và cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.19 thg 7, 2021nullPhân biệt cầm cố và thế chấp tài sản - Báo Lao độnglaodong.vn › bat-dong-san › phan-biet-cam-co-va-the-chap-tai-san-932042null

Người cầm cố là gì?

Bên cầm cố là bên phải giao tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó. Chẳng hạn, B giao tài sản của mình cho A giữ để vay tiền của A. Trong nhiều trường hợp khác người cầm cố có thể là người thứ ba.nullCầm cố tài sản là gì? Đối tượng và hình thức cầm cố tài sản?luatminhkhue.vn › cam-co-tai-san-la-ginull

Tài sản cầm cố do ai giữ?

Theo quy định tại Điều 313, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ sau: Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.nullPháp luật quy định như thế nào về cầm cố tài sản?nplaw.vn › phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao-ve-cam-co-tai-sannull

Bảo lãnh và tín chấp khác nhau như thế nào?

Bảo lãnh có thể bảo đảm cho hầu hết các nghĩa vụ theo hợp đồng, thông thường được sử dụng cho các hợp đồng có đối tượng thực hiện công việc. Ngược lại, tín chấp bảo đảm cho các hợp đồng vay với chủ thể vay là các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn và vay với số tiền nhỏ.nullPhân biệt bảo lãnh và tín chấp tài sản theo quy định pháp luật - ASLAWcongtyluat.vn › phan-biet-bao-lanh-va-tin-chap-tai-sannull