So sánh quân sự nhật trung năm 2024

© Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Show
  • Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội
  • Liên hệ: 0938.766.888 - 0243.5569666
  • Email: [email protected]

Bảng xếp hạng xem xét các yếu tố bao gồm quy mô thiết bị quân sự và số lượng nhân sự quân đội mỗi quốc gia có, cũng như tình hình tài chính, địa lý và các nguồn lực sẵn có của các quốc gia.

Sử dụng các yếu tố trên, Global Firepower tạo ra điểm PowerIndex (chỉ số sức mạnh). Theo đó, điểm gần bằng 0 thì sức mạnh quân sự lớn hơn.

Bảng xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như sau:

Mỹ

Mỹ chiếm vị trí hàng đầu vì nước này thể hiện những con số vượt trội trong các hạng mục vật chất, tài chính.

Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ, các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và viễn thông quan trọng, đồng thời duy trì lợi thế ở một số thị trường công nghiệp lớn.

Nước này cũng có ngân sách quốc phòng lớn nhất cho đến nay, 761,7 tỉ USD.

Điểm PowerIndex: 0,0712

Bảng xếp hạng 10 nước đứng đầu về sức mạnh quân sự 2023

Nga

Nga ở vị trí thứ hai trong các lĩnh vực bao gồm tổng sức mạnh của đội máy bay và tổng sức mạnh của đội vận tải. Tính đến tháng 1-2023, Nga có hơn 4.100 máy bay quân sự.

Mặc dù Nga mất đi một số lượng lớn thiết bị, đặc biệt là xe tăng trên chiến trường Ukraine, nhưng lực lượng không quân và hải quân của họ phần lớn đã tránh được thiệt hại.

Điểm PowerIndex: 0,0714.

Trung Quốc

Trung Quốc xếp hạng 3 với nhân lực và sức mạnh của hạm đội hải quân.

Trung Quốc có hơn 761 triệu nhân lực quân sự sẵn có tính đến tháng 4-2023, cùng với 50 tàu khu trục và 78 tàu ngầm, cùng nhiều khí tài quân sự khác.

Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc "sẽ trở thành đối thủ quân sự toàn cầu chính của Mỹ".

Điểm Power Index: 0,0722.

Ấn Độ

Sức mạnh của Ấn Độ nằm ở quy mô dân số. Global Firepower xếp Ấn Độ ở vị trí thứ hai về tổng nhân lực quân sự hiện có và sức mạnh của lực lượng bán quân sự.

Nhân lực quân sự sẵn có của Ấn Độ là hơn 653 triệu người, chiếm 47% dân số của đất nước, tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1025.

Anh

Vị thế của Anh được nâng cao nhờ sức mạnh về nhân lực và không quân, cũng như vị thế tài chính vững mạnh.

Anh hiện có hai tàu sân bay, ngang với số lượng mà Trung Quốc, Ý và Ấn Độ có, nhưng ít hơn nhiều so với 11 chiếc mà Mỹ đang vận hành.

Điểm PowerIndex: 0,1435.

Hàn Quốc

Sức mạnh của quân đội Hàn Quốc không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với Triều Tiên.

Hàn Quốc có sức mạnh của phi đội máy bay, sức mạnh của phi đội xe chiến đấu bọc thép và sức mạnh của máy bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1505.

Pakistan

Pakistan đã tăng từ vị trí thứ 9 chung cuộc vào năm 2022 lên vị trí thứ 7 trong danh sách vào năm 2023.

Pakistan có hơn 3.700 xe tăng, 1.400 máy bay quân sự, 9 tàu ngầm và 654.000 quân nhân tại ngũ tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1694.

Nhật Bản

Nhật Bản trong top 10 về sức mạnh phi đội máy bay, tổng sức mạnh trực thăng và sức mạnh phi đội xe chiến đấu bọc thép.

Là một quốc đảo, Nhật Bản là quốc gia được xếp hạng cao nhất khi nói đến các cảng lớn, và với 4 tàu sân bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1711.

Pháp

Pháp có sức mạnh của tổng số phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng số phi đội máy bay trực thăng và số lượng tàu chiến khu trục, cũng như tổng sức mạnh của hạm đội vận tải.

Điểm PowerIndex: 0,1848.

Ý

Ý trong top 10 các lĩnh vực bao gồm phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng sức mạnh máy bay trực thăng, sức mạnh máy bay tấn công và tổng số tàu chiến, hàng không mẫu hạm.

TPO - Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc hải quân hàng đầu châu Á. Sau hai thập kỷ tăng trưởng bùng nổ, hạm đội Trung Quốc hiện sở hữu nhiều tàu và nhiều tên lửa hơn hạm đội Nhật Bản.

“Sự cân bằng sức mạnh hải quân ở châu Á đang thay đổi đáng kể”, Toshi Yoshihara, một thành viên của Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược ở Washington D.C., viết trong một nghiên cứu tháng 5/2020. “Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc biển có thể làm suy yếu vị trí lâu đời của Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương và, trong quá trình đó, đã tấn công vào chiến lược của Mỹ ở Châu Á.

Theo nhà nghiên cứu Yoshihara, khi mở cửa nền kinh tế, bắt đầu từ cuối những năm 1990, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy sự phát triển kinh tế thay vì chi phí cho một quân đội lớn hơn và mạnh hơn.

Nền kinh tế Nhật Bản trong khi đó hầu như không tăng trưởng chút nào, và tương tự là các khoản chi tiêu quân sự của Tokyo.

Từ năm 1990 đến 2020, số lượng tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu sân bay trực thăng trong hạm đội Nhật Bản đã giảm từ 64 xuống còn 51.

Số lượng tàu Trung Quốc các loại này cùng trong giai đoạn đó đã dao động từ 55 đến 125.

Tất nhiên, con số tuyệt đối không thể nói lên toàn bộ câu chuyện. Tàu chiến Nhật Bản xét trung bình vẫn lớn hơn nhiều so với tàu chiến Trung Quốc. Kích cỡ nói lên nhiều điều. Một tàu chiến càng lớn thì càng có khả năng sống sót trong chiến đấu và nó có thể tồn tại lâu hơn trên biển.

Nhưng hải quân Trung Quốc vẫn cố gắng triển khai nhiều tên lửa hơn hải quân Nhật Bản có thể làm.

“Sự mất cân bằng quyền lực ngày càng tăng đã khiến Tokyo có xu hướng bảo vệ lợi ích của mình một cách ghen tị hơn so với trước đây. Gao (Văn phòng kiểm toán chính phủ Mỹ) dự đoán rằng Nhật Bản sẽ hành động quyết đoán hơn để bảo vệ vị thế của mình, để làm chậm sự suy giảm và để có thể không bị tụt lại phía sau Trung Quốc”, ông Yoshihara viết.

“Tính nhạy cảm trong tương quan sức mạnh với Trung Quốc đã khiến các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản phản ứng và phản ứng thái quá với những tiến triển của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải, khiến tranh chấp có nhiều khả năng xảy ra”.

Nhưng các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đều cho rằng Mỹ sẽ chiến đấu bên cạnh Nhật Bản trong bất kỳ cuộc chiến lớn nào với Trung Quốc. Nói cách khác, sẽ là không chính xác để đánh giá vị trí khu vực của Nhật Bản so với Trung Quốc mà không tính đến sức mạnh hải quân của Mỹ.

Ở nơi Trung Quốc có thể triển khai khoảng 3.300 tên lửa và Nhật Bản khoảng 1.600, Mỹ có thể triển khai 6.000. 2/3 trong số 6.000 tên lửa này thuộc về Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Và điều đó có nghĩa là liên minh hải quân Mỹ-Nhật Bản có thể triển khai 5.600 tên lửa so với Trung Quốc với 3.300.

Trong khi Bắc Kinh coi Tokyo là một đối thủ cạnh tranh đang suy giảm, họ vẫn xem liên minh này là một khối chiến lược đáng gờm, theo ông Yoshihara. Người Trung Quốc tiếp tục ứng xử thận trọng với sức mạnh quân sự kết hợp đáng nể và ảnh hưởng mà mối quan hệ đối tác an ninh Mỹ - Nhật có thể mang lại.

“Quần đảo Nhật Bản có các căn cứ và là nơi ra vào của các lực lượng Mỹ, là nền tảng thi triển sức mạnh của Mỹ trong cam kết an ninh của Tây Thái Bình Dương, đối với Nhật Bản thể hiện sự răn đe mạnh mẽ chống lại mọi sự khiêu khích và xâm lược”, ông Yoshihara nói thêm. Sự phân chia nhiệm vụ, được thử nghiệm và cải tiến qua nhiều thập kỷ, tối đa hóa các điểm mạnh trong khi giảm thiểu các điểm yếu của cả hai đồng minh.