So sánh chứng khoang mỹ và chứng khoán việt nam năm 2024

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (28/10). Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 828,52 điểm, tương đương tăng khoảng 2,6%, chốt ở 32.861,8 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng gần 2,5%, chốt ở 3.901,06 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng khoảng 2,9%, đạt 11.102,45 điểm.

Chất xúc tác cho phiên này là dữ liệu cho thấy lạm phát giảm nhiệt và tiêu dùng vẫn vững vàng.

Tính cả tuần, cả ba chỉ số đều đạt thành quả tăng ấn tượng. Đây là tuần tăng thứ tư liên tiếp đầu tiên của Dow Jones kể từ chuỗi 5 tuần tăng kết thúc vào tháng 11/2021. Cả tuần, chỉ số gồm 30 cổ phiếu thành viên này tăng 5,7%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 và tiến tới hoàn tất tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1976. S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 3,9% và 2,2% cả tuần.

So sánh chứng khoang mỹ và chứng khoán việt nam năm 2024
Diễn biến Dow Jones một năm gần đây.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 245 điểm suốt từ cuối tháng 8 đến nay và tính từ đỉnh đạt được từ cuối năm 2021, Vn-Index đã giảm gần 500 điểm. Mặc dù có một số phiên hồi phục gần đây song mức hồi phục khá yểu khi chỉ được vài phiên là lại sụt giảm, mô hình hai đáy vẫn cần một vài phiên nữa để xác nhận.

Ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư thường so sánh biến động của chứng khoán Mỹ để làm điểm tựa dự báo về chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, đã không có sự đồng nhất giữa hai chỉ VN-Index và Dow Jones trong thời gian gần đây.

Quan sát cho thấy, trong những phiên chứng khoán Mỹ tăng mạnh thì Vn-Index vẫn rớt, ngay cả mùa công bố kết quả kinh doanh cao điểm với nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng tốt, đặc biệt là nhóm ngân hàng.

Thống kê của Chứng khoán Kỹ Thương - TCBS cũng cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam và Mỹ có mối tương quan không chặt chẽ trong xu hướng đi ngang song có mối tương quan chặt chẽ trong những giai đoạn tăng hoặc giảm mạnh. Tuy nhiên, diễn biến tương quan lớn nhất trong bối cảnh thị trường tăng, còn trong nhịp thị trường giảm mối tương quan có thể cùng chiều hoặc ngược chiều.

Cụ thể, TCBS lựa chọn ra các giai đoạn tăng của Vn-Index gồm: Giai đoạn tăng 9/1/2012 - 7/5/2012; 3/12/2012 - 4/1/2012; 2/10/2017 - 2/4/2018; 30/3/2020 - 8/6/2020.

Các giai đoạn giảm của Vn-Index gồm: từ 12/9/2011 - 3/1/2012; 8/9/2014-15/12/2014; 9/4/2018 - 9/7/2018; 21/1/2020 - 23/3/2020; 4/4/2022- 5/7/2022.

Kết quả cho thấy, trong một số giai đoạn, chứng khoán Việt Nam lao đầu giảm mạnh khi chứng khoán Mỹ tăng. Ví dụ, giai đoạn 12/9/2011 - 3/1/2012, Vn-Index quay đầu giảm mạnh khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh.

Điều này có nghĩa là, trong bối cảnh hiện tại rất khó để kỳ vọng chứng khoán Việt Nam quay đầu bật tăng trở lại theo xu hướng của chứng khoán Mỹ.

Còn hầu hết trong các nhịp Vn-Index tăng mạnh thì hệ số tương quan trên 50%, tức là thị trường Mỹ và Việt Nam cùng đều tăng mạnh trong các giai đoạn này.

Chứng khoán được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế. Tại từng nước, biến động chỉ số chứng khoán phụ thuộc vào tình hình kinh tế chính quốc gia đó dù các sự kiện mang tính toàn cầu như dịch bệnh, chiến tranh ảnh hưởng đến chứng khoán toàn cầu.

"Việc theo dõi diễn biến thị trường Mỹ chỉ nên mang yếu tố tham khảo. Đừng nên vì biến động lớn tại Mỹ mà đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu của Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo, đặc biệt trong lúc thị trường giảm hoặc đi ngang", ông Nguyễn Mạnh Việt, Chuyên gia Phân tích của TCBS khuyến nghị nhà đầu tư.

Với khối lượng giao dịch và vốn hóa lớn nhất thế giới, các sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ của Mỹ đang là lựa chọn hàng đầu của giới đầu tư cũng như có tác động mạnh mẽ đến hệ thống tài chính toàn cầu.

Mỹ - quốc gia có thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, chỉ mới gia nhập thị trường chứng khoán vào năm 1792, cách 200 năm so với thị trường chứng khoán lâu đời nhất là Amsterdam - thành lập năm 1611.

Bất chấp từng trải qua nhiều biến động lớn trong lịch sử như: “Thứ hai đen tối”, “Bong bóng Dotcom” hay “Khủng hoảng tài chính Phố Wall”..., thị trường chứng khoán Mỹ vẫn nỗ lực vươn lên và vượt qua nhiều sàn giao dịch “sừng sỏ” trên thế giới nhờ những ưu thế và chính sách vượt trội.

Thị trường chứng khoán của Washington có ưu thế vượt trội về lượng vốn hóa. Hai sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay là sở chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ tạo thành thị trường tài chính hùng mạnh bậc nhất, với lượng vốn hóa thị trường lên tới 50 nghìn tỷ USD.

So sánh chứng khoang mỹ và chứng khoán việt nam năm 2024
NYSE là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Ảnh: AP

Tại sàn giao dịch Phố Wall, các nhà đầu tư có cơ hội sở hữu cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới, đồng thời có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mục đích và khả năng đầu tư của mình.

Mức độ thanh khoản cao của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Mỹ giúp giới đầu tư hạn chế được rủi ro từ những hành vi thao túng, đồng thời dễ dàng thực hiện các giao dịch cổ phiếu.

Không những vậy, khi đến với thị trường chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư không chỉ kiếm lợi nhuận thông qua cổ phiếu mà còn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng các nguồn khác như: trái phiếu Chính phủ Mỹ, trái phiếu DN, quyền chọn, quỹ ETF...

Một yếu tố cũng quan trọng không kém là tính minh bạch của thị trường. Được quản lý nghiêm ngặt bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), thị trường chứng khoán Mỹ bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những hành vi thao túng thị trường, thúc đẩy tính hiệu quả, tính liêm chính, trung thực trong mọi giao dịch, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia bất kỳ hoạt động nào trên thị trường.

Ngoài ra, khi giao dịch tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhà đầu tư sẽ ít lo ngại hơn về những rủi ro liên quan đến tiền tệ như biến động tỷ giá hối đoái do vị thế thống trị và tính ổn định trong các giao dịch của đồng USD. Thêm vào đó, việc nhiều công ty có tính đổi mới, sáng tạo cao liên tục nổi lên tại thị trường Mỹ cũng là một điểm thu hút các nhà đầu tư cổ phiếu.

Hai sàn giao dịch khổng lồ

Hiện tại, mọi hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ hầu hết đều bị chi phối bởi hai sàn giao dịch lớn nhất thế giới là sở chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ. Hoạt động của những sàn giao dịch này có tác động đáng kể đến nền tài chính nước Mỹ cũng như thị trường toàn cầu.

Sở Giao dịch chứng khoán New York, hay còn gọi là NYSE, là sàn giao dịch lâu đời nhất nước Mỹ khi quản lý đến 80% giao dịch chứng khoán tại quốc gia này.

Được thành lập vào ngày 17/5/1792 khi 24 thương gia ở TP New York gặp mặt và ký kết Thỏa thuận Buttonwood bên ngoài số 68 Phố Wall, NYSE đã nhanh chóng phát triển thành trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa và đứng thứ hai thế giới về số lượng niêm yết.

NYSE giao dịch khoảng 1,46 tỷ cổ phiếu mỗi ngày cho khoảng 2.800 công ty trong nhiều lĩnh vực, từ các DN hàng đầu trong nhóm blue chip cho đến các công ty mới có tốc độ phát triển cao.

Tuy nhiên, các công ty muốn giao dịch trên NYSE phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt như: tổng thu nhập trong năm gần nhất đạt mức tối thiểu 75 triệu USD; tổng lợi nhuận trước thuế trong 3 năm gần nhất là 10 triệu USD, trong đó lợi tức 2 năm gần nhất tối thiểu 2 triệu USD, năm đầu tiên phải có lời; giá trị vốn hóa thị trường của DN là 100 triệu USD.

Phần lớn nhà đầu tư đến với sàn giao dịch này do khối lượng giao dịch chứng khoán lớn, chất lượng giao dịch cao cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt nhằm bảo vệ danh tiếng của mình.

Về cách thức giao dịch, trước đây, các nhà đầu tư sẽ trực tiếp giao dịch thông qua hệ thống đấu giá liên tục tại sàn NYSE. Họ sẽ đặt các lệnh mua, bán cổ phiếu và tiến hành giao dịch khi hai bên thống nhất về giá. Các giao dịch sẽ được công khai, minh bạch tại sàn.

Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, hầu hết các giao dịch được chuyển sang hệ thống điện tử và việc so sánh giá giữa người mua và bán sẽ được thực hiện bởi hệ thống máy tính của NYSE. Tuy nhiên, các giao dịch có khối lượng lớn vẫn được tiến hành trực tiếp tại sàn NYSE.

Sở Giao dịch chứng khoán NASDAQ có tên gọi đầy đủ là National Association of Securities Dealers Automated Quotation System. Được thành lập bởi Hiệp hội nhà giao dịch chứng khoán Mỹ vào ngày 8/2/1971, NASDAQ vẫn luôn duy trì và phát triển theo cách thức hoạt động khác biệt hoàn toàn so với những sàn giao dịch thông thường.

Cụ thể, đây là sàn giao dịch điện tử đầu tiên trên thế giới. Sàn NASDAQ tiên phong trong việc sử dụng và ứng dụng thương mại hóa công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu.

Thay vì là nơi tập trung của người mua, người bán và các nhà môi giới, NASDAQ sử dụng một hệ thống máy tính tự động để thực hiện các giao dịch. NASDAQ dựng sẵn một bảng điện tử lớn niêm yết giá và sự biến động theo thời gian thực. Trải qua thời gian dài, NASDAQ đã phát triển thành sàn giao dịch chứng khoán tự động cho phép các nhà đầu tư có thể thuận lợi mua, bán cổ phiếu theo các quy định có sẵn.

Hiện tại, nếu xét về số lượng giao dịch chứng khoán thực hiện trên thị trường, NASDAQ là sàn giao dịch lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ với 1,8 tỷ giao dịch mỗi ngày, vượt xa số lượng giao dịch trên sàn tập trung NYSE và các sàn giao dịch chứng khoán khác của Mỹ.

Trên sàn NASDAQ, các lĩnh vực giao dịch chính gồm công nghệ, tài chính, công nghiệp, dầu khí, tiện ích, vật liệu cơ bản, viễn thông, dịch vụ tiêu dùng và hàng tiêu dùng. Nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn Apple, Microsoft, Alphabet, Tesla, Amazon, Ebay... Hiện nay, đã có hơn 3.300 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán này.

Một trong những ưu điểm nổi trội của NASDAQ để thu hút các nhà đầu tư là phí niêm yết thấp và không đưa ra các tiêu chí quá cao để xét điều kiện được niêm yết. Bên cạnh đó, việc giao dịch hoàn toàn bằng máy móc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tham gia thị trường.