So sánh bênh đậu mùa với thủy đậu năm 2024

Tại buổi tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 28-7 ở TP.HCM, BS.CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa (khoa nội A Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) cho rằng người dân còn khó phân biệt, dễ nhầm lẫn giữa ba loại bệnh: đậu mùa khỉ (Monkeypox), đậu mùa (Smallpox) và thủy đậu (Chickenpox).

"Nhân viên y tế phân biệt được nhưng người dân thì không phân biệt được. Nghe tên bệnh đều có từ "đậu" nhưng không biết bệnh gì, nguy hiểm như thế nào, vắc xin phòng bệnh ra sao", bác sĩ Hoa nhận định.

Phân biệt ba loại bệnh này, bác sĩ Hoa cho biết, bệnh đậu mùa đã loại bỏ toàn cầu từ năm 1980. Bệnh thủy đậu hiện vẫn còn gặp nhiều ca bệnh. Và bệnh đậu mùa khỉ thì đang lưu hành ở 76 quốc gia trên thế giới, chưa ghi nhận tại Việt Nam.

Về tác nhân gây bệnh, bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa có liên quan với nhau, đều thuộc họ Poxviridae và nhóm Orthorpoxvirus. Nhưng bệnh đậu mùa lây từ người sang người; còn đậu mùa khỉ, không những lây từ người sang người mà còn qua khỉ.

Còn thủy đậu thuộc họ Human, nhóm Herpesviridae, lây từ người sang người. Bệnh này đang lưu hành và có vắc xin phòng bệnh nhưng không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia mà phải tiêm dịch vụ.

"Hiện vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa có, nhưng có thể dùng vắc xin của đậu mùa, có thể tạo miễn dịch phòng bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả 85%", bác sĩ Thúy Hoa thông tin thêm.

So sánh bênh đậu mùa với thủy đậu năm 2024

Bảng phân biệt chi tiết giữa ba loại bệnh: đậu mùa khỉ (Monkeypox), đậu mùa (Smallpox) và thủy đậu (Chickenpox) - Ảnh: X.MAI chụp lại

Về thời gian ủ bệnh, bác sĩ Thúy Hoa cho hay cả ba loại bệnh này đều giống nhau là 5 - 21 ngày. Triệu chứng bệnh cũng giống nhau, với các biểu hiện sốt, đau cơ, đau đầu, có sang thương ở da, niêm mạc (ban đầu xuất hiện hồng ban, đến sẩn, bóng nước, và cuối cùng là đóng mày khô).

Điểm khác biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu là vị trí bóng nước, hạch, vết sẹo. Cụ thể, với bệnh đậu mùa khỉ thì bóng nước từ mặt rồi lan ra cơ thể, hạch sưng to, vết sẹo sâu; còn thủy đậu thì bóng nước từ thân lan ra, ít khi có hạch sưng to, vết sẹo nông.

Đối với việc chẩn đoán và mức độ nặng, lây lan: bệnh đậu mùa khỉ được chẩn đoán qua thực hiện PCR Monkeypox virus từ sang thương, mức độ lây lan ít, tỉ lệ tử vong 3-6%. Còn thủy đậu được thực hiện qua PCR VZR từ sang thương bóng nước, mức độ lây lan cũng ít, tỉ lệ tử vong thấp.

"Trong đợt dịch COVID-19, chúng ta phải khai báo y tế, cách ly. Việc này đã gây nhiều phiền hà, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế người dân. Số ca bệnh đậu mùa khỉ phát hiện và tăng nhiều từ tháng 5 đến tháng 7-2022 nhưng không đến nỗi như dịch COVID-19. Do đó, mọi công tác giám sát cũng "nhẹ nhàng" và không được kỳ thị bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ", bác sĩ Thúy Hoa chia sẻ.

Tóm lại, bệnh Thủy đậu và bệnh Đậu mùa dù ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra biến chứng xấu, do đó, khi phát hiện nhiễm bệnh nên đến các bệnh viện uy tín để khám và điều trị. Đặc biệt, không nên ở nhà tự chữa vì có thể khiến bệnh nhân đặc biệt là trẻ em bị nhiễm trùng và bệnh nặng hơn. Theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng về bệnh truyền nhiễm nhưng có sự khác biệt rõ ràng về tổn thương, sự lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ.

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, cả thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus, đều lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp kích thước to, tiếp xúc dịch tiết sang thương và lây gián tiếp qua tiếp xúc đồ vật của người nhiễm bệnh.

Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.

So sánh bênh đậu mùa với thủy đậu năm 2024

Bóng nước điển hình rải rác các vị trí khác nhau trên cơ thể người mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM. Ảnh: BVCC

Bên cạnh sự giống nhau, theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, đậu mùa khỉ và thủy đậu còn có một số điểm khác nhau cần lưu ý, đó là:

- Ở đậu mùa khỉ, phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân.

- Còn ở thủy đậu, cũng là phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo. Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi.

Ngày 03/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kết quả định danh dựa vào trình tự gen thu nhận được đã xác định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus.

Theo các chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan trong cộng đồng nếu không tiếp xúc trực tiếp da của người lành với da có bóng nước hoặc niêm mạc có bóng nước của người bệnh. Đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10 -14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày.

Để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được ngành Y tế khuyến cáo.