Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Trong những cuốn sách mình đã từng đọc về chủ đề tuổi trẻ, học hỏi và rèn luyện bản thân như Buổi sáng diệu kỳ, Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ hay Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông,… thì đây là một cuốn sách thiết thực, gần gũi với thực tế giới trẻ. Câu chữ đơn giản, mộc mạc phù hợp với độ tuổi mới lớn và dễ hiểu nên thể hiện rất rõ cảm xúc chia sẻ thật lòng của một người đã trải qua tuổi trẻ với bao nhiêu điều hồi tiếc. Giờ đây, khi nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ Việt Nam gặp tình cảnh tương tự và đồng cảm với những chia sẻ của các bạn, Rosie Nguyễn đã nghiệm lại từ chính cuộc đời mình, từ những gì cô đã bỏ nhỡ, điều cô đã học được sau đó để vươn tới thành công như ngày nay. Từ đó, cô giúp đỡ những bạn trẻ nhìn nhận nên làm những điều gì để tránh lãng phí thời gian khi còn trẻ, khi còn là học sinh chuẩn bị chọn trường thi vào đại học hay sinh viên đang học hay sinh viên mới ra trường để không phải hối tiếc một thời như cô. Và kể cả những người còn hoang mang, chưa tìm được con đường thật sự của riêng mình thì đây cũng là một cuốn sách đáng cầm lên đọc và từng bước tìm hiểu chính mình.

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Nghe có vẻ là một câu hỏi nhưng đồng thời cũng là gợi mở để chúng ta nhìn nhận lại thanh xuân, những ngày tháng tuổi mười tám, đôi mươi của mình. Có nhiều người, cống hiến hết mình, tràn đầy năng lượng để thử sức ở nhiều mảng đề tài khác nhau, không ngừng trau dồi bản thân, trở thành sự ngưỡng mộ trong giọng kể của người khác. Tuy nhiên lại có bạn lại chìm đắm và hưởng thụ, chơi bời tiêu giao ngày tháng. Hay thậm chí có người vì tổn thương mà thu mình lại thậm chí là tìm đến giải thoát chính mình khỏi cuộc sống ấy… Vậy câu trả lời cho vấn đề đặt ra: “ Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”. Đó là phụ thuộc vào chính mỗi chúng ta, những tín ngưỡng, đam mê, khát vọng mà bản thân theo đuổi, cái giá của sự trưởng thành, cái giá của cả một thời xuân trẻ là quý giá hay rẻ mạt thực ra còn ở góc nhìn nhận ở từng cá nhân.

Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Có những bạn trẻ với tư duy sáng tạo, muốn đi khác những lối mòn, chấp nhận rủi ro và nguy hiểm đến chính mình với kim chỉ nam là khai phá những “bầu trời mới” thì có xứng đáng với tuổi trẻ ấy không? Nhất là ở xã hội của chúng ta, luôn đề cao sự ổn định. Những bạn ấy có thể bị chửi là điên, là không giống người, mơ mộng viển vông. Nhưng ít ai biết, sự “ngông cuồng, viển vông” ấy sau này lại trở thành một dự án hay phát triển cực kì có ích cho cộng đồng. Khi ấy dư luận lại có những lời khen trên trời về sự đam mê miệt mài, tuổi trẻ thật tuyệt vời,.. Vậy nên mới nói, cuộc sống của chúng ta, tuổi trẻ của mỗi người, là vô giá hay vô giá trị cũng là do chính mình tạo dựng và hưởng thụ điều đó.

Đôi nét về tác giả

Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Rosie Nguyễn tên thật là Nguyễn Hoàng Nguyên. Chị là một tác giả sách; blogger chia sẻ về văn hoá, những câu chuyện trải nghiệm du lịch ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh công việc viết lách, bên cạnh đó chị còn là một người truyền cảm hứng cho giới trẻ về lối sống tích cực, tự phá bỏ những vòng bao bọc để đi ra ngoài nhìn ngắm thế giới. Chính vì vậy mà chị là một hình mẫu có tuổi trẻ mà nhiều người ngưỡng mộ, đáng để học hỏi.

Đôi nét về cuốn sách

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? là cuốn sách cực kỳ gần gũi với độc giả như chúng ta, những người tràn đầy sắc xanh và ưa trải nghiệm, tìm hiểu xung quanh đồng thời là khám phá bản thân. Mỗi người đều có những quỹ thời gian và cách xây dựng, tận hưởng hạnh phúc, tương lai của riêng mình. Giống như những gam màu rực rỡ của ánh Mặt trời xuống những tán lá vậy, dù muôn màu muôn vẻ nhưng tất cả đều vươn lên hết mình để khoe trọn khoảnh khắc ấy. Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng hương thơm và sự cống hiến cho đời của bạn như những bông hoa ngoài kia thực sự là điều đáng trân quý. Tiêu đề cuốn sách là Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Đặt ra cho mỗi người đọc một hướng suy nghĩ riêng. Liệu rằng mình có đang lãng phí tuổi xuân và khiến nó vô vị không? Liệu rằng những trải nghiệm đã qua có là đủ đầy để ta sẵn sàng bước tới những giai đoạn khác?

Có bao giờ trong đầu bạn chợt lóe lên thắc mắc: “Liệu tuổi trẻ của mình có đáng giá không?”, “Mình đã mang lại giá trị gì cho xung quanh?”, “ Tuổi trẻ bản thân liệu có ích lợi hay phát triển gì không?”.

Con người luôn phải thay đổi bản từ những điều nhỏ nhất mà chính mình không thể ý thức được đến những thứ khiến bản thân như trở thành một tư vị khác hoàn toàn cả về tư duy và ngoại hình.

Như lời tác giả có nhắc đến: “Tuổi trẻ như chiếc gương phản chiếu có âm thanh, bạn chọn hét to vào đó, thì sẽ vọng lại cả ‘hình ảnh’ và ‘âm thanh’ của chính mình, bạn chọn trau chuốt và đánh bóng thì nó sẽ đánh bóng lại tương lai của bạn”. Chính vì những suy nghĩ, hành động của chúng ta sẽ nói lên ta là ai, tương lai ta đi đến đâu và xứng đáng với điều gì. Qua đó mà tôi nhận ra rằng, đây không chỉ đơn thuần là cuốn sách để chị Rosie Nguyễn chia sẻ những câu chuyện trải nghiệm, những chuyến đi mà còn là những bài học giá trị mang lại cho chúng ta cách để xây dựng và hoàn thiện hơn. Giống như ai đó đã từng nói: “ Ở đây tôi không muốn dạy ai điều gì cả, tôi chỉ muốn chia sẻ những kinh nghiệm và lưu ý mà giá như được gặp lại phiên bản hồi trẻ đó của mình, tôi sẽ thực sự nói những điều này để đỡ vất vả đi một chút”.

Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Thế giới rộng lớn như vậy, càng đi xa vòng tay ấm áp của gia đình, tôi mới hiểu sự tự lập, học chăm sóc bản thân, nấu nướng hay đơn giản là khả năng giao tiếp với người lạ lại trở nên đáng quý và quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, khi đọc cuốn sách này, tôi như nhìn thấy tuổi trẻ lấp lánh của chị Rosie, một tuổi trẻ đầy hương vị của những chuyến đi, của sự gặp gỡ và khám phá, của niềm vui lan tỏa tới xung quanh.

Nội dung cuốn sách đơn giản, câu từ gần gũi khiến người đọc cảm giác như là cuộc trò chuyện, tâm sự của những người bạn thân lâu ngày mới gặp, tay bắt mặt mừng chia sẻ những chuyện đã xảy ra, cảm xúc sau mỗi sự việc như thế nào.

Nhìn nhận một cách khách quan thì đây là cuốn sách với tư duy mở và rất hiện đại, chị chia sẻ những góc nhìn thực sự của mình khi giải quyết những vấn đề mà không phải nhiều người dám nói ra như: “ Đừng chỉ dựa vào trường học”. Đây là nơi cung cấp kiến thức tốt nhất, phổ thông nhất tuy nhiên lại không phải cách duy nhất và thậm chí cũng không phải cách tối ưu nhất, là mẫu số chung cho tất cả mọi người mặc dù không phủ định đây là cách nhanh nhất. Chúng ta đến trường, nghe lời thầy cô giảng dạy, ghi lại kiến thức, làm bài tập theo đúng format và kiểm tra. Cái vòng tròn nhàm chán ấy đôi khi không hề hiệu quả nhưng những nhà làm giáo dục đặt ra. Nó quá rập khuôn, thiếu sự cập nhật cũng như lắng nghe sự sáng tạo, phản biện từ học sinh để mở rộng thêm cách giải quyết vấn đề hay nhìn nhận đa chiều hơn. Bởi vậy mà cuốn sách chắc chắn không thể tránh khỏi những lời chỉ trích hoặc bình luận tiêu cực. Đây cũng là điều dễ lý giải bởi chị Rosie Nguyễn đã từng chia sẻ rằng bản thân dám đưa ra những điều mới thì dám chịu trách nhiệm và lắng nghe ý kiến từ mọi người.

Tư duy và suy nghĩ là thứ khác nhau ở mỗi cá nhân, đồng thời mỗi hoàn cách tác động cũng khiến chúng ta không thể cứ áp đặt người khác vào những quy chuẩn để đánh giá và đưa ra lời nhận xét như một lời mà ai đó đã từng nói: “Hãy mang đôi giày của tôi, và trải qua thử những thứ tôi đã từng trải. Nếu bạn vượt qua mọi thứ tốt hơn tôi, thì hãy phán xét tôi, còn không thì ngậm miệng lại”. Mặc dù có vẻ bảo thủ và bịt tai không quan tâm xung quanh nhưng thực sự khi chúng ta trải qua những khó khăn, những điều mà họ đã phải dùng hết sự dũng cảm và đánh đổ chính bản ngã của mình để vượt qua thì không nên buông lời quá cay đắng.

Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Dù là hàng vạn câu trả lời, câu chuyện khác nhau nhưng xin hãy nhớ rằng: Tuổi trẻ của chúng ta được đánh đổi bởi thanh xuân, sự nhọc nhằn, mồ hôi và nước mắt của mẹ cha mà không một lời oán thán, là tình yêu, sự khao khát bạn sống vui vẻ và bình an trọn đời của họ. Vậy nên dù bạn chọn cho mình lối đi nào, giá trị nào cho chặng đường ấy thì hãy nhớ quay về nhà, hãy nhớ đến hơi ấm trong vòng tay của gia đình. Chúng ta có tuổi trẻ có bạn bè, trải nghiệm và chân trời riêng, sự đáng giá không gì thay thế được cơ mà bố mẹ chỉ có những người con của họ mà thôi, càng lớn tuổi họ càng khao khát được gần bên những đứa con họ chăm sóc, nuôi nấng từ khi còn nhỏ xíu.

Vì vậy mong rằng bạn có trở thành ai, đạt nhiều thành tựu như thế nào, hãy giữ cho mình một góc riêng bình yên nhất nhé.

Cảm nhận cá nhân về cuốn sách

1. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu qua những chuyến đi?

Ở tuổi hai mươi, với những áp lực của một cô/ cậu bé phải học cách trưởng thành và bước ra ngoài thế giới rộng lớn, xa lạ để tự tìm cho mình những giá trị, những chân trời mới. Hẳn là ai trong chúng ta cũng từng rất sợ hãi, hoang mang và bị bủa vây trong sự thành công, ưu tú của những bạn đồng trang lứa xung quanh. Họ giỏi giang, xinh đẹp, có cho riêng mình những sở thích thú vị mà diễn ra hằng ngày, học có số điểm là “con nhà người ta”, dù hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi hay hoạt động trên lớp đều rất năng nổ, có kết quả đáng ngưỡng mộ. Sau đó nhìn lại chính mình, cảm thấy trống rỗng và vô định chưa? Sự bất an vì bản thân mình không có gì đặc biệt, không rất giỏi một môn thể thao nào đó, không có ngoại hình xuất chúng thu hút ánh nhìn, không có tư duy sắc bén để giải những đề bài hóc búa, không có sở thích nào quá đến mức khiến ta feeling, chìm đắm vào nó để thả lỏng mình qua những ngày dài mệt mỏi đó.

Sách tuổi trẻ đánh giá bao nhiêu năm 2024

Hoặc một thực trạng mà tôi thấy khá nhiều hiện nay là với sự lên ngôi của nền tảng chia sẻ các video ngắn là Tik tok, những clip triệu view triệu tim về những bạn có IELTS 8,5, là chủ tịch câu lạc bộ, nụ cười rực rỡ tỏa nắng và đạt được các kết quả cao ở cả học vấn vẫn các môn năng khiếu thì sự chán nản lại khiến bạn thở dài. Chính vì vậy, ở cuốn sách này, chị Rosie Nguyễn đã giúp các bạn tự tìm kiếm khả năng, điểm mạnh trong học tập và trải nghiệm của bạn qua những chia sẻ rất chân thật ở những chương đầu. Chị có nhắc đến là khi ấy, với một sinh viên ngoại thương như chị đã quá bị động trong việc học, xem trường học là nơi duy nhất để tiếp thu kiến thức và thầy cô là nguồn tài liệu độc quyền. Điều đó khiến chị mất đi sự hứng thú với học tập và kết quả cũng không khả quan như chị mong đợi. Từ đó mà bài học chúng ta tiếp thu được từ đây là rèn luyện tư duy phản biện, học một cách chủ động và nhắc lại nội dung kiến thức thông qua gợi nhớ và những keyword, những giá trị và bản chất của vấn đề chứ không phải cách học mặt chữ, học một cách máy móc và kém hiệu quả. Rèn luyện tư duy đặt câu hỏi cho vấn đề, lật ngược đi tìm khởi nguồn cho các vấn đề được đưa ra là một gợi ý cực kì hay để giúp chúng ta có những hướng giải quyết cực kì hiệu quả mà bớt đi những bước rườm rà và quá rập khuôn.

Bên cạnh đó, việc đến thư viện, mua sách, chủ động tìm hiểu để giải quyết vấn đề từ những hiện tượng, xu hướng xung quanh cũng trở nên được áp dụng tối đa hơn bao giờ hết. Để chúng ta trang bị những kiến thức, kĩ năng và sự tự tin cho những chặng đường mới, những nơi mà chưa bao giờ nghĩ đến, đối diện với nỗi sợ màu đen trong chính mình, để từ đó vượt lên, mạnh mẽ và trưởng thành hơn bao giờ hết. Và những vùng đất mới được chị nhắc đến ở đây không phải sự hoa lệ của Paris xa xôi, sự tiên tiến của New York sầm uất mà ở ngay trên mảnh đất hình chữ S này. Quê hương, Tổ quốc của chúng ta. Khi đi ra mới hiểu sự nồng hậu trong ánh mắt của những người đồng bào, bãi cát trắng lấp lánh ở bãi biển miền Trung, những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo ôm lấy những đồi cây xanh tít mắt, là tiếng chim lảnh lót trên đầu hay tiếng cười nói tíu tít của những em nhỏ cắp sách đến trường trong những chuyến đi “Ta ba lô trên đất Á”.

Chị Rosie Nguyễn không chỉ là người yêu thích những chuyến đi mà còn rất chăm chỉ up lên những blog chia sẻ với câu từ chau chuốt nhưng vẫn giữ nét mộc mạc mà tinh nghịch, đó còn là những kinh nghiệm hữu ích trong học tập để kiến thức là một chân trời thú vị khiến chúng ta miệt mài khai thác và gom nặng thêm vào balo hành lý trên vai. Bên cạnh nữa là tầm quan trọng của những cuốn sách với chị, đó không chỉ là những người bạn đồng hành, là người truyền đạt tri thức mà còn là đam mê đọc và “du lịch” qua những trang sách của chị.

2. Là nguồn cảm hứng, động lực chứ không đơn thuần chỉ là “những ghi chép trải nghiệm”

Những câu chuyện được chị kể lại qua cảm xúc và góc nhìn của mình mang đến cho người đọc cho tôi rất nhiều sự mới mẻ qua từng chuyến đi ấy, qua từng chặng đường chị tiến về phía trước. Không những vậy mà thói quen đọc sách, khám phá thiên nhiên cũng không còn được quá nhiều bạn trẻ quan tâm bởi họ có hàng nghìn cách tiêu khiển khác nhau ngoài kia. Tuy nhiên, tìm tới niềm vui ở góc sâu thẳm nhất trong tâm hồn, để ta nuôi dưỡng mầm cây ấy tốt tươi thì những điều tốt lành, những giọt nước trong lành từ những trang sách, những bước chân mới là điều đọng lại lâu dài nhất.

Chúng ta càng bận rộn, càng trưởng thành thì càng nhiều trách nhiệm, quy tắc đè lên trên vai mình nên sự stress, thậm chí là trầm cảm có xu hướng tăng cao. Ở cuốn sách chị không nói quá sâu về vấn đề chuyên môn. Tuy nhiên lại đưa ra cho chúng ta một giải pháp chung tưởng chừng vô cùng đơn giản cơ mà cực kì hiệu quả và do chính bản thân mình vượt qua đó chính là self-help - tự chữa lành cho chính mình. Bởi điều mà hẳn ai cũng biết là chỉ có bản thân mình mới hiểu tường tận và chi tiết nhất những gì mình đã trải qua, những cảm xúc mà mình phải chịu đựng, kìm nén và che dấu, ẩn sâu sau profile được nhiều người ngưỡng mộ và mong muốn đạt được đó là một “em bé” mong manh và vô cùng yếu đuối đang gào khóc không chừng. Mỗi người cứ phải gồng mình lên để làm việc, để đạt được những mục tiêu của bản thân mà quên mất rằng nó cũng như một chiếc áo bành tô dày, đến khi về nhà rồi là phải cởi bỏ và treo lên. Cuộc sống của người lớn thì không có hai chữ “dễ dàng” nên cách chúng ta nhìn nhận và tự mình xoa dịu, khâu lại vết thương cho chính mình mới là điều mà từ những đứa trẻ trở thành người lớn học được.

Lời kết

“ Những người trẻ tuổi học sống thế nào bằng ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống.”

– Henry David Thoreau –

Đúng như tinh thần của cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? và ý nghĩa của câu nói trên, mong rằng tuổi trẻ của chúng ta, mỗi người sẽ tìm cho riêng mình một khoảng trời riêng để vùng vẫy, có những chuyến đi đến những vùng đất mà bạn khao khát muốn đặt chân. Những hành trình rồi vẫn sẽ nối dài và con người bạn cũng dần trở nên ấm áp và lấp lánh nụ cười như những tia nắng sớm. Vậy nên đừng quá bận tâm đến những thứ của người khác, thành công của người khác, tư duy của người khác, hành trình của người khác,... mà hãy như những chú lính chì dũng cảm, lặng lẽ tìm cho bản thân một chìa khóa mở ra “Tuổi trẻ” của chính mình, để dù đi đến đâu, gặp gỡ bao nhiêu người, trở về bạn vẫn là chính bản thân của những ngày thanh xuân rực rỡ nhất.

Sách tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu có bao nhiêu phần?

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? được tác giả chia làm 3 phần: HỌC, LÀM, ĐI.

Tác giả của quyển sách Tuổi Trẻ đáng giá bao nhiêu?

Bằng trải nghiệm sống của chính mình, cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – tác giả Rosie Nguyễn đã đem đến cho các độc giả đang loay hoay với tuổi trẻ của mình những câu trả lời và hướng dẫn tỉ mỉ nhất để có một tuổi trẻ đáng giá và rực rỡ.

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu là loại sách gì?

Sau đây tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh cuốn sách "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của tác giả Roise Nguyễn. Cuốn sách là thuộc thể loại self-help, được coi là kim chỉ nam cho giới trẻ qua 5 phần sách xúc tích, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, đặc biệt là dễ thấm.

Thông điệp của tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Cuốn sách mở ra cho người đọc một trong rất nhiều con đường để bước qua tuổi trẻ. Phần 1: “Tôi đã học như thế nào”, tác giả đã thuật lại câu chuyện tuổi trẻ của mình, qua đó gửi gắm thông điệp “Mỗi cá nhân có một thế mạnh khác nhau. Tuổi trẻ trôi qua như một cái chớp mắt nên hãy tìm cách để hiểu và trân trọng bản thân.