Rau tần ô tiếng trung là gì

Bạn biết được từ vựng nào về rau củ quả trong tiếng Trung? Bạn có tâm hồn ăn uống? Hay thường mua các loại Rau Củ Quả? Cùng NEWSKY học Từ vựng tiếng Trung về Rau Củ Quả nhé!

1.空心菜 /kōngxīncài/ rau muống

2.落葵 /luòkuí/ rau mồng tơi

3.树仔菜/ shùzǎicài/ rau ngót

4.罗望子/luówàngzi/ quả me

5.木鳖果/mùbiēguǒ/ quả gấc

6.高良姜/gāoliángjiāng/ củ giềng

7.香茅/xiāngmáo/ củ sả

8.黄姜/huángjiāng/củ nghệ

9.芫茜/yuánqiàn/ lá mùi tàu,ngò gai

10.花生/huāshēng/ đậu phộng,lạc

11.绿豆/lǜdòu/ đậu xanh

12.豌豆/wāndòu/ đậu Hà Lan

13.豆豉 /dòuchǐ/ hạt tàu xì

14.栗子/lìzi/ hạt dẻ

15.山竹果/shānzhúguǒ/ quả mãng cầu

16.豇豆 /jiāngdòu/ đậu đũa

17.黄豆/huángdòu/ đậu tương,đậu nành

18.红豆/hóngdòu/ đậu đỏ

19.黑豆/hēidòu/ đậu đen

20.角瓜/ jiǎoguā/ bí ngồi,mướp tay

21.南瓜/ nánguā/ bí đỏ

22.胡萝卜/húluóbo/ cà rốt

23.葫芦/húlu/ quả hồ lô,quả bầu

24.芦荟/lúhuì/ lô hội,nha đam

25.萝卜/luóbo/ củ cải

26.冬瓜/dōngguā/ bí đao

27.丝瓜/sīguā/ quả mướp

28.黄瓜/huángguā/dưa chuột

29.苦瓜/kǔguā/ mướp đắng

30.佛手瓜/ fóshǒuguā/ quả susu

31.西兰花/xīlánhuā/ hoa lơxanh,bông cải xanh

32.节瓜/jiéguā/ quả bầu

33.番茄/fānqié/ cà chua

34.辣椒/làjiāo/ ớt

35.芦荟/lúhuì/ lô hội,nha đam

36.甜椒/ tiánjiāo/ ớt ngọt

37.姜/jiāng/ gừng

38.茄子/qiézi/ cà tím

39.红薯/hóngshǔ/ khoai lang

40.土豆/tǔdòu/ khoai tay

41.西兰花/xīlánhuā/ hoa lơxanh,bông cải xanh

42.节瓜/ jiéguā/ quả bầu

43.番茄/fānqié/ cà chua

44.辣椒(làjiāo)ớt

45.胡椒/hújiāo/ hạt tiêu

46.菜心/càixīn/ rau cải chíp

47.大白菜/dàbáicài/ bắp cải

48.甘蓝/gānlán/ bắp cải tím

49.芋头/yùtou/ khoai môn

50.莲藕/liánǒu/ củ sen

51.莲子/liánzǐ/ hạt sen

52.芦笋/lúsǔn/ măng tay

53.榨菜/zhàcài/rau tra (một loại rau ngam)

\>> Xem thêm: Từ vựng về Hải Sản trong tiếng Trung

\>> Xem thêm: 20 Thành ngữ tiếng Trung hay

Bài viết Từ vựng tiếng Trung về các loại Rau Củ Quả được Trung tâm tiếng Trung NEWSKY sưu tầm và tổng hợp.

Rau tần ô là một loại rau ăn lá có nhiều tên gọi tùy theo địa phương: Rau cúc, cây cải cúc, cải tần ô, cúc tần ô, cải nhúng (vì thường nhúng ăn tái ngon hơn), tên khoa học là Chrysanthemum Coranaryum L., thuộc họ cúc.

Tần ô có hương vị hơi nồng giống mù tạc nhưng rau tươi rất giòn. Tần ô được sử dụng phổ biến trên nhiều nước như Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và đảo Crete ở Hy lạp.

Ở Việt Nam rau tần ô dùng làm rau ăn sống, tái, nấu canh, lẩu đều ngon thơm, giòn... Nhưng điều cần nhớ là khi nấu không nên nấu chín quá sẽ làm hỏng các thành phần hoạt chất có lợi. Tuy nhiên, tác dụng của nó đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Một điều thú vị là, chúng còn có tác dụng trị bệnh rất tuyệt vời.

Thành phần

Rau tần ô chứa các acid amin, lysin, analin, glutamic, threonin, aspartat, prolin, chất béo, chất xơ, đường, carotene, vitamin A, B1, B2, B6, C, E, K, niacin, acide pantotenic, calci, sắt, kẽm, selen, tinh dầu thơm.

Theo đông y, rau tần ô có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, không độc. Có tác dụng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí, chữa ho lâu ngày, thổ huyết, tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nhức đầu kinh niên, dùng cho trường hợp ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản...

Cây rau xanh thơm ngon này rất thích hợp với người bị bệnh cao huyết áp, người lao động trí óc, thiếu máu, gãy xương. Tuy nhiên khi tiêu chảy thì không nên ăn.

Rau tần ô phát triển vào mùa lạnh. Dùng trong ăn uống, thường là sử dụng phần cọng và lá, lúc cây còn non. Nhưng khi dùng làm thuốc, người ta sử dụng toàn bộ cây tần ô, gồm: Rễ, cọng, thân, lá và hoa.

Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên rau tần ô rất lành tính. Nếu không đúng mùa rau tần ô, bạn có thể dùng rau tần ô phơi khô cũng có tác dụng rất tốt.

Dùng rau tần ô thương xuyên, sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Giúp giảm cân, nhờ chứa nhiều acid chlorogenic và acid hydroxycinnamic (cũng có nhiều trong hạt cà phê). Acid chlorogenic được chứng minh là có đặc tính làm chậm sự gia tăng nồng độ của glucose trong máu sau bữa ăn, nhờ đó nó được xem là một chất dinh dưỡng giảm cân tuyệt vời. Tần ô rất ít calo, với 100g chỉ cung cấp khoảng 22 calo nhưng lại rất giàu chất xơ, ít chất béo, do đó ăn tần ô chắc chắn không bị béo phì.
  • Là chất chống oxy hóa tốt nhờ chứa nhiều hợp chất phytochemical như flavonoid, vitamin và carotenoid. Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe con người vì chúng làm phá vỡ các gốc tự do, các phân tử phá hoại cơ thể gây bệnh tim, lão hóa sớm, nhăn da, ung thư và các bệnh khác. Để duy trì tác nhân chống oxy hóa của lá tần ô, chỉ nên đun trong vài phút, không nên nấu lâu.
  • Cung cấp nhiều Kali cho sức khỏe, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và huyết áp. 100g tần ô đun chín cung cấp 270mg K trong khi ăn 100g tươi có thể cung cấp 460mg, gấp 30% so với lượng chuối. Kali là một khoáng chất quan trọng mà thiếu nó sẽ không có sự dẫn truyền xung động thần kinh và gây mỏi cơ bắp. Một chế độ ăn giàu Kali giúp bảo vệ chống lại bệnh cao huyết áp, đột quỵ, sỏi thận, đầy hơi và loãng xương.

Tuy không thấy ghi nhận độc tính của rau tần ô nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo là nếu ăn nhiều quá nó có thể có một số tác dụng phụ nhẹ như gây khó chịu ở dạ dày và bộ máy tiêu hóa.