Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào tốt nhất năm 2024

Công nghệ thực phẩm là một ngành học đa diện, kết hợp giữa kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ để nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng và mang tính sáng tạo Nên học Công nghệ thực phẩm ở trường nào là tốt nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Zunia nhé!

Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào tốt nhất năm 2024

1. Trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm khu vực miền Bắc

Công nghệ thực phẩm là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao. Nắm bắt được xu hướng đó, các trường đại học tại miền Bắc đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới. Bài viết dưới đây của Zunia giới thiệu về các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại khu vực miền Bắc và Hà Nội giúp bạn tham khảo và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp.

- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN)

- Đại học Công nghiệp Hà Nội (DCN)

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN)

- Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên (DTN)

- Đại học Nông Lâm Bắc Giang (DBG)

- Đại học Mở Hà Nội (MHN)

- Đại học Công nghiệp Việt Trì (VUI)

- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (SKH)

- Đại học Sao Đỏ (SDU)

2. Trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm khu vực miền Trung

Tại miền Trung, Công nghệ thực phẩm là ngành học luôn được các thí sinh quan tâm và mong muốn theo học nhằm đón đầu xu thế trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm. Hiểu được nhu cầu và tiềm năng của ngành này, các trường đại học tại miền Trung đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình đào tạo, để đảm bảo rằng sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được học tập và rèn luyện kỹ năng trong môi trường chuyên nghiệp và tiên tiến. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại miền Trung mà bạn có thể cân nhắc:

- Đại học Nông Lâm - ĐH Huế (DHL)

- Đại học Bách khoa - ĐH Đà Nẵng (DDK)

- Đại học Công nghiệp Vinh (DCV)

- Đại học Vinh (TDV)

- Đại học Quy Nhơn (DQN)

- Đại học Yersin Đà Lạt (DYD)

- Đại học Nha Trang (TSN)

- Đại học Đà Lạt (TDL)

- Đại học Tây Nguyên (TTN)

- Đại học Đông Á (DAD)

- Đại học Phan Thiết (DPT)

- Đại học Duy Tân (DDT)

3. Trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm khu vực miền Nam

Với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng kéo theo ngành Công nghiệp thực phẩm tại khu vực miền Nam cũng phát triển mạnh mẽ với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao, đồng nghĩa với việc "cơn khát" nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, các trường đại học tại miền Nam đã không ngừng cập nhật chương trình đào tạo và trang bị những cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để đào tạo ra các kỹ sư Công nghệ thực phẩm có trình độ chuyên môn cao. Trong bài viết này, Zunia giới thiệu đến bạn các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại khu vực miền Nam và TP.HCM để bạn tham khảo và lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho bản thân.

- Đại học Công Thương TP.HCM (DCT)

- Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)

- Đại học Nông Lâm TP.HCM (NLS)

- Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM (QSB)

- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (SPK)

- Đại học Công nghệ TP.HCM (DKC)

- Đại học Mở TP.HCM (MBS)

- Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM (QSQ)

- Đại học Nguyễn Tất Thành (NTT)

- Đại học Công nghệ Sài Gòn (DSG)

- Đại học Cần Thơ (TCT)

- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ (KCC)

- Đại học Lạc Hồng (DLH)

- Đại học Văn Hiến (DVH)

- Đại học Nam Cần Thơ (DNC)

- Đại học Văn Lang (DVL)

- Đại học An Giang (AGU)

- Đại học Thủ Dầu Một (TDM)

- Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU)

- Đại học Trà Vinh (DVT)

- Đại học Tây Đô (DTD)

- Đại học Công nghệ Đồng Nai (DCD)

- Đại học Cửu Long (DCL)

- Đại học Bình Dương (DBD)

- Đại học Tiền Giang (TTG)

- Đại học Kiên Giang (TKG)

Các trường được nêu tên trên đều có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đạt chuẩn chất lượng, với đội ngũ giảng viên có trình độ cao kết hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại mang đến cho sinh viên môi trường học tập năng động, phát triển năng lực toàn diện. Ngoài ra, các trường này cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và các hoạt động hỗ trợ sinh viên để các bạn phát huy tối đa khả năng của mình trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

Trên đây là thông tin về các Trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm mà Zunia đã tổng hợp ở các khu vực trên cả nước. Các bạn có thể lựa chọn trường đào tạo phù hợp với năng lực, điều kiện và nguyện vọng của mình. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh và cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được gặp gỡ và giải đáp thắc mắc cùng các giảng viên hàng đầu trong ngành Công nghệ thực phẩm.

ngành Công nghệ thực phẩm ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương trung bình của nhân viên ngành công nghệ thực phẩm dao động ở mức 6 - 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và công ty mà nhân viên đang làm việc. Đối với vị trí sinh viên mới ra trường, lương khởi điểm thường ở mức 5 - 7 triệu đồng/tháng.

ngành Công nghệ thực phẩm lấy bao nhiêu điểm?

Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ngành Công nghệ thực phẩm (chất lượng cao tiếng Anh) có điểm chuẩn là 17,5; Công nghệ thực phẩm (chất lượng cao tiếng Việt) có điểm chuẩn là 17; Công nghệ thực phẩm (đại trà) có điểm chuẩn là 20,1 với các khối A00, B00, D07, D90.

Công nghệ thực phẩm cần học giỏi môn gì?

HCM xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm theo 2 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa) và (Toán, Hóa, Tiếng Anh). Năm 2023, trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH) tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm với 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa); B00 (Toán, Hóa, Sinh); D07 (Toán, Hóa, Anh); C08 (Văn, Hóa, Sinh).

Ngành công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.