Allan paivio thuyết mã hóa kép là người canada năm 2024

Đổi mới giáo dục đã và đang là một trong những vận động chủ lực trong xã hội Việt Nam đương đại, được đưa vào Nghị quyết Trung ương và được toàn dân hưởng ứng. Đổi mới giáo dục đã sớm xúc tiến ở các nước Âu-Mĩ, thu hút hàng trăm nhà nghiên cứu chuyên nghiệp với nhiều công trình hữu ích về cả lí luận lẫn thực tiễn. Kinh nghiệm cho thấy, cải cách, đổi mới giáo dục học đường bắt đầu từ việc xây dựng nền tảng lí luận văn hóa học đường hợp lí, tiến bộ, làm kim chỉ Nam cho toàn bộ quá trình thiết kế, vận hành cuộc vận đổng đổi mới giáo dục ấy. Bài viết này vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp trên cơ sở so sánh - đối chiếu thành quả nghiên cứu, xây dựng văn hóa học đường Âu-Mĩ làm nền tảng cho việc xây dựng nội hàm khái niệm văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, văn hóa học đường chia sẻ phần lớn nét tương đồng giữa các nền văn hóa, vốn là những đặc điểm do tính chất ngành nghề (ngành giáo dục) tạo nên; song cái quan trọng cốt lõi lại là yếu tố nội sinh của từng nền văn hóa: đó là quan điểm, mục tiêu, chủ trương, chính sách, cung cách quản lí và tính chất của nền giáo dục truyền thống. Educational innovation has been and is one of the key advocates in contemporary Vietnamese society, being included in the Central Party Resolution and positively responded by the people. Educational innovation was early taken place and has been continuously promoted in European and American countries, attracting hundreds of professional researchers who have published many useful works in both theory and practice. The experience of these countries shows that, education reform and renovation strongly require the building of a reasonable, progressive and theoretical basis for school culture, making it a guideline for the whole process of designing and operating that campaign of educational innovation. This paper applies the method of document analysis under the comparative perspective to investigate the theoretical and practical experience of the US and European countries in building school culture for the sake of renovating school culture in Vietnam today. The study shows that school culture shares most of the similarities among cultures, which are characteristics created by the nature of the field of education itself; however, the intrinsic factors such as the viewpoint, goals, guidelines, policies, management practices and the nature of traditional education in each country, etc. play an even more important role in the whole process

Chương 10: Chánh Giác - Suối Nguồn của Từ Bi và Trí Tuệ

Nên nhớ rằng mục đích của chúng ta không phải là có thêm nhiều tín đồ mà là có thêm nhiều người giác ngộ. Những khi truyền giảng giáo pháp, đừng khuyến khích người ta quy y làm Phật tử; chỉ nên khuyến khích người ta tu tập những phẩm tính như tình yêu thương, lòng từ ái, trách nhiệm phỗ quát và trí tuệ bản nhiên sẵn có nơi mỗi người.

-- His Holiness the Dalai Lama

Một số triết gia phương Tây như Immanuel Kant tin rằng chúng ta chịu sức nén của thời gian và không gian nên nhận thức về thực tại của chúng ta luôn luôn bị giới hạn. Ngược lại, những người Phật tử tin rằng không những người ta có thể nhận thức trực tiếp mà nhận thức trực tiếp còn là điều không tránh được nếu người ta sử dụng những phương pháp nhìn thích hợp. Chúng ta có thể thể nghiệm thực tại tối hậu và chính sự thể nghiệm này là chánh giác. Nhờ vào thiền định chúng ta vượt khỏi những giới hạn của tầm nhìn do giác quan mang lại và nhận thức thế giới như nó thật sự đang là.

Cách nhìn này mở ra một khung trời mới, một chiều kích mới với những khả năng mới. Trong thế giới không gian và thời gian của Kant, người ta chỉ có khả năng hạn chế mà thôi; nhưng trong khung trời tuệ giác, nơi nào cũng ẩn tàng những khả năng mới. Khả năng mới có mặt trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như khả năng mở ra những phương pháp trị liệu mới. Plotinus triết gia Hy Lạp cổ đại, người mà Evans-Wentz xem là một nhà tư tưởng phương Tây gần gũi nhất với Phật giáo Tây Tạng cho rằng con người phải sống trong cả hai thế giới trên để khai thác được những tiềm năng viên mãn nhất.

Phật giáo Tây Tạng nêu lên con đường dẫn đến chánh giác, con đường chuyển hóa. Sự chuyển hóa bắt đầu từ nội tâm, mang lại nhận thức trực giác về bản chất của thế giới chung quanh. Chánh giác là suối nguồn của đại trí tuệ và của một tấm lòng thương yêu sâu thẳm, chăm sóc tha nhân. Hai phẩm tính này của chánh giác trí tuệ và từ bi lại là suối nguồn của hạnh phúc.

Trí Tuệ của Chánh Giác

Trí tuệ chánh giác liên quan đến nhận thức tánh không. Tánh không nghĩa là thể nghiệm rằng tất cả những gì chúng ta biết và tiếp xúc qua đều là thoáng chốc. Không có gì bền bỉ mãi mãi, mọi thứ trong bản chất nội tại của nó đều không thật sự hiện hữu. Trong thiền quán, bản thân chúng ta tự chứng nghiệm như vậy. Cũng giống như những ý tưởng đến và đi trong tâm của chúng ta, các sự vật cũng vậy, chúng hiện hữu trong một lúc nào đó rồi cuối cùng cũng hư hoại. Ngay cả sinh mạng của chúng ta cũng có hạn định thời gian. Tuệ giác có thể nhìn xuyên qua những ảo giác về tính thường bền mà chúng ta gán cho cuộc đời, giống như ảo giác khi chúng ta nhìn về bên kia chân trời.

Chúng ta có thể nhận ra được điều đó nếu chúng ta nghĩ về cái thực tại ảo (trong vi tính). Hầu hết những người nối kết internet đều thấy rằng có rất nhiều điều để học, để làm và để biết trên mạng. Đồng thời mọi người đều biết rằng không gian trên mạng là dạng không gian không có thật mà chỉ là tập hợp những nhịp giao động điện từ mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sử dụng nó, làm các công việc với sự hiển bày của nó và theo đó xử lý y như là nó có thật. Tương tự như vậy, thế giới mà chúng ta đang sống dường như là thường hằng, được mọi người sử dụng và trải nghiệm qua. Tuy nhiên, cuối cùng nó cũng chóng vánh và trống rỗng không khác gì khoảng không gian ảo trên mạng internet.

Nếu các sự vật là trống rỗng, vậy thì chúng là gì? Khi chúng ta tìm kiếm bản chất đích thực của các sự vật, chúng ta khám phá ra là không có gì cả. Ngay cả khi chúng ta tìm kiếm người tư duy, người mà đang tư duy về phương sở của người tư duy, chúng ta lại thấy chẳng có ai cả, chẳng có gì cả. Cuối cùng, tất cả đều trống rỗng. Trống rỗng (hay tánh không) là bản chất đích thực của thực tại. Nhận thức trực quan điều này, ngang qua thiền định, là suối nguồn thuần lạc của chánh giác.

Lòng Bi Mẫn

Tuệ giác cũng cho chúng ta biết rằng chúng ta không đơn độc trong thế giới này. Thật sự, chúng ta đều từ những cái trống rỗng mà tạm có ra, từ tánh không, nên chúng ta đồng nhất với nhau. Như vậy, trí tuệ cho chúng ta biết rằng con đường chân chánh hòa điệu với chánh giác là con đường bi mẫn. Những người Phật tử Tây Tạng đã triển khai những pháp môn làm tăng trưởng những xúc cảm bi mẫn, những xúc cảm trở thành dạng biểu lộ tự nhiên trong cuộc sống.

Lòng thương có tuệ giác là lòng thương dành cho tất cả sinh linh trong cõi đời. Lòng thương có tuệ giác khác với lòng thương phàm tục ở chỗ không có sự phân biệt: tức là, yêu thương tất cả mọi sinh linh. Với tình cảm thế nhân, chúng ta thương yêu rất mực đối với những ai trong phạm vi thân thiết; chúng ta có cảm giác dửng dưng, thậm chí có cảm giác không ưa đối với những người xa lạ. Phật giáo dạy người ta hãy yêu thương tất cả mọi người như nhau và hãy biểu lộ tấm lòng từ ái đối với tổng thể sinh loại trong thế gian này.

Tuệ Giác Ngay Trong Đời Này

Trí tuệ là lòng bi mẫn theo chánh giác phải là một nếp sống. Phật giáo Tây Tạng khích lệ người ta hãy triển khai trí tuệ và lòng bi mẫn để có thể sống một đời sống có tuệ giác, một đời sống thực sự tròn đầy. Tất cả mỗi một sự vật đều có tác động của nó. Cuộc sống này, tại đây và bây giờ chính là nơi chúng ta tìm thấy chánh giác. Thực tại tối hậu không nằm ngoài phạm vi của thực tại bình nhật: Chúng là một chớ không khác nhau.

Các sự vật chung quanh bạn đều có thể được dùng làm biểu tượng của chánh giác, được dùng như một cơ hội để có nhận thức sâu lắng hơn. Câu chuyện kể rằng: Một vị sư huynh sau khi được ấn chứng rời khỏi tu viện hành cước. Ngày nọ vị sư đệ thấy sư huynh đang ném rác vào khu xây dựng. Giật mình khi thấy vị sư huynh đáng kính lại can vào một hành vi hạ liệt như vậy nên hỏi:

-- Sư huynh đang làm gì ở đây?

-- Với mỗi một mớ rác mà ta đang quăng đi là ta loại bỏ huyễn tướng khỏi tâm thức. Rác là thầy của ta.

Mỗi hành động, mỗi trải nghiệm, mỗi mối quan hệ, tất cả sự vật trong cuộc sống của chúng ta đều là biểu tượng của tuệ giác. Càng trải nghiệm, cảm xúc và quán chiếu nhiều chừng nào thì bạn càng hòa nhập vào tuệ giác chừng đó. Sống như vậy là cách để đạt đến chánh giác. Sống với trí tuệ và lòng bi mẫn là một cuộc sống xứng đáng.

Không nên lẫn tránh những mối tương quan và những hoàn cảnh trong đời sống, đúng hơn, hãy tiếp nhận và xem đó là nền tảng để chứng đạt được tâm giác ngộ. Nếu cảnh giới luân hồi này là Niết-bàn, chúng ta không nên lãng tránh cuộc sống của mình; dù đó là giàu có, thành công, và những quan hệ hữu hảo; dù đó là nghèo khó, thất bại, và những quan hệ đầy xung đột. Mỗi một hoàn cảnh đều có cái gì đó để học hỏi, một phương diện của chánh giác để trải nghiệm, nếu chúng chúng nhận thức với một tâm thái chính chắn. Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy rằng chúng ta có thể vượt qua sự tức giận nhờ nhận ra rằng ngay cả những kẻ thù cũng là người mang đến cho chúng ta cơ hội để chúng ta trở nên hiền trí hơn và bi mẫn hơn. Nhờ những tương tác mà chúng ta tiến hóa. Nhờ những tình thế khó khăn mà chúng ta có những kiến giải quan trọng. Chúng ta có thể cám ơn những người và những chuyện nghịch lòng, vì những cái toại lòng không bao giờ có thể mang đến cho chúng ta cơ hội cùng loại để vượt qua và thăng tiến. Cụ thể, khi chúng ta đối diện với thù nghịch bằng sự nhẫn nại thì chúng ta mới có được tính kiên trì. Ngược lại, những ai có tâm không ổn định thì sẽ thoái hóa. Bất cứ một lợi đắc bề ngoài nào mà những người ấy dường như đạt được đều là không thật và hư ảo; vì bên trong thế giới nội tâm của họ đang có một bước suy thoái.

Những Phật tử Tây Tạng tin rằng chúng ta phải sử dụng tất cả những phẩm tính mà chúng ta bẩm thụ làm thành nguồn lực để tiến bước trên con đường chánh đạo. Không nên làm xói mòn năng lực của tư duy và của cảm xúc; ngược lại, phải làm sắc bén và sử dụng như những công cụ. Những mối quan hệ cũng rất hữu ích. Trong những trải nghiệm thân thiết song phương, chánh giác có thể hiển lộ cho cả hai người. Đạo sư Atisa dạy rằng chúng ta có thể dũng mãnh duy trì thiền tâm và thực hiện những hành vi chơn chánh ngay cả khi chúng ta đang đắm mình trong những cảm xúc. Với khả năng an trú trong dòng tuệ giác ở mọi tình huống, người ta đạt được phúc lạc thuần khiết viên mãn.

Đời sống là biểu hiện của chánh giác. Trong nền văn học Bà-la-môn, thời điểm chánh giác là thời điểm mà giọt sương tâm thức của tự ngã cá nhân hòa với mênh mông nước biển tâm thức của đại ngã vũ trụ. Tuy nhiên, trong Phật giáo Tây Tạng, thời điểm chánh giác chính là thời điểm mà chúng ta làm cho biển tâm thức của đại ngã vũ trụ hiển lộ ngang qua tâm thức cá nhân. Sự tương phản này là do nhận thức rằng tâm thức cá nhân chỉ là một trải nghiệm huyễn ảo, nhất thời và tương đối. Mọi hành vi, mọi ý tưởng, mọi xúc cảm đều là chánh giác. Sự hiển lộ của chánh giác lại cũng là phương tiện khéo léo để dẫn dắt những người khác đạt được chánh giác.

Tìm Cầu Con Đường Chánh Giác

Những người Tây Tạng thích xem hành trình của Phật tử là một vòng tròn tương tục: sinh, sống, chết, tái sinh; vòng tròn này diễn tiến cho đến khi mọi sinh linh đều đạt thành chánh quả. Con đường đạo luôn luôn diễn tiến; nhưng đôi khi cũng có thể bị gián đoạn, tương tự như lúc kết thúc mỗi niên khoá của một cấp học: năm đầu, năm giữa, năm cuối.

Bước đầu là nhận ra rằng chúng ta có thể chứng được chánh giác nếu chúng ta thật sự muốn. Tất cả chúng ta đều có năng lực để tự mình đổi hướng từ tiêu cực thoái hóa sang hướng tích cực tiến hóa; đó là điểm phát xuất. Quy luật diễn tiến của nghiệp cho thấy rằng những hành vi thiện hay bất thiện đều là hạt nhân được gieo, chắc chắn sẽ trổ quả trong tương lai. Những hành động trong sáng tạo ra tương lai hạnh phúc; những hành vi đen tối tạo nên tương lai khốn khỗ. Khi quán chiếu rằng những hành vi đen tối chỉ mang lại bất hạnh mà thôi thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng từ bỏ việc sát hại, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, rủa chửi, nói lời dèm pha, nói lời phù phiếm, tham lam hay sân giận.

Nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hiện một việc ác, cụ thể như một người hung bạo nào đó gieo hạt giống hung bạo sẽ nên hung bạo hơn nữa. Cảnh giới mà những người như vậy tạo ra sẽ là một cảnh giới không thoải mái và đầy hận thù. Đời sống của họ sẽ đầy những rối loạn và khốn khỗ. Nếu bạn muốn có một đời sống hạnh phúc thì hãy từ bỏ bạo lực. Tiến trình chuyển hóa gồm 3 việc:

  1. 1. nhận thức những hành động lầm lỗi.
  2. 2.phát triển tâm cải hối
  3. 3.nnỗ lực tránh xa những hành động như vậy trong tương lai.

Một khi bạn bắt đầu sống hòa điệu hơn với cái trong sáng thì bạn có thể bắt đầu mở hướng nhận thức về phương trời tuệ giác. Công phu thiền định giúp cho bạn biết cách giữ gìn chánh niệm, tâm thanh tịnh và nhất tâm. Trong bước thứ hai này bước thiền định, thỉnh thoảng, bạn có được một thoáng cảm giác thuần lạc và cảm giác tròn vẹn của chánh giác; động cơ tu tập trở nên rõ ràng hơn nữa. Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng nếm trải qua động cơ tự nhiên này; giả dụ như bạn đọc báo hay xem ti vi thấy mục điểm phim nói về bộ phim mà bạn muốn xem, hay bạn nghe bạn bè giới thiệu nói về một quyển sách mà bạn cảm thấy thích thú. Bạn cảm thấy mình rất mong được thưởng thức, và có thể không ngừng mơ tưởng cho đến khi nào bạn xem được bộ phim hay đọc được quyển sách đó.

Bước thứ ba là biểu hiện cao nhất của Phật giáo: làm phát khởi tinh thần bi mẫn. Một khi người ta đã từng thân chứng một thoáng chánh giác thì tự nhiên người ấy mong muốn giúp cho người khác. “Bảy chi phần truyền khẩu về nhân quả” dạy cho chúng ta cách thức phát triển một tâm thái bi mẫn do sự thôi thúc từ bên trong, chớ không phải do ai đó bảo bạn phải làm. Một chuổi những thiền pháp này chỉ bày từng bước một làm thế nào để biểu lộ cảm xúc yêu thương tự nhiên, như dạng cảm xúc của người con đối với người mẹ, nhưng ở đây là đối với tất cả mọi người trên cuộc trần gian này (xem hướng dẫn ở chương 15).

Chỉ phát triển tâm bồ đề thôi thì chưa đủ. Bạn còn cần phải rèn luyện những hoạt động của một vị Bồ-tát với 6 đức tính viên mãn rộng lượng, khắc kỷ, kiên nhẫn, kiên trì, nhất tâm và trí tuệ để hoàn thiện bản thân. Như vậy, để hoàn thiện tâm bố thí, hành giả phải can đảm “cắt đứt sợi dây lẫn tiếc đang cột trói tâm hồn” (Mullin 1982, 151). Bắt đầu từ những việc nho nhỏ như chia sẻ một tí vụn bánh với một con chim se sẻ cho đến khi mọi hành động đều mang tính rộng lượng. Mỗi một đức tính viên mãn đều được hướng dẫn để thực hiện một cuộc chuyển hóa; không phải chuyển hóa tâm thức mà thôi mà còn chuyển hóa hành động.

Sự tu luyện cao nhất và triệt để nhất ở bước thứ ba này là pháp Kim Cang Thừa. Tu theo pháp này cần phải có vị đạo sư hướng dẫn và phải thọ nhận lễ quán đảnh. Vị đạo sư sẽ chỉ dẫn cho hành giả những gì phải tìm cầu và những gì phải tránh xa. Hành giả có thể nhận ra sự tương tục và có thể đan kết tất cả những nhận thức lại với nhau nhờ thiền tịnh chỉ và quán chiếu. Ngay cả trong nghịch cảnh, chánh giác vẫn hiện hữu ở đây và bây giờ. Không cái gì có thể làm suy suyển tâm bất động đối với chánh đạo của vị Bồ-tát; vị đã tu tập những nghi quỹ thiền ảnh tướng thấy bản thân đã tiến hóa, đầy đủ trí tuệ, bi mẫn; vị hiến thân cho sự nghiệp ban vui cứu khỗ thế gian.

Tuệ Giác Của Bạn

Chánh giác khởi động khi bạn thay đổi nếp sống. Từ bỏ con đường thoái hóa và hướng đến con đường tiến hóa thì cơ chế chuyển hóa nhẹ nhàng vận hành. Thiền định theo con đường tiến hoá mang lại cảnh giới mới, một sự thay đổi trong tâm thức. Cảm giác của bạn đối với cuộc đời không còn như trước nữa. Bạn có thể nhận ra sự tương tức giữa tất cả mọi người; nhận ra bản thân mình là Một với vũ trụ. Khi bạn đã nhập thân vào mạn-đà-la thì bạn có thể dự phần kho tàng trí tuệ với tất cả chư Phật.

Nếp Sống Phật giáo Tây Tạng

Biểu tượng quanh đây

Hiển bày nhất thể

Giữa vòng biên tế

Đi vào, hóa thân.

  1. Alexander Simpkins

Phật giáo Tây Tạng mở ra cánh cửa cho tâm thức của bạn đi vào những con đường mới của sinh mệnh. Giải phóng những tiềm năng khi bạn nhập thân vào đồ hình mạn-đà-la sẽ hướng dẫn bạn cách thức đưa những phương pháp mật truyền vào cuộc sống để chuyển hóa nội tâm và đánh thức mọi tiềm năng mà bạn sẳn có với tấm lòng từ bi và trí tuệ.

Thiền Quán Theo Phương Pháp Mật Tông

Đừng tưởng tượng, đừng nghĩ ngợi, đừng phân tích, đừng nghiền ngẫm, đừng suy tư; hãy giữ tâm ý trong trạng thái tự nhiên của nó.

Tilopa

Phật giáo Tây Tạng truyền thừa phong phú những phương pháp thiền Mật tông, vận dụng tất cả phương diện của thân tâm con người. Tất cả năng lực mà bạn có đều có thể phát triển. Ngang qua thiền quán bạn có thể làm sáng sạch, tịnh hoá bản thân để sống một cách đầy đủ và trở thành một người tốt đẹp nhất mà bạn có thể.

Thiền quán mật tông sử dụng nhiều năng lực bản nhiên phàm làm người ai cũng có. Chúng ta có thể sử dụng sức tưởng tượng, khả năng ảnh tượng hóa, để nhận ra những xúc cảm của chúng ta và chuyển dịch thân thể. Mọi thứ mà bạn đang có đều trở thành biểu tượng của sự chuyển hóa nội tâm của bạn.

Hãy đến với những kỹ thuật thiền quán này theo cách mà bạn học sử dụng một nhạc cụ hay một môn thể thao mới: tức là cẩn thận làm theo những điều được hướng dẫn và kiên trì thực tập. Chương sách này nêu ra một số cách thức thực tập theo những thiền pháp Mật tông. Hãy sử dụng những thiền pháp để trình bày trong những chương sau trên con đường phát triển nội tâm mà bạn đang tiến bước.

CHUẨN BỊ SẲN SÀNG CHO THIỀN TẬP

Để bắt đầu thiền tập, hãy tìm một nơi mà trong một thời gian ngắn bạn không bị quấy nhiễu. Hãy bắt đầu với năm phút thôi sau đó mới kéo dài tùy theo sự tập luyện.

Theo truyền thống thì khi thiền tập người ta ngồi trên một cái gối nhỏ đặt lên sàn nhà. Nếu ngồi kiết già trên nền nhà làm cho bạn thoải mái thì cứ theo cách truyền thống đó. Tuy nhiên đừng để cho việc ngồi trên nền nhà trở thành một chướng ngại. Trong những lớp thiền tập mà chúng tôi hướng dẫn thường có những học viên vì lý do này hay lý do khác mà không cảm thấy thoải mái khi ngồi trên sàn nhà thì chúng tôi khuyến khích họ ngồi trên một cái ghế. Điều quan trọng nhất của thiền tập chỉ đơn giản là thực tập thiền chớ không phải là chuyện bạn ngồi ở đâu hay ngồi kiểu nào. Hãy tìm cách ngồi thoải mái của bạn.

Tư thế ngồi thiền truyền thống là Kiết già hay bán già, chân này xếp trên chân kia. Hãy để lưng bạn tương đối thẳng nhờ vậy hơi thở được thông thoáng. Đừng để cho cơ thể căng thẳng với hai tay đặt trên đùi. Phật giáo Tây Tạng có một số tư thế của tay gọi là thủ ấn mà chúng ta sẽ sử dụng. Trước hết, đơn giản là bạn hãy tìm một chỗ đặt tay thoải mái.

Bây giờ với một trạng thái tâm mở rộng bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm thiền quán và tất cả những lợi ích mà thiền quán đem lại.

ĐẠI THỦ ẤN: BIỂU TƯỚNG VĨ ĐẠI

Theo Evans-Wentz thì Đại thủ ấn trong những bài hướng dẫn thiền tập là một trong những quà tặng vĩ đại nhất mà chúng ta nhận được từ phương Đông. Ông nói: ‘Đại thủ ấn chứa đựng tinh hoa của một số giáo lý sâu thẳm nhất trong mật pháp phương Đông’ (Evans-Wentz 1967, 101).

Đại thủ ấn không chỉ là một động tác thế kỹ thuật của tay mà còn là một quan điểm. Có công năng như một thấu kính hiển vi, những pháp Đại thủ ấn giúp cho hành giả có được những ‘thấu kính’ của nội quán, nhận ra những tầng sâu hơn của thực tại. Khi bạn nhìn một tế bào da ngang qua một kính hiển vi với độ phóng đại nhỏ thì bạn đã thấy rất nhiều chi tiết rồi. Nếu bạn chuyển sang độ phóng đại cao thì trong tầm nhìn của bạn mở ra một thế giới khác với những bào tử và mô bào vô cùng nhỏ. Sử dụng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cao hơn nữa thì ảnh tượng và cấu trúc của cái thế giới mà chúng ta biết hoàn toàn tan biến. Những biên tế trở nên mơ hồ. Chúng ta thấy được một thực tại cực vi gồm những hạt âm điện tử, hạt trung hòa tử -- thuần túy là năng lượng. Cũng vậy pháp Đại thủ ấn rèn luyện cho nhận thức có được cái nhìn vượt qua phạm vi của cái thế giới mà các giác quan của chúng ta cung cấp, cho chúng ta thấy bản chất của thực tại ở tầng sâu hơn: không thực thể, đơn thuần là năng lượng. Với cái nhìn trong suốt của pháp Đại thủ ấn, thế giới này rơi vào một trạng thái thông sáng, giống như giây phút đầu tiên khi bạn vừa rời khỏi một rạp hát tối đen sau xuất chiếu ban ngày, thế giới lúc ấy dường như sáng tỏ hơn sinh động hơn. Loại bỏ tất cả những huyển tượng thì những gì còn lại trở nên vô cùng sinh động.

Những bài hướng dẫn thiền tập đây được trích từ những bộ sưu tập lớn. Nếu bạn có ý muốn tu tập theo phương pháp này ở cấp độ sâu hơn, chúng tôi khích lệ bạn đi tìm một vị đạo sư có hiểu biết để hướng dẫn bạn tiến bước trên con đường đạo. Những bài tập sẽ đưa bạn đến trạng thái nhất tâm tỉnh giác, một năng lực mà bạn có thể dùng làm công cụ để tập trung ý thức và ổn định nội tâm, những công cụ bạn có thể sử dụng trong mọi công việc mà bạn đang làm.

Nhất Tâm Tỉnh Giác Ngoại Hướng

Pháp thiền cổ xưa trước hết hướng dẫn bạn làm thế nào tập trung tâm ý trên một đối tượng duy nhất. Đặt một trái banh nhỏ hay một mảnh gỗ nhỏ trước mặt bạn. Chuyên tâm nhìn vào vật ấy, tập trung tất cả sức chú ý của bạn. Chỉ nghĩ về vật ấy mà thôi. Nếu bạn nhận ra rằng tâm tư của bạn đang lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa chúng trở lại. Thực tập nhiều lần bạn sẽ nhận thấy rằng tâm tư của bạn trở nên tĩnh lặng và sức của tập trung mạnh hơn.

Nhất Tâm Tỉnh Giác Nội Hướng

Bài tập này hướng sức chú tâm đến hơi thở. Nhắm mắt lại và đếm mỗi khi hơi thở hoàn tất, hít vào và thở ra. Những bản kinh xưa bảo người ta đếm đến 21,600 hơi thở! Bạn có thể khởi sự đếm từ một đến mười rồi lập lại. Ban đầu đếm trong 5 - 7 phút thôi rồi kéo dài thời gian bao lâu bạn cảm thấy thoải mái là được.

Khi sức tập trung của bạn trong việc đếm hơi thở đã mạnh lên thì bạn hãy tập trung sức chú ý trên bản thân của hơi thở. Hãy ghi nhận luồng không khí khi đi ngang qua lỗ mũi rồi đi xuống buồng phổi. Hãy để ý thời gian nó dừng lại trong phổi là bao lâu trước khi bạn thở ra ngoài. Dần dần bạn sẽ trở nên quen thuộc với tiến trình của một hơi thở và phát triển năng lực duy trì sức tập trung của bạn.

Giờ đây bạn bắt đầu việc điều chỉnh những tiến trình tâm thức và có thể phát triển một tâm thái thiền tư.

Thuần Hóa Tâm Tư Bằng Cách Để Như Thế Là Như Thế

Trong bài thiền tập này, hãy hướng năng lực chuyên nhất vào bên trong để quan sát tâm tư của mình. Hãy để ý kỹ lưỡng sự xuất hiện và sự tan biến của những dòng suy tưởng mà đừng cố gắng bắt chúng dừng lại hay điều hành chúng. Chỉ đơn giản là quan sát tiến trình này. Đừng đi theo cũng đừng ngăn trở bất cứ một dòng suy tưởng nào. Chỉ đơn giản là ghi nhận và không bị vướng vào những suy tưởng đó.

Kết quả, bạn sẽ trở nên trầm tĩnh hơn, bạn sẽ có những giây phút mà không có dòng suy tưởng nào xuất hiện. Sức tập trung của bạn trở nên giống như sức tập trung của một cậu bé, chỉ nhìn chăm chú một cách tỉnh táo vào một vật hấp dẫn nào đó mà thôi. Lại giống như con voi đối với một thẻo gai thì chẳng có gì phải màng đến, chẳng có gì phải tán tâm cả.

Sự Tĩnh Lặng Của Đại Dương Lúc Không Có Sóng

Phật giáo dạy rằng người suy tưởng và dòng suy tưởng là Một. Bạn có thể tự mình trải nghiệm điều này qua thiền tập. Thực hiện lại những bài thiền tập như trên và ghi nhận những dòng suy tưởng của bạn tuôn chảy liên miên như thế nào trong lúc bạn giữ không cho bất cứ một dòng suy tưởng nào cuốn lôi bạn đi mất. Hãy giữ cho tâm ý nghỉ ngơi. Khi bạn tiếp tục thiền tập như vậy thì bạn sẽ trải nghiệm sự dần dần tan biến, không còn cái khoảng phân biệt giữa một bên là sự tuôn trào của dòng suy tưởng và một bên là phần còn lại của tâm thức: nhận biết và tĩnh lặng. Như vậy là đã chứng đạt được trạng thái nhất tâm tỉnh giác.

NHỮNG BÀI THIỀN TẬP ẢNH TƯỢNG

Một khi bạn thành tựu được năng lực nhất tâm tỉnh giác thì bạn có thể dùng nó để nhận ra được bản chất của bản thân và cuộc sống quanh bạn ở tầng sâu hơn. Bạn có thể dùng năng lực này vào bất cứ sự vật nào chung quanh. Mọi cảnh huống đều có thể trở thành biểu tướng của sự chuyển hóa. Những pháp thiền này vận dụng cả thân thể lẫn tâm thức, cả tĩnh lẫn động. Những bài thiền tập sau đây giới thiệu cho bạn những phương thức thiền Mật tông.

Phật giáo Tây Tạng luôn luôn sử dụng phương pháp quán ảnh tượng trong thiền tập, Một số người có năng lực ảnh tượng hóa bẩm sinh - họ nắm bắt ảnh tượng của các sự vật theo phản xạ, ghi nhớ sự vật một cách sống động. Một số người khác thì nắm bắt ảnh tượng là một công việc gian nan hơn. Bạn có thể học và có được năng lực này qua quá trình luyện tập. Hãy thực hiện những bài tập sau đây từng bước một và bạn sẽ tiến bộ sau một thời gian cần mẫn.

Quán Ảnh Tượng I

Nếu bạn thấy khó khăn khi quán ảnh tượng, bài tập này sẽ giúp bạn có một thể nghiệm về pháp này dựa trên chức năng của mắt trong việc tiếp nhận hình ảnh. Hãy dùng một mảnh giấy vuông màu đỏ sáng dán vào một bức vách màu trắng. Đứng cách bức vách đó vài ba bước và nhìn mảnh vuông màu đỏ đó trong vòng hai phút. Sau đó, nhắm mắt lại. Bạn sẽ thấy một ô vuông màu xanh xuất hiện trong tầm nhìn trước mắt.

Quán Ảnh Tượng II

Sau đó một thời gian bạn lại nhắm mắt. Cố gắng tái hiện lại trong trí cái ô vuông màu đỏ mà bạn đặt trên vách. Rồi lại nghĩ về ảnh tượng màu xanh mà bạn đã thấy. Hãy để cho sức quán chiếu của bạn qua lại thưởng thức hai ảnh tượng này. Bạn có thể nắm bắt được ảnh tượng màu đỏ dễ dàng hơn màu xanh, hay ngược lại? Hãy thực tập quán sát một trong hai màu này với hai mắt nhắm lại.

Quán Ảnh Tượng III

Hãy viết những chữ OM trên một mảnh giấy chuẩn mực, viết đầy kín cả trang giấy. Hãy dùng ngón tay dò theo chữ đã viết từ bên trái sang bên phải trong năm - ba phút. Tiếp tục dò và nhìn những chữ đã viết. Thực tập như vậy mỗi ngày 5 - 3 lần trong hai ngày. Vào ngày thứ ba, nhìn nhanh qua tờ giấy, nhắm mắt lại rồi cố gắng hình thành một ảnh tượng trọn vẹn của nó trong tâm thức. Lập lại bài tập này cho đến khi nào bạn có thể giữ được cái ảnh tượng trọn vẹn đó trong tâm thức.

NHỮNG BÀI THIỀN TẬP QUÁN THÂN THỂ

Phật giáo Mật tông nhận thức rằng chân lý nằm sẵn trong thân thể của chúng ta. Chúng ta có thể khám phá ra sự giác ngộ trong thân thể nếu chúng ta hướng sức chú tâm ngược vào trong một cách thích hợp. Những pháp thiền Mật tông vận dụng sức mạnh của nhất tâm tỉnh giác kết hợp với thủ ấn và mật chú. Sau đây là những bài thiền tập mẩu.

Thiền Mật Chú

Âm thanh mà bạn thốt ra có thể là tâm điểm của thiền tập. Hãy tụng câu mật chú HUM AH OM. Lập đi lập lại nhiều lần. Hãy tập trung tâm ý trên âm thanh và những rung động của nó.

Thiền Quán Hơi Thở

Bạn có thể sử dụng thiền ảnh tượng để kết hợp hơi thở và tâm tỉnh giác lại với nhau. Hãy quán tưởng rằng mỗi hơi thở vô là một âm tiết HUM có màu xanh dương. Mường tượng rằng hơi thở dừng lại ở trong là một âm tiết AH có màu đỏ. Cuối cùng hơi thở thoát ra ngoài là một âm tiết OM có màu trắng. Hãy lập lại trình tự này cho đến khi nó trở nên thuần thục.

Thiền Tổng Thể: Mật Chú, Thủ Ấn và Quán Ảnh Tượng

Hãy ngồi kiết già, hai bàn tay úp trên đầu gối. Mường tượng âm thanh HUM lúc thở vô. Dừng lại khi hơi thở đã vào trong. Khoảng dừng giữa hơi thở vào và hơi thở ra là một thoáng hé lộ của tánh rỗng lặng (không tính). Hãy di chuyển những đầu ngón tay của bạn ngược lên giữa ngực, nghe âm AH trong tâm thức. Giờ đây hãy thở ra với âm OM trong tâm thức, di chuyển bàn tay trở xuống đặt ngửa trên đầu gối. Mới tập, hãy lập lại mô thức này trong vài phút, tăng dần cho đến 20 phút.

Làm ấm cơ thể

Tumo là năng lực tạo ra hơi nóng cho thân tâm. Hành giả Phật giáo Tây Tạng học được cách quán ảnh tượng mạnh mẽ đến độ thân thể của họ hoạt động như là một kho nhân điện, phát ra nhiệt lượng. Những kỹ năng này đã được kiểm nghiệm. Một hành giả phải ngồi ngoài trời trong một đêm băng giá. Người ta áp một tấm bố ướt trực tiếp lên tấm lưng trần của ông ta. Nhờ năng lực tập trung tạo ra một nguồn thân nhiệt đủ để làm khô tấm bố. Những hành giả lão luyện có thể liên tục làm khô nhiều tấm bố.

Thực nghiệm trên cho chúng ta thấy rằng tâm thức con người có thể điều khiển thân nhiệt. Những công đoạn trong Tummo rất phức tạp, nhưng bạn có thể thực nghiệm bài thiền tập sau để bước đầu khai thông nguồn thân nhiệt của mình.

Hãy ngồi yên lặng vài phút. Trước hết hãy kiểm tra nhiệt độ của lòng bàn tay. Hãy áp lòng bàn tay của bạn lên bắp tay trên. Ghi nhận độ ấm hay độ lạnh mà lòng bàn tay của bạn cảm nhận được. Bây giờ hãy chấp hai bàn tay lại, những ngón tay từ vế hướng ra ngoài. Nhắm mắt lại, mường tượng hơi ấm xuất hiện giữa hai bàn tay. Bạn có thể mường tượng ra một ngọn lửa trong lò sưởi, sự ấm áp của mặt trời, thậm chí một máy sưởi điện. Sử dụng hình ảnh nào mà bạn có trải nghiệm sống động. Mường tượng nhiệt lượng đã lan tỏa ngược lên cánh tay của bạn. Khi bạn sắp ngừng tập, hãy kiểm tra lại nhiệt độ của lòng bàn tay và so sánh với nhiệt độ của nó lúc mới bắt đầu tập. Qua quá trình tập luyện, bạn có thể nhận ra sự khác biệt.

Thể Nhập Ngang Qua Nghệ Thuật

Nếu nghệ thuật có tính dẫn khởi thì những nghệ nhân Tây Tạng hiển bày một sức mạnh dẫn khởi làm người ta sửng sờ về biên độ của tầm nhìn và sức thể hiện của nghệ thuật.

Pratapaditya Pal, The Art of Tibet

Có một truyền thống từ xa xưa của phương Tây cho rằng cái trừu tượng là một bước đi tách rờicái trọng điểm hiện thực; và rằng cái cụ thể, cái mà chúng ta có thể sờ được là cái căn cơ hơn. Chúng ta cố gắng bàn luận và tiếp xúc với cái hiện thực. Bàn luận việc trở về nguồn căn cơ, chạm chân vào bản vị ngọn nguồn Chúng ta nhận thức theo chiều hướng nhất thể và cho rằng cái tổng thể đó, cái mô thức đó, là cái tự nhiên. Chính vì cái khuynh hướng có sẳn cứ muốn chế xong một hình tượng, khuynh hướng muốn làm cho nó trở thành cái thống nhiếp tất cả : cái khung, cái phong nền đẹp. Nhưng cũng có một cách khác để nhận thức thực tại.

Trong những trường hợp thử nghiệm, các nhà tâm lý học nhận ra rằng khi người ta miệt mài nhìn những mô thức thiết kế tốt đến một lúc nào đó thì tổng mô thức trên bắt đầu phân giải thành dạng trừu tượng của những mảnh nhỏ đơn giản hơn.

Bài Tập Phân Giải

Nhìn thẳng vào một đối tượng mà bạn biết rõ - một pho tượng hay một cái bình - khoảng chừng 20 phút. Cuối cùng bạn sẽ không còn nhận thức đối tượng đó là một ảnh tượng phức hợp và cố định nữa. Những thành phần của đối tượng đó sẽ không còn nối kết làm một với nhau như trước. Tiến trình nhận thức của bạn sẽ tự động làm thay đổi cảm nhận của bạn đối với đối tượng, biến nó thành những ảnh tượng đơn giản hơn. Hãy quan sát những đường mảnh nét, những góc cạnh và những sắc thái, đã thay đổi như thế nào. Hãy ghi nhận những ý niệm xuất hiện trong tâm thức của bạn.

Khuynh hướng tự nhiên của tâm ý là trừu tượng hóa. Chúng ta cần sự thay đổi, sự biến hóa. Vì vậy trừu tượng hóa không chỉ đơn thuần là tách rời khỏi cái căn cơ mà thực ra nó là một bước trở về cái căn cơ. Những đường nét và những mô thức đơn giản là căn cơ của những thực tại mà chúng ta thấy. Chúng diễn đạt cái gì đó ở tầng sâu hơn.

hật giáo Tây Tạng sử dụng khuynh hướng trừu tượng hóa tự nhiên này trong nghệ thuật để giúp cho những hành giả xúc chạm tới những khái niệm và những giải ngộ quan trọng. Vòng tròn đơn giản của Mạn-đà-la là một ví dụ. Những tác phẩm tạo hình, những bức họa, và những lá cờ cầu nguyện là những ví dụ khác. Nghệ thuật Tây Tạng cống hiến một ‘thoáng nhìn’ về những thực tại ở tầng cao hơn ngang qua ảnh tượng, khơi gợi ra những mối quan hệ và những nguyên lý.

Giống như những nhà nghệ thuật tạo hình trình bày cho chúng ta một cái nhìn vào vũ trụ mà ông ta có thể thấy được qua sức tưởng tượng của mình; cũng vậy, Phật giáo Tây Tạng khai mở những khả năng nhận thức mới. Đó là cách sử dụng nghệ thuật có lợi ích lớn cho xã hội. Nghệ thuật có thể trình bày một cái nhìn khác và cung cấp cho chúng ta thấy một phương diện của thực tại. Nghệ thuật là một phần hữu cơ của triết học: Cái nhìn trở thành cái thực tại.

ẢNH TƯỢNG

Tâm thức không bao giờ suy nghĩ mà không có ảnh tượng. (Aristotle in Arnheim 1969, 12)

Những nhà tâm lý học đang nhận thấy rằng thông minh không chỉ đơn thuần là vấn đề lý tính. Năng lực hiểu biết của chúng ta thường là kết quả của hệ thống ảnh tượng đã được tinh chế rất cao của chúng ta; nó có cái thông minh hoàn toàn của riêng nó. Chúng ta thường nắm bắt ảnh tượng tốt hơn nắm bắt chữ nghĩa. Những bức ảnh hay những đồ thị có thể rất hữu dụng trong việc chuyển đạt ý tưởng. Cụ thể trong việc chỉ đường thì phác họa ra một bản đồ giúp người ta hiểu tốt hơn là một đoạn miêu tả.

Tài năng mường tượng hình ảnh có khi song hành, cũng có khi không song hành với tài năng ngôn ngữ. Chúng ta đều từng thấy những người có khả năng phác họa ra một ý tưởng tốt hơn là dùng lời nói để diễn đạt ý tưởng đó.

Ảnh tượng cũng hữu dụng trong việc học tập và ghi nhớ. Một ý tưởng thường được ghi nhớ một cách dễ dàng hơn khi chúng ta có thể nghĩ về nó trong dạng một bức ảnh. Hệ thống ký ức của thần kinh dựa trên nền tảng này. Để nhớ những tên gọi hay một cuộc hẹn thì hãy cố gắng kết nối nó với một hình ảnh nào đó. (xem quyển Sống Thiền để có một số bài tập áp dụng nguyên tắc này.)

Những thực nghiệm đã cho thấy rằng thông thường người ta có thể nhớ một bộ tranh dễ hơn nhớ một bộ chữ. Trong một thí nghiệm do Lionel Standing thực hiện. Ông giao 10 ngàn bức tranh cho một nhóm người trong thời hạn 5 ngày rồi kiểm tra xem những người này có nhận ra chúng hay không. Ông tính được rằng họ có thể nhớ được những điểm tổng quát của khoảng 6 ngàn 6 trăm bức tranh! Ông lại giao 1 ngàn bức tranh có những chi tiết lạ, một ngàn bức tranh thông thường và 1 ngàn chữ. Khi so sánh thì họ có thể nhớ và nhận ra sự khác biệt giữa 880 bức tranh có chi tiết lạ, 770 bức tranh thông thường nhưng chỉ có 615 chữ. Ký ức về từ ngữ của những người này không mạnh bằng ký ức về ảnh tượng (Standing 1973, 207 - 222).

Allan Paivio, nhà nghiên cứu người Canada nổi tiếng trong ngành tâm lý nhận thức đã xây dựng một lý thuyết về mã hóa kép để làm tăng ký ức (Reed 1996, 183). Ông ta có thể biểu diễn một thực nghiệm để cho thấy rằng từ ngữ và ảnh tượng có thể phối hợp với nhau để tạo ra những mã hiệu thay thế được dùng để ghi nhớ điều đã học được. Nếu có một từ đã quên mất thì một bức tranh hay một ảnh tượng có liên quan có thể làm cho người ta nhớ lại từ đó.

Để nhớ lại một bài nói chuyện, một bài giáo khoa cổ điển xa xưa dạy về cách thuyết trình đã nói đến ký ức tên là Ad Herennium do một người khuyết danh biên soạn vào năm 86 - 82 trước TC đề nghị rằng tựa của một bài nói chuyện nếu được chuyển sang dạng hình ảnh thì làm cho người ta nhớ lâu nhất. Hãy tưởng tượng bạn đang đi xuyên qua toà nhà có một nơi hay một gian phòng dành cho mỗi ý tưởng để tự nhắc nhở bạn về những khái niệm và những phần khác nhau của bài nói chuyện. Cũng vậy, bằng cách nhập thân vào mạn-đà-la người học trò tiếp nhận được trí sáng suốt từ những vị đạo sư. Những khái niệm của vị khai sáng được lưu trữ và thể hiện ra trong đó bằng những dấu hiệu và những biểu tướng, những ảnh tượng. Phật giáo Tây Tạng theo đó tiếp tục tiến triển xa hơn nữa. Người học trò hợp nhất với những nguyên lý, những ý nghĩa và cuối cùng hình thành một nhận thức mới. Tự nhiên là vậy vì làm gì có chuyện cách biệt, có cái giới hạn. Đức Phật và ảnh tượng của Đức Phật là một, là ảo hóa như nhau. Ảnh tượng có tác dụng chỉ bày con đường giác ngộ.

Nghệ thuật Tây Tạng có thể được sử dụng để vượt qua những giới hạn của nhận thức, để chuyển tải những nghĩa lý và để biết những mối liên hệ giữa chúng. Những mạn-đà-la, ảnh tượng, pháp khí đã mã hóa trí tuệ của người xưa và hé lộ ra sự sáng suốt ngang qua sự thể nghiệm. Cuối cùng, chúng có thể tiết lộ ra những cách lý giải mới, cụ thể là trong mật điển Terma của phái Ning Mã.

NHỮNG PHÁP QUÁN CHIẾU, NGHỆ THUẬT CỦA TÂM THỨC

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng diễn đạt những ý tưởng triết học với những chi tiết mạnh mẽ. Trên những bức bích họa, thang-ka (một dạng hoành phi), ảnh họa và điêu khắc, chúng ta thấy ngay từng hàng chư Phật, chư Bồ-tát và chư thánh thần. Khi nhìn một nữ thần xinh đẹp hay một hung thần dữ tợn, hãy ghi nhớ những lời khuyên nhủ trong quyền Tử Thư Tây Tạng: Tất cả những nhân vật sặc sở được miêu tả trong nghệ thuật Tây Tạng đều biểu trưng cho những chi tiết trong nội tâm của bạn. Qua đó, bạn có thể cảm nhận những suy tưởng và những cảm thức xa xưa hơn và sâu lắng hơn. Cụ thể như cái ảnh tượng dữ dằn, hừng hực của một vị thần phẩn nộ có thể biểu trưng cho cái cảm giác cổ sơ là sân hận hay bất đắc chí. Tượng của thần cảm giác Dakini biểu trưng cho dục tính hay cảm tính. Chiêm ngưỡng nghệ thuật Tây Tạng là quay trở lại những cảm xúc và những ảnh tượng cổ sơ, là khám phá trở lại thế giới nội tâm của bạn ngang qua cái mà bạn đang trải nghiệm. Hãy để cho cái bên ngoài khơi gợi cái bên trong khi bạn đi xuyên qua cặp kính của Alice để bước vào thế giới của mạn-đà-la. Đi mãi, đi mãi cho đến khi bạn mặt đối mặt với tâm điểm - cái lõi của bạn - là một với tất cả và an ổn với cái mà bạn đang là, như thế bạn có thể phát huy những tiềm năng tích cực nhất.

NHỮNG ẢNH TƯỢNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGHỆ THUẬT

Những tác phẩm điêu khắc ở Tây Tạng thông thường nhất là làm bằng kim loại, đất sét, và stucco; những pho tượng thường thể hiện những vị thần thánh trong nền Phật giáo Tây Tạng. Phong cách đặc trưng là những pho tượng đang ở trong tư thế động, nắm bắt được trong một thời khắc chớp nhoáng. Những góc cạnh bén nhọn của tứ chi thường được phối trí với đối tuyến mạnh mẽ kịch liệt sức mạnh và năng lượng của pho tượng. Những tác phẩm điêu khắc này thể hiện một cách sống động nguồn năng lượng xung động và phong phú của thế giới nội tâm.

Ngành nghệ thuật của không gian hai chiều thể hiện trong những bức ảnh trên vách tu viện, trên điện thờ và hoành phi. Nhiều bức tranh miêu tả tổng thể triết học Phật giáo Tây Tạng trong một hình ảnh phức hợp duy nhất rất chi tiết. Cụ thể là những mạn-đà-la. Những nhân dạng với trang phục đầy màu sắc: những loại màu đỏ, xanh, nâu và vàng. Với ý hướng giúp cho hành giả nhìn vào thế giới nội tâm của mình, mạn-đà-la hiển bày toàn bộ vũ trụ, xem đó là tâm thức của hành giả. “Là một bức ảnh, tấm thang-ka mở ra một cảnh nhìn xa trông rộng đồng thời còn hiển thị một trải nghiệm của tầm nhìn, chuẩn bị hành trang cho hành giả” (Pal 1969, 38).

Tu sĩ Tây Tạng cũng sáng tạo những mạn-đà-la bằng cát. Cát nhuộm nhiều màu được sử dụng, công việc tạo hình bắt đầu từ tâm điểm mạn-đà-la lan dần ra. Một dụng cụ được dùng để rung nhè nhẹ và rắc những hạt cát màu một cách cẩn thận và chính xác vào vị trí. Sau khi hoàn thành và được trưng bày trong một thời gian ngắn thì những kiệt tác này được rãi xuống sông hay biển thuận theo tính cách vô thường của cuộc sống.

Nghệ thuật Tây Tạng không phải diễn đạt cái thế giới bên ngoài mà là diễn đạt cái bên trong, qua đó như vậy khai mở cái tiềm tàng của người chiêm ngưỡng: nhìn thấy thế giới này là biểu trưng cho những kinh nghiệm nội tại với tất cả sự phong phú và chiều sâu mà tâm thức của con người có thể trải nghiệm được. Milarepa đã nói rất rõ: “Tất cả sự phong phú nằm trong tâm thức của ta và tất cả những cái chứa đựng trong cái luân chuyển của tam thiên thế giới, dù huyễn ảo đến thế, đều có thể nhìn thấy được -- đó là điều mầu nhiệm” (Milarepa in Pal 1969, 13).

Nghệ thuật diễn bày giáo pháp, cũng giống như bản thân cuộc sống này có thể biểu trưng cho trí tuệ Phật giáo. Mỗi một vị thánh được tạo hình đều có những pháp khí riêng và những dạng thủ ấn để biểu thị sở kiến đặc thù của vị đó. Thí dụ: Bồ-tát Văn Thù, bậc thánh của trí tuệ, thường được tạo hình có một thanh kiếm trong tay để biểu thị rằng Ngài đã chặt đứt dây luyến ái. Mọi chi tiết đều có thể được lý giải là những hiển thị của sự giác ngộ.

TẬP LUYỆN ĐỂ VƯỢT LÊN

Trong những năm 1960, những thực nghiệm về thôi miên được được nhà nghiên cứu người Nga Vladimir Raikov thực hiện. Sử dụng kỹ thuật đưa những đối tượng vào trong trạng thái bị thôi miên, ông dẫn dụ rằng họ là hiện thân của một họa sư vĩ đại, một nhà điêu khắc vĩ đại... trong thời gian một tuần mỗi người hãy sáng tác như nhân vật vĩ đại đó. Khi thời gian kết thúc, những đối tượng được đánh thức, họ không nhớ gì về những trải nghiệm vừa qua. Họ lại được yêu cầu tiếp tục sáng tác theo khả năng của mình. Raikov tường trình rằng có thay đổi rất lớn trong năng lực sáng tác của một số đối tượng thí nghiệm - một số tài năng mà họ đã đạt được ‘trong vai nhân vật vĩ đại’ một cách nào đó đã ‘nhập’ vào bản thân họ. Có lẽ họ đã khám phá được những tiềm năng của chính mình mà họ chưa từng biết đến.

Nguyên lý tiềm ẩn của chuyện này tương tự với nguyên lý của pháp Thiền Thánh Tượng. Mỗi người trong chúng ta đều có nguồn năng lực tiềm ẩn to lớn chưa từng đụng chạm tới, và có thể là chúng ta đã thoáng thấy cái tiềm năng này trong dạng những lý tưởng hay những viển ảnh tích cực mà chúng ta từng có, thậm chí ngang qua việc diễn bày những điều tưởng chừng như là của người khác. Thật ra chúng ta cũng là người khác chớ không phải chỉ là chúng ta mà thôi. Có thể Thiền Thánh Tượng đã đụng chạm tới cơ chế hoạt động tương tự như vậy của tâm thức. Quán tưởng bản thân mình là một vị Phật, những hành giả có thể nhận ra được và hấp thu một số phẩm tính tích cực. Dĩ nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, họ không phải là những vị Phật thánh đó theo nghĩa đen, nhưng có thể vị Phật thánh đó biểu trưng cho những phẩm tính tốt đẹp nhất mà họ có được. Để kích hoạt những tiềm năng tích cực, để làm một người tốt đẹp nhất mà bạn có thể làm được, theo Phật giáo Tây Tạng, thì đồng nghĩa với việc làm một vị Phật.

Nghệ thuật không phải chỉ đơn thuần là một dạng thể hiện mang tính biểu trưng. Trong tranh vẽ của Tây Tạng, ảnh tượng một vị hành giả ở vị trí trung tâm có thể được xem là cách diễn giải triết học về pháp Thiền Thánh Tượng. Tâm điểm có thể được xem là tâm thiền trong sáng, đang kêu cầu chư thánh ủng hộ, được diễn đạt bằng những diện mạo bao bọc chung quanh. Những người Tây Tạng tin rằng diễn tả đức Phật bằng hình tượng nghệ thuật thật sự có thể làm nên sự hiện thân của vị Phật đó. Ý tưởng cốt lõi là chúng sinh không khác với Phật. Chỉ vì tâm ý u mê của chúng ta cản trở, làm cho chúng ta không nhận ra chân tánh của mình mà thôi. Ảnh tượng hóa là một phương pháp để đánh thức chân tánh có sẵn trong bản thân của chúng ta, làm hiển lộ rõ ràng hình ảnh của một vị Phật, một vị Phật thật sự với tất cả những phẩm tính nhiệm mầu. Bước kế tiếp là xác định mình rồi tiếp thu tất cả những phẩm tính ấy để có được lòng từ bi và trí sáng suốt cao nhất mà bản thân có thể đạt được, cho đến khi bạn trở thành một vị Phật với ánh sáng của chính mình.

QUÁN ẢNH TƯỢNG MỘT MẠN-ĐÀ-LA

Kỹ thuật ảnh tượng được sử dụng trên con đường khám phá Phật giáo. Như đã được bàn thảo ở Chương 7, mạn-đà-la dựa trên nền tảng là một vòng tròn là một thể hiện theo hướng biểu trưng của một thực tại ở tầng sâu hơn. Những hành giả thâm sâu học được cách quán sát những mạn-đà-la phức hợp một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất và nắm giữ toàn bộ ảnh tượng với trùng điệp những chi tiết của nó trong tâm của mình trong một khoảnh khắc. Bạn có thể bắt đầu tập luyện với những bước đơn giản nhất. Cuối cùng thì bạn cũng có thể nắm giữ được những mô thức phức hợp hơn trong tâm của mình, không những làm gia tăng sức mạnh trong công phu thiền tập mà còn làm gia tăng sức mạnh của ký ức và năng lực học hỏi.

Hãy thực hiện những bài thiền quán ảnh tượng trong Chương 11. Một khi bạn cảm thấy dễ dàng với những ảnh tượng đơn giản thì hãy tập đến bài tập Phật giáo Tây Tạng truyền thống này.

Thiền Tập Mạn-đà-la

Hãy nhìn một trong những bức mạn-đà-la trong quyển sách này. Quan sát một cách kỹ lưỡng, ghi nhận tất cả. Khi bạn cảm thấy rằng bạn biết khá rõ mạn-đà-la này rồi, bạn hãy nhắm mắt lại và cố gắng giữ ảnh tượng đó trong tâm thức. Nếu bạn thấy còn sơ sót thì hãy mở mắt và nhìn; rồi nhắm mắt thử lại. Hãy tập như vậy cho đến khi bạn có thể tái hiện ảnh tượng của nó một cách chính xác rồi giữ ảnh tượng như vậy trong tâm thức. Hãy tiếp tục thực tập như vậy vì kỹ năng này sẽ có ích lợi cho việc thiền tập sau này.

Ảnh Tượng Hóa Mạn-đà-la Của Bạn

Hãy ngồi thiền quán, mắt nhắm lại, tâm buông xả. Hãy trải nghiệm rằng bạn đang ở tâm điểm của mạn-đà-la của riêng bạn mà thiền quán. Rồi bằng sức mường tượng bạn di chuyển đến những người và những nơi thân thiết nhất, có thể đó là mái ấm của bạn, gia đình của bạn, hay những người bạn thân thiết nhất của bạn. Sau đó mường tượng đến những người và những nơi chốn xa hơn những vẫn có tầm quan trọng trong thế giới của bạn. Cứ tiếp tục mở rộng cho hết khả năng của bạn cho đến khi bạn cảm thấy rằng mạn-đà-la của bạn đã hoàn thành. Bạn có thể tạo hình cho mạn-đà-la của mình như những tác phẩm nghệ thuật truyền thống hay cứ giữ ảnh tượng đó trong trạng thái trực cảm thuần túy. Hãy có cảm giác rằng bạn không đơn độc mà luôn là một thành tố của cái tổng thể to lớn hơn.

Sáng Tạo Mạn-đà-la Của Mình

Những mạn-đà-la thấy trong những tu viện và chùa tháp thì không có ý nghĩa đặc biệt vì chúng chỉ là những biểu tướng bên ngoài mà thôi. Mạn-đà-la chân thực luôn luôn là một ảnh tượng trong tâm thức, được hình thành dần dần ngang qua quá trình (tích cực) quán tưởng. (Jung 1981, 170)

Thu thập những vật liệu mà bạn sẽ dùng để làm ra một mạn-đà-la cho mình. Bạn có thể dùng bút sáp, phấn, bút máy, bút chì, vi tính, thậm chí cả cát nhuyễn -- bất cứ vật liệu nào thuận lợi với bạn nhất. Khi mọi thứ đã sẵn sàng rồi, hãy ngồi xuống yên lặng thiền tập. Phát triển trạng thái nhất tâm tỉnh giác và bắt đầu. Khi bạn sáng tạo, bạn hãy hướng sự tập trung vào những trải nghiệm xảy ra bên trong tâm thức. Bạn có thể tạo hình đơn giản hay chi tiết theo ý bạn, sử dụng những biểu tượng có ý nghĩa đối với bạn... Hãy cho phép bạn sáng tạo. Mong rằng qua trải nghiệm này bạn được thăng tiến.

Võ Thuật: Những Mô Thức Của Người Giác Ngộ

Hãy tìm kiếm cái không dễ tìm thấy

Bubishi

Bạn có thể học những phương pháp và nguyên lý trong triết học Phật giáo Tây Tạng để tăng cường kỹ năng của bạn trong nghề võ. Những nguyên lý này cũng có thể áp dụng trong bất cứ dạng hoạt động thể lực nào.

HÃY NƯƠNG VÀO NHỮNG ẢNH TƯỢNG ĐỂ ĐI VÀO MẠN-ĐÀ-LA

Nhiều nhà võ thuật đã thực tập với những ảnh tượng (đồ hình), xem đó là cách để hoàn thiện võ nghệ. Ảnh tượng (đồ hình) là dạng văn học của các phong cách, các mô thức dùng để diễn tả những động tác và những chiến thuật đã từng được nhà võ áp dụng. Võ sinh theo từng đẳng cấp mà học tập những ảnh tượng (đồ hình) khác biệt. Những bài thực tập sau đó có thể giúp cho võ sinh củng cố sự hiểu biết và tăng cường khả năng biểu diễn theo những (đồ hình) ảnh tượng.

Thực Tập Theo Mô Thức Mạn-đà-la

Nên tưởng tượng một cách sống động những ảnh tượng (đồ hình) hay kỹ thuật nghề võ. Hãy cố gắng làm cho chúng giống như là có thực trong không gian ba chiều. Hãy xem những phương hướng là những tuyến sức mạnh, xô tới, giật lui theo các hướng động tác, đem bản thân mình và đối thủ đan dệt với nhau.

Hãy tìm tâm điểm của đồ hình và kỹ thuật rồi thoát ra khỏi tâm điểm đó. Thí dụ: những võ sinh đai trắng tập đồ hình đầu tiên thì cần phải tập trung tất cả sức chú ý vào tư thế của thân thể để biểu diễn những cú khoá, những thế chân, những đòn tay cho chính xác. Đây chính là ý nghĩa, là tâm điểm của đồ hình ngang cấp đai mà họ mang; nhưng khi những võ sinh này tiến bộ thì tâm điểm này cũng thay đổi. Một võ sinh có đẳng cấp cao hơn khi biểu diễn đồ hình của đai trắng thì sẽ ra sức biểu lộ cho được độ chính xác, độ nhuần nhuyễn, uy lực, và những tiêu điểm khác của phong cách.

Cách thức này cũng có thể áp dụng cho những công việc tay chân khác với sự trợ giúp của một đồ hình hay một mô thức rõ ràng. Thực hiện những động tác theo những mô thức rõ ràng từ lâu đã là một phần của mọi nền văn hóa, thể hiện thành những tập tục, những lễ nghi. Những điệu múa dân gian đã sử dụng những mô thức (động tác) hướng đến mục tiêu khác, cụ thể là phương diện để diễn đạt những nội dung văn hóa một cách vui vẻ. Những vũ công biểu đạt trạng thái, những cảm xúc thậm chí nói lên cả một câu chuyện bằng những vũ điệu. Một vũ công có thể nâng cao chất lượng của động tác bằng cách quán chiếu những mô thức căn bản và những gì mà những mô thức này muốn biểu đạt.

Nhập thân vào bài tập mô thức

Hãy quan sát đồ hình hay mô thức mà vị đạo sư đang muốn bạn biểu diễn. Khi quan sát bạn có cảm nhận được chút tinh túy nào trong đồ hình không? Nó có chứa đựng chút cảm tính hay chút nhịp điệu nào không? Trong võ thuật phương Đông, nhất là những môn võ theo phong cách của các loài động vật thì tinh túy hàm ẩn trong mô thức xuất phát từ sự thông hiểu sâu sắc về bản thân của con thú cụ thể nào đó. Khi biểu diễn mà tinh túy của mô thức và người luyện tập nhập thân lại với nhau thì một sự chuyển biến thần kỳ lập tức xảy ra. Những động tác trở nên nhuần nhuyễn khác thường: nếu là hỗ quyền thì chúng ta sẽ thấy độ hung hãn và uy thế rất lớn; nếu là hạc quyền thì chúng ta sẽ thấy cái đẹp của uyển chuyển và của biến ho á ảo diệu; và nếu là mãnh sư quyền thì chúng ta sẽ nghe tiếng rống của nó.

Đừng cố nghĩ ngợi về việc bạn phải như thế nào khi thực hiện theo những mô thức mà chỉ nên mường tượng ra cái cảm xúc, cái tinh túy đó rồi nhập thân vào.

NHỮNG CÂU THẦN CHÚ CỦA NGHỀ VÕ

Tụng những câu thần chú nhằm nâng cao mức độ tập trung của tâm ý và tạo ra điều kiện thuận lợi đưa đến trạng thái nhất tâm sâu hơn. Nghề võ cũng sử dụng âm thanh nhằm hỗ trợ cho việc tập trung tâm ý, thân thể và tinh thần vào mỗi một động tác. Bất cứ nghệ thuật nào cũng có thể dùng những âm thanh thốt lên để tác động theo hướng tích cực. Khi thực hiện một chuỗi động tác thì người thực tập thốt ra những âm thanh: Thở ra rít thành tiếng gió và những tiếng hô to là một phần của việc quyết tâm thực tập. Những âm thanh như vậy tương tự với những câu thần chú trong Phật giáo có thể tạo nên một uy lực mạnh hơn nữa khi người ta thốt ra được những câu làm cho bản thân mình phấn phát. Những tiếng hét ‘whừù!’, ‘yaah!’, hay ‘kiy-a!’ có thể giúp cho người ta tập trung và nâng cao sức lực khi đốn cây hay chặt gãy những viên gạch. Âm thanh tức là sức mạnh của kỹ năng và đứt lìa gẩy đổ hẳn đều xảy ra cùng một lúc.

Luyện Tập Mật Chú

Một số học viên cảm thấy khó mà hét ra một tiếng. Một số khác thì không vận dụng được chỗ cao nhất trong công năng của tiếng hét để làm lợi khí cho việc tập trung tâm ý khi tu thiền. Trước hết hãy giữ cho tâm ý đừng xao lãng rồi thực tập pháp thiền và thêm vào đó tiếng hét. Hãy thực hiện cùng một lúc cả hai việc. Nên để cho tiếng hét của bạn xuất phát từ nơi thật sâu khi bạn đang thở ra. Hãy nỗ lực diễn bày kỹ thuật (tiếng hét). Đừng thối lui. Hãy tập đi tập lại cho đến khi bạn có thể diễn bày trọn vẹn với một tâm thức tập trung cao độ.

CHẾ NGỰ CƠN GIẬN

Người ta còn có thể áp dụng hệ thống quan niệm này vào kỹ thuật tập huấn của quyền Anh. Đôi khi những tuyển thủ quyền Anh thấy rằng khi đối thủ của họ hoặc là đạt thêm một điểm hoặc là tấn công dữ dội thì họ cảm thấy bức xúc dâng trào. Chẳng bao lâu sau đó họ bị mất tập trung và bị đánh bại. Tiếp nhận cách nhìn vấn đề của Phật giáo thì đối thủ của bạn còn có thể là thầy của bạn. Đức Đạt-lai Lạt-ma khích lệ mọi người hãy chế ngự cơn giận dữ. Duy trì trạng thái bình ổn thì bạn sẽ có thần thái sắc bén ứng phó với mọi tình huống một cách tốt nhất. Trong giai đoạn tập huấn, bạn có nhiều cơ hội để đối phó với tinh thần bình thản và phản ứng hiệu quả. Sai lầm có thể được sử dụng như những đòn bẩy dựa trên đó bạn có thể tìm ra những thế đánh sáng tạo và hiệu quả hơn, thoát khỏi tình thế bối rối mà đối thủ tạo ra cho bạn. Trải qua những trận giao tranh, bạn học hỏi và dày dạn thêm, thậm chí trong một thời điểm nhất định nào đó bạn bị mất điểm và đối thủ đạt thêm điểm. Bạn có thể thưởng thức đầy đủ một cú đánh đẹp của bất kỳ người nào - mặc dù bạn có thể mong ước rằng người đó là mình.

Bài Thiền Tập Chế Ngự Cơn Giận

Ngồi yên thiền tập tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp gây nhiễu loạn. Khi tâm tư đã trở nên dễ sử dụng hãy mường tượng và quán sát lại một trận đánh tập huấn hay một bài tập luyện mà bạn cảm thấy bực tức người khác làm chuyện gì đó đối với bạn. Hãy xem xét lại nguyên lý: Có một điều gì đó có tính tích cực mà bạn cần học trong tình huống như vậy. Cụ thể như: Bạn trúng đòn và đối thủ đạt thêm điểm; cách phòng thủ của bạn hơ hõng chỗ nào? Hãy nghĩ thật kỹ lưỡng. Từ kinh nghiệm trên, làm thế nào để bạn có thể thủ kín lại. Khi bạn quán xét, tìm câu trả lời, sự tức giận của bạn có tan biến đi không? Khi bạn nhận thức đầy đủ giá trị của bài học, bạn có trở nên trầm tỉnh hơn không?

Chúng ta có thể phân tích những xung lực của những phương cách mà chúng ta kết hợp để hiểu rõ những cái tương tục, những mô thức nền tảng có giá trị vượt thời gian thể hiện trong những mối quan hệ rồi vận dụng vào mọi phương diện của cuộc sống. Hãy suy tư về những mô thức ở tầng sâu hơn.

Trong những giải luân lưu của thể thao, trong việc tự vệ và trong võ thuật thì những nhận thức ở tầng sâu hơn là cái vượt ra ngoài mọi biên giới của trường phái, ngay cả của những môn võ khác nhau. Tiếp xúc được cái có tính nền tảng thì sẽ mở đường cho những nhận thức ở tầng sâu hơn.

Trò Chuyện Với Khoa Học

Chúng ta nhảy múa chung quanh,

Phất phơ giả thuyết, đua tranh luận bàn.

Cái Bí Mật vẫn bình an,

Ở nơi trung điểm rõ ràng tỏ thông.

Robert Frost

KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG

Khoa học và Phật giáo Mật tông có cùng một câu hỏi: Bản chất của vũ trụ là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể làm lợi ích nhiều nhất cho nhân loại hiện tại và tương lai? Khoa học kỹ thuật phương Tây hướng về thế giới vật chất mà cố gắng tìm câu trả lời. Phật giáo Mật tông thì dò theo con đường tâm linh mà tìm giải đáp. Đức Đạt-lai Lạt-ma rất thích khoa học, tin rằng khoa học và tâm học nên tay trong tay mà đi bên nhau. Ngài đã tích cực tham gia những buổi đối thoại với những nhà khoa học đang làm nghiên cứu trong lãnh vực vật lý học, thần kinh học, tâm lý nhận thức. Tuy có những cách biệt trời vực vẫn có những khoảng tương đồng với nhau. Những hệ thống phương pháp khác nhau lại dẫn đến những kết luận như nhau khiến chúng ta nghĩ rằng đó là những cái rất căn bản về thực tại mà người ta đã nhận thức được. Chí ít đi nữa thì đối thoại như vậy cũng khiến cho người ta động não.

NHỮNG MÔ THỨC

Khoa học hiện đại đã cho chúng ta thấy rằng tận cùng của vũ trụ đã vượt khỏi tầm nhận thức cơ học của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta có thể trình bày mối liên hệ giữa những lực lượng vũ trụ bằng những biểu tượng, chuyển thể thành những mô thức toán học và trắc lượng học. Nhờ đó chúng ta có thể dự đoán, chế ngự và chuyển hóa vấn đề theo những dự hướng có thể tìm thấy trong nền khoa học tương lai. Cuộc cách mạng trong kỹ thuật đang diễn ra là một hiệu quả trực tiếp.

Lý thuyết gia ngành vật lý học Werner Heisenberg khám phá ra rằng khi một hạt vi lượng được quan sát và đo đạc thì nó cứ biến chuyển. Ông ta xác quyết rằng người ta không thể thực hiện việc đo đạc năng lượng cùng một lúuc với việc xác định vị trí; ngày nay người ta gọi điều đó là: Nguyên lý Bất định Heisenberg. Nguyên lý này đã đi vào ngành nhận thức học tổng quát. Chúng ta sẽ không bao giờ chắc chắn về bất cứ điều gì hơn thế nữa.

Ngành vật lý học bắt đầu đặt câu hỏi: Phải chăng người ta có thể xác định những thành tố và những năng lượng tối hậu của vật chất thật sự là gì. Người ta có nên nghĩ rằng những sợi tơ (vật liệu) đã đan dệt thành bức tranh vũ trụ là những hạt cực vi hay là những làn sóng năng lượng? Hạt cực vi là cơ sở hay mối liên hệ giữa những hạt cực vi với mô thức mới chính là cái đã làm nên vũ trụ? Nhà khoa học Đan-mạch Niels Bohr, người đã phát minh một mảng quan trọng trong lý thuyết nguyên tử: nguyên lý hỗ tương bổ xung. Ông ta đề nghị rằng không thể xem câu trả lời chỉ có một mà thôi. Tốt nhất là nên có cả hai phương thức tư duy. Người ta có thể nghĩ rằng cốt lõi căn bản (của vũ trụ) là những hạt cực vi hay là sóng năng lượng tùy theo quan điểm và nhu cầu của mỗi lúc. Một tập hợp những chủng loại thực vật khi nhìn từ xa là một cánh rừng, khi nhìn gần thì thấy là mỗi một cội cây. Tự thân mỗi cây vừa là một cội cây riêng, vừa là một thành phần của cánh rừng. Nguyên lý hỗ tương bổ túc (của ngành vật lý học) giống một cách kỳ lạ với một mảng của triết học Trung Quán: vừa bác bỏ vừa chấp nhận cả hai. Chân lí nằm đâu đó giữa hai điểm nêu trên. Như vậy, nhiều ngàn năm qua giáo lý nhà Phật đã tương thích với những sự thật mà khoa học dần dần khám phá.

Khi triết học phương Tây đã tiến vào thời kỳ hậu hiện đại thì người ta nhận ra một cách rõ ràng rằng tất cả lý thuyết, tất cả kiến thức, đều có thuộc tính bị thiết lập tức là do người ta xây dựng lên. Vì vậy, không có một quan điểm triết học nào là không bị lung lay, không có một học thuyết nào là chắc chắn. Tâm thức của chúng ta là kẻ sáng tạo những thứ mà chúng ta cảm nhận được ngang qua nhận thức, như điều mà mạn-đà-la gợi lên. Hiểu biết nhiều chừng nào thì những điều mà chúng ta có thể xác quyết ít chừng nấy. Chúng ta thấy được rằng hiểu biết của chúng ta rất nhỏ so với cái cần biết.

Tương tự như khoa học, Phật giáo Mật tông có thuộc tính là hi vọng: Sử dụng những phương pháp thích hợp, chúng ta có thể hiểu biết và vượt qua rào cản của vô minh. Chúng ta có thể học được những sự thật ở cấp độ cao hơn, đó là những mô thức ẩn tàng trong bản chất chung nhất, mô thức của những liên kết cấp vũ trụ. Đó là điều mà những nhà nghệ thuật trừu tượng vĩ đại như Wassily Kandinsky đạt đến khi loại bỏ yếu tố trần thuật ra khỏi tác phẩm nghệ thuật, cho chúng ta thưởng thức một mô thức hoàn toàn trừu tượng. Lúc đó hé lộ ra một thể nghiệm căn cơ hơn.

Nhận thức ở cấp độ vũ trụ hé lộ ra rằng mô thức là cái đầu tiên. Đó chính là cái mà khoa học ngày nay đã nhận ra được và đang tìm cách cụ thể hóa bằng những thí nghiệm. Một trong những phát hiện vĩ đại của khoa học hiện đại là sự hiểu biết về những cơ cấu vận hành. Chúng ta xem đây là một nền văn hóa hướng đến việc khám phá ra những cơ cấu, mục đích là cải sửa chiều hướng vận hành của các pháp. Nơi có những bước đột phá lớn trong việc áp dụng những cơ cấu vận hành cho việc tìm hiểu con người là ngành thần kinh học. Một trong những học thuyết hiện hành của nó cho rằng mỗi thùy não có những chức năng rất chuyên biệt. Những nhà thần kinh học đang ra sức phân lập từng khu vực và tìm ra những cơ cấu chuyên biệt của não bộ, tin tưởng rằng rốt cuộc họ sẽ có thể chứng minh rằng những trải nghiệm tâm lý, ý thức, và ngay cả tâm linh thực chất là kết quả của những cơ cấu vận hành của não bộ. Nhưng não bộ vẽ bức tranh thực tại và tái phác họa lại bức tranh thực tại khi cần. Nếu một cánh tay bị đứt lìa thì mô thức (hay bức tranh) để nhận thức về cơ thể của người ấy lập tức được tái tạo. Mô thức không hề được xác lập một cách vĩnh viễn.

Mỗi cơ cấu vận hành (trong não bộ) phục vụ cho những mục đích khác nhau và được lưu giữ trong kho tư liệu của con người. Theo Đạt-lai Lạt-ma thì khái niệm câu hữu (đồng thời có mặt) của tâm thức và não bộ rất gần với sự thật. Những mô thức (vận hành của thần kinh bên trong) là phóng ảnh của tướng trạng bên ngoài, và tướng trạng bên ngoài là phóng ảnh của những mô thức bên trong. Những mô thức này nối kết như thế nào với tâm thức của chúng ta là điều mà chúng ta chưa hiểu một cách thấu đáo nhưng vẫn đang tiếp tục vận dụng.

Triết học phương Tây đã phân biệt một bên là ảnh tượng và một bên là nội dung. Nhưng trong Phật giáo Mật tông thì ảnh tượng là nội dung và nội dung là ảnh tượng. Không có cái ảnh tượng bên ngoài nào tách khỏi cái nội dung bên trong, cũng không có cái nội dung nào tách khỏi cái ảnh tượng. Cả hai cùng có mặt với nhau vì hai cái lồng vào nhau trong một mối quan hệ xoay tròn không phân lập. Những hiểu biết cao cấp nhất mà khoa học cung cấp cho chúng ta cho thấy rằng có một trật tự ẩn tàng của vũ trụ, một luật tắc được hình thành theo những chiều hướng phức hợp. Mối quan hệ bí ẩn này là một vận hành của cái Nhất Thể, của cái cảnh giới như thật mà mỗi chúng ta đều có dự phần.

MỘT MÌNH TÂM THỨC CẢM NHẬN THẾ GIỚI NÀY

Những giác quan của chúng ta cho chúng ta những cảm nhận về thực tại, những cảm nhận này có liên quan với cái thực tại nhưng không phải là cái thực tại theo nghĩa đen mà giống như là cái thực tại hiện ra trong tấm gương soi. Cái thế giới sờ sờ mà chúng ta cảm nhận được này chỉ như vậy một cách tương đối mà thôi - đó là một vận hành của những giác quan với những công cụ đo đếm có nhiều hạn chế của chúng ta.

Tri thức của chúng ta chen vào những dữ liệu do giác quan cung cấp để xây dựng nên cái thế giới đã được chúng ta cảm nhận. Qua đó tâm thức của chúng ta xây dựng nên một thực tại nhuộm màu ảo tưởng về tính thường tại mà chúng ta (tự động) xem là đương nhiên. Chúng ta có thể ngắm một bức tranh không gian hai chiều với những đường nét và cấu trúc của một gian phòng để có được một cảm nhận về cái không gian ba chiều. Chúng ta thấy rằng một người từ chỗ chúng ta mà đi thì người ấy cứ từng bước nhỏ dần đi. Chúng ta không cho rằng thân thể của người đó bị nhỏ dần. Thật ra sự thay đổi kích cở mà chúng ta cảm nhận là do sự thay đổi của khoảng cách. Chúng ta không cảm nhận cái nội thất của căn nhà chúng ta biến mất khi chúng ta đóng cửa; chúng ta biết rằng thật ra chỉ vì chúng ta không thấy mà thôi, chúng vẫn còn đó. Tương tự như vậy, sau khi giác ngộ, cuộc sống hàng ngày không biến mất, chỉ có cái thực tại hàng ngày đã chuyển hóa mà thôi. Giải thoát và luân hồi không hề tách rời. Cảm nhận khi đó sẽ diễn bày cái thế giới thật thành ra một biểu tướng của cái thế giới tâm linh trong ánh sáng giác ngộ.

NHẬN THỨC TRỰC TIẾP

Những dụng cụ khoa học cho chúng ta thấy rằng những diện mạo bên ngoài của thế giới này mang thuộc tính lừa gạt và chúng ta có thể nhận diện tốt hơn. Bằng cách điều chỉnh những giác quan: từ tầng cảm nhận đơn thuần đến bao hàm luôn tầng cao mang tính biểu tượng thì sẽ mở đường cho khả năng nhận thức trực tiếp của tâm thức và khai phóng cho những tiềm năng lớn hơn. Phát tâm thực hiện những chuyển dịch ở bình diện vật lý có thể giúp cho người ta đạt được những thành tựu và những chuyển hóa nội tại ở bình diện tâm linh. Phật giáo có thể giúp cho khoa học tiến triển xa hơn nữa. Vì những người thực nghiệm của cả hai giới đều luôn tìm kiếm những cái tương đồng và những cái khác biệt của nhau, hé lộ ra một con đường tiến đến những hiểu biết lớn hơn nữa; chắc chắn sẽ có những khám phá mới sau này.

Thương Yêu Mở Đường Cho Trí tuệ

Tình yêu của một người ngu

Chỉ là xiềng xích, ngục tù, tối tăm.

Tình yêu, người trí thênh thang;

Hướng về giải thoát vô vàn niềm vui.

Cittavisuddhipakarana Tantra

Phát triển những mối quan hệ từ ái

Trong những năm gần đây, những nhà tâm lý trị liệu đã cảm thấy hứng thú trong việc tìm hiểu trí tuệ là gì. Khái niêm trí tuệ mà họ đưa ra liên quan đến sự siêu tuyệt và những tầng cao của chức năng tâm lý. Trong đó cũng có đề cập đến những cảm giác thương yêu của một người đối với tha nhân. “Trí tuệ liên quan đến lòng lân mẫn. Trí tuệ được vận dụng để mang lại sự khang lạc cho bản thân và cho những người khác” (Bates and Staudinger 2000, 123).

Nếu không có lòng từ ái thì trí trí tuệ sẽ không vuông tròn. Theo Đạt-lai Lạt-ma thì từ ái là trí tuệ - không hề có sự tách biệt. Điều đó có nghĩa là tình trạng quan hệ của chúng ta đối với người khác là một phần trong chỉnh thể giác ngộ. Đời sống hàng ngày phản ánh trí tuệ mang thuộc tính giác ngộ của chúng ta trong hành động cụ thể. Sự giác ngộ không phải là một trải nghiệm biệt lập, giác ngộ xảy ra giữa những chập chùng quan hệ. Hãy chân chánh khai mở bản thân, trong tất cả mối tương giao những bài học sẽ hiển lộ, bạn sẽ nhận ra, tất cả đều giúp cho bạn tu tập.

TRỞ THÀNH NGƯỜI SẲN SÀNG TIẾP THU: THIỀN QUÁN VỀ VỊ ĐẠO SƯ

Xây dựng một nếp nghĩ khai thông và sẳn sàng tiếp thu có nghĩa là tạo điều kiện cho trí tuệ phát sinh. Điều quan trọng là từ bỏ những nếp suy nghĩ nào hay gây cản trở cho những mối quan hệ tích cực và duy trì những nếp suy nghĩ nào mở đường cho những mối quan hệ khai thông. Chiều hướng học hỏi tích cực này có thể khai mở ra thêm những điều kiện học hỏi mới. Tăng sinh trong Phật giáo Tây Tạng thường học hỏi dưới sự hướng dẫn của một vị đạo sư tâm linh. Vị đạo sư truyền dạy cho học trò những nếp suy nghĩ: về bản thân, về thầy dạy đạo, về thầy dạy học... Những nếp suy nghĩ đó giúp cho học trò có khả năng tiếp nhận tha nhân, nhờ đó mà khiến cho việc học tập đạt đến mức cao nhất. Những bài thực tập sau đây được trích dẫn từ pháp thiền quán về vị đạo sư tâm linh.

Mở rộng lòng ra đối với việc học tập

Bạn nên chân thành và nhiệt tâm mong muốn tiến bộ trong sự hiểu biết về tâm linh của mình. Tuy nhiên, hết lòng mong muốn không thì chưa đủ. Bạn hãy bắt đầu thực tập với nếp suy nghĩ của bạn đối với chính bản thân mình.

Hãy ngồi một cách yên lặng và để cho tự thân suy tư về đề tài bạn đã may mắn như thế nào để tồn tại cho đến ngày nay trong kiếp sống của một con người có cơ hội để học hỏi. ‘Hãy lợi dụng ưu thế của kiếp sống đầy giá trị này - kiếp người thật khó được, mà đã được thì giá trị vô cùng’ (Mullin 1982, 75). Nếu bạn nghĩ rằng bạn khiếm khuyết và thiếu những lợi thế thì bạn hãy suy tư về những điều đó trong mối liên quan với những người kém hơn bạn, hay so sánh với một sinh vật, một con chó hay một con mèo, chúng còn thiếu cả những năng lực của thân thể, tình cảm và tâm hồn mà bạn đang có. Hãy cố gắng hiểu rằng bạn được phú bẩm cho một thiên tư học hỏi độc đáo như thế nào. Hãy nhận ra rằng với tư thế của một con người bạn có khả năng quay lưng lại với tất cả những gì tiêu cực và hướng đến tất cả những gì tích cực.

Một bộ sưu tập những lời dạy có tên là Tràng hạt ma-ni chứa đựng những điều mà vị đạo sư khuyên răn, khích lệ học trò nỗ lực thực hiện để đạt đến những thành tựu trong chí nguyện của mình. Người đệ tử tuyên thệ sẽ tự dắt dẫn cuộc đời của mình ở mức độ cao nhất mà những năng lực của bản thân cho phép. Tiếp nhận nếp nghĩ như vậy sẽ giúp cho người đệ tử thu được nhiều lợi lạc hơn trong những môi trường học tập thích hợp. Có hàng trăm những điều khuyên răn khác nhau; sau đây chỉ trích ra một vài điều khuyên răn quan trọng để cho bạn khởi động mà thôi.

Thiền quán về những nếp nghĩ hướng đến việc học tập

Suy nghĩ về đức tính tốt và cố gắng đưa những đức tính tốt ấy vào nếp sống hàng ngày.

Hãy tự mình thật sự nỗ lực.

Hãy để cho bản thân cảm thấy vô cùng thích thú và phấn khởi đối với những thăng tiến tâm linh của chính mình.

Hãy giữ trạng thái cảnh giác khi làm bất cứ việc gì.

Hãy sáng suốt phân biệt sự khác nhau giữa những hành động mang lại sự thăng tiến trên con đường tu tập và những hành động làm bạn xa rời con đường tu tập.

Hãy từ bỏ nếp suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Hãy duy trì nếp suy nghĩ và hành vi hướng đến việc tu học.

Đừng cho phép bản thân làm bất cứ điều gì vi phạm Mười điều răn (nếu bạn là người theo truyền thống Do Thái Giáo hay Thiên Chúa Giáo) và những điều răn tương tự về phương diện đạo đức. Nếu không thật sự cố gắng sống một đời sống đạo đức thì bạn đừng bao giờ hi vọng đạt được một đời sống tâm linh viên mãn.

Xử lý những trở lực

Sẽ có tình trạng phấn phát và lui sụt trong những nỗ lực tu tập. Có những lui sụt là chuyện tự nhiên và bạn có thể sử dụng những lui sụt đó để làm cơ hội học hỏi. Nếu bạn thấy rằng bạn không thể duy trì thái độ tích cực đối với việc tu học, thì hãy tập đi tập lại pháp thiền này.

Trước hết bạn hãy tỉnh giác đối với việc bạn đã lui sụt như thế nào. Hãy ghi nhận những điều bạn đã làm, suy nghĩ thật kỹ về phương cách mà những lui sụt đã xảy ra và tại sao bạn lại lui sụt như vậy. Hãy quán xét những bất lợi của tình trạng sa sút, cụ thể như quán xét những hành vi sa sút có khuynh hướng dẫn đến những hệ quả sa sút như thế nào, trong khi những hành vi phấn phát có khuynh hướng dẫn đến những hệ quả phấn phát như thế nào. Hãy để cảm giác nuối tiếc khởi lên. Hãy nhận ra rằng bạn có khả năng cải thiện những hành động của mình. Hãy mẩn cảm đối với những thôi thúc muốn điều chỉnh những hành vi của bạn trong tương lai. Hãy tiếp tục thực tập, pháp thiền này sẽ giúp cho bạn có nhiều thành tựu hơn.

LÀM CHO MỐI QUAN HỆ THÂN THIẾT HƠN

Việc học cách sử dụng bản tính hay làm lợi lạc cho người khác có thể bắt đầu với những người thân nhất của bạn. Hành giả thuộc một số môn phái thường kết hợp với một người bạn để cùng tiến hành việc tu tập, cùng chia sẻ với nhau chuyến hành trình trên con đường tiến đến chỗ giác ngộ. Những pháp thức này có thể tạo ra sức say đắm và độ mật thiết cho mối quan hệ chính yếu của bạn.

Hãy thực tập pháp thiền này với một người bạn.

Đối tượng của thiền là tính hỗ tương

Mối quan hệ giúp ích nhiều nhất cho sự nghiệp chuyển hóa bản thân là mối quan hệ mang lại lợi ích cho cả hai người. Hãy nghĩ cách để cùng chia sẻ hành trình của kiếp sống này với một người bạn. Hãy tìm ra cách thức để mình có thể tôn trọng những năng lực, phẩm chất và tiềm năng của người bạn ấy. Bạn có xét đến những điều mà bạn của bạn thích thú để từ đó mà bạn quyết định hành động của mình? Hãy tự đặt mình vào tâm trạng của người bạn để cảm nhận những cảm nhận của người đó một cách nghiêm túc như là cảm nhận của chính mình. Hãy nhận ra rằng cả hai đều hưởng được những lợi ích hỗ tương qua việc bồi dưỡng cho nhau.

Quán chiếu người khác

Tình trạng hỗ tương dường như là một lý tưởng tích cực cần phải nỗ lực để đạt đến. Nhưng đôi khi không dễ dàng gì người ta có thể bước ra khỏi phạm vi tự ngã của chính mình để nghĩ đến những cảm nhận và những nhu cầu của người kia. Phương pháp thiền này giúp cho người ta lấp đi khoảng trống giữa hai cái ngã.

Hãy hoán chuyển chỗ cho nhau bằng cách quán tưởng rằng bản thân mình là người bạn đó. Hãy nghĩ về một tình thế cụ thể nào đó mà hai người cùng chia sẻ với nhau. Hãy quán tưởng bản thân mình đang có những ý tưởng và những cảm nhận mà người bạn đó rất có thể cũng có khi ở trong tình thế như vậy. Hãy cảm nhận ra rằng nhìn như vậy là cái nhìn đúng sự thực của bạn mình cũng như sự thực của chính mình. Bạn có thể cho đó là một phần của bản thân mình không? Hãy nói cho nhau nghe về những cảm nhận của chính mình khi hoán chuyển như vậy. Bạn đã học được những gì về bản thân mình và về người bạn đó?

KHAI THÔNG

Trong một mối quan hệ hỗ tương, cả hai bên nên chân thành, nhạy cảm và hưởng ứng với nhau. Mỗi người đi vào mối giao hòa này với sự tỉnh giác có tính khai thông. Cả hai đều muốn chia sẻ những điều mà mình cảm nhận với người kia. Nhờ sự gần gủi với nhau mà mối thân tình càng trở nên sâu đậm.

Tấm lòng rộng mở là đối tượng của thiền quán

Hãy chú ý đến mối quan hệ của bạn. Tấm lòng của bạn có rộng mở đối với người ấy không? Hãy thiền quán về mối tương giao này. Nếu bạn nhận ra rằng hiện giờ lòng của bạn không được cởi mở thì hãy tự hỏi tại sao vậy. Phải chăng trục trặc này là do phía bạn? Nếu cõi lòng của bạn đang khép lại thì hãy tự hỏi mình. Hãy tỉnh giác đối với những điều bạn nói, bạn nghĩ và bạn cảm nhận khi hai người tiếp xúc trao đổi với nhau. Bạn có cảm giác rằng ‘người ấy’ không chia sẻ với bạn không? Nếu bạn cảm giác rằng hai người không cùng khai mở cõi lòng với nhau thì hãy bàn thảo vấn đề này với người ấy. Tin tưởng lẫn nhau là điều tiên quyết để có được mối quan hệ khai thông.

Tình yêu của người giác ngộ

Mật tông đón nhận phương diện cảm tính của chúng ta và sử dụng nó như là con đường để tiến đến chỗ giác ngộ. Bạn có thể tỉnh giác ngay trong những lúc bạn đang có những tình cảm mạnh mẽ. Rèn luyện năng lực cảm nhận những điều đang cảm nhận mà không để mất sự tỉnh giác thì có thể giúp cho bạn ứng xử với cuộc sống một cách tốt đẹp hơn. Trước hết hãy tập bài thiền quán này một mình, sau đó thực tập trong tình huống bạn đang có cảm giác thương yêu.

Hãy ngồi lặng lẽ và tưởng tượng lúc mà bạn đang tình cảm nồng nàn. Hãy bắt đầu bằng một khoảng khắc hạnh phúc. Mường tượng ra tất cả những tình tiết cho đến khi những xúc cảm mà bạn đã có trong thời gian đó xuất hiện trở lại. Khi tập, bạn hãy giữ tâm giác tỉnh, ghi nhận những xúc cảm mà đừng phán xét hay đánh giá. Chỉ cảm nhận những xúc cảm mà thôi.

Đến lúc bạn cảm thấy thoải mái với bài thiền tập này rồi thì bạn hãy bắt đầu tập áp dụng tâm giác tỉnh trong tình huống cụ thể đang thật sự xảy ra. Khi bạn bắt đầu cảm thấy xúc cảm, hãy thiền quán với xúc cảm là đối tượng theo cách mà bạn đã thực tập ở chương 11. Hãy giữ tâm tỉnh giác đối với những xúc cảm mà bạn đang trải nghiệm mà đừng can thiệp vào. Hãy để tự nó diễn biến. Chỉ giữ tâm tỉnh giác mà đừng đánh giá, giả dụ: ‘đây là một xúc cảm ngu ngốc’ hay ‘ngươi thích xúc cảm này à’. Chỉ cần trở thành MỘT với trải nghiệm đang có và tiếp tục ứng xử một cách thuần thục. Bạn có thể tập bài thiền quán này với nhiều loại xúc cảm khác nhau.

Tính giao là đối tượng thiền quán

Tính giao là thể hiện sự thân mật. Tính giao được thực hiện với mối quan tâm đến niềm vui của ‘người ấy’. Lúc đạt đến đỉnh điểm, người ta cảm nhận sự tan loãng của cái tự ngã, không khác với sự vượt thoát của cái ngã khi giác ngộ. Thực tập thiền ngay cả lúc thực hiện tính giao không chỉ có thể làm tăng cường sự thể nghiệm trong việc này mà còn đưa bạn đến gần giác ngộ hơn.

Suốt cuộc trải nghiệm, cả hai nên tập bài thiền quán về tỉnh giác. Hãy duy trì sự tỉnh giác trong sáng; từng giây từng phút, thể nghiệm thật sâu. Hãy nhận ra lòng từ ái và tình thương yêu mà bạn dành cho ‘người ấy’. Hãy dành cho ‘người ấy’ niềm vui khi mà bản thân bạn cũng mở lòng ra cho niềm vui đó. Hãy thiền quán trên những gì bạn cảm nhận, những cảm giác và những xúc cảm dành cho ‘người ấy’. Bạn đã từng có thiền tập rồi thì hãy giữ trạng thái tâm tập trung và cảnh giác để khi đạt đến điểm cao nhất thì có khả năng cả hai đều có cảm giác khoái lạc và trống rỗng cùng một lúc.

NHỮNG XUNG ĐỘT KHI CÙNG NHAU GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Khi bạn sống với tâm tỉnh giác thì thế giới của bạn liền tiếp nhận một cái nhìn rộng khắp mang tính chất từ ái với mối quan tâm đến tất cả sinh linh. Bạn có thể nhận ra rằng những sơ thất của bạn và của những người khác khiến cho tâm giác ngộ mõng dần. Gốc gác của những xung đột với người khác thường có liên quan đến việc mơ hồ về những cấp độ giác ngộ khác nhau. Khi đã hoàn toàn giác ngộ thì không còn xung đột vì cấp độ giác ngộ cao nhất đó đã vượt lên trên những tầng xung đột. Chúng ta có thể cải thiện mối quan hệ giữa mình với người khác bằng cách giao hòa mối quan hệ đó vào trong cảnh giới của cấp độ giác ngộ cao nhất. Trong cảnh giới mới này tất nhiên mọi vấn đề đều được giải tỏa.

Những vị đạo sư thường dẫn dụ môn sinh siêu vượt lên, chuyển đổi cấp độ của cảnh giới giác ngộ. Trong mối quan hệ và những câu chuyện trao đổi hàng ngày, người ta lại thường bị dẫn dắt trở về cấp độ của cảnh giới giác ngộ tương đối. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy khơi dậy cấp độ của cảnh giới giác ngộ tuyệt đối, cấp độ giác ngộ siêu vượt. Người ta có thể giải quyết những xung đột bằng cách chuyển đổi cấp độ của cảnh giới giác ngộ. Nhân thân trong cảnh giới tương đối, tức là của một người trong đời thường, có thể xung đột với nhân thân của người khác; nhưng nhân thân trong cảnh giới tuyệt đối thì không bao giờ xung đột.

Người ta có thể thiếu những phẩm tính của một vị Bồ-tát; và khi khoác lên mình vai trò của vị Bồ-tát đó thì người ta có thể bổ xung được những cái thông suốt mới lạ, những phẩm tính mới lạ. Những cái như vậy thật sự chỉ là phương tiện để đạt đến cảnh giới giác ngộ. Cái chân ngã thì lại vượt khỏi khái niệm này, và bất cứ khái niệm nào khác. Nhưng nhiều khi những xung đột trong cảnh giới tương đối lại níu giữ chúng ta lại. Chúng ta tin rằng chúng ta phải giải tỏa những xung đột đó để đạt được sự giải thoát. Phật giáo tin rằng những xung đột đó cuối cùng thì không là gì cả. Xung đột là cơ hội để chúng ta tu tập lòng vị tha, để chúng ta học tập. Việc thực tập những điều răn dạy của vị đạo sư có nghĩa là tiến gần đến sự giác ngộ; thực ra việc đó là một công năng của sự giác ngộ. Vị đạo sư nói với chúng ta và truyền đạt ngang qua chúng ta khi chúng ta nhập thân vào mạn-đà-la chuyển hóa bản thân. Chúng ta không thể ước mong sự tiến hoá mà không cần thực tập. Ngọn nguồn của những giá trị đều nằm bên trong.

Hãy nhập thân vào trung tâm mạn-đà-la, hãy đem những mối dây sinh tử (tương đối) và niết bàn (tuyệt đối) đan dệt với nhau. Mở đường cho những mối quan hệ mang thuộc tính giác ngộ.

TU TẬP LÒNG TỪ ÁI ĐỐI VỚI THẾ GIAN

Lòng từ ái không chỉ dành cho người thân thiết nhất hay gia đình, bè bạn mà thôi. Lòng từ ái nên lan tỏa đến tất cả mọi người. Bảy điều truyền khẩu là phương pháp để bạn từng bước tu tập lòng từ ái đối với cả thế gian. Phương pháp cổ truyền này do Serlinga, thầy của Atisha, khai sáng rồi được đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ nhất và đời thứ ba kế tục truyền dạy với tên gọi là ‘những lời dạy lojang.’ Vị Đạt-lai Lạt-ma đương thời của chúng ta tin rằng những lời dạy này có vai trò chủ yếu trong việc tu tập nhân cách của Ngài:

Bản thân tôi học được những lời dạy lojang khi còn là một đứa bé, và đã sử dụng làm căn bản cho việc tu tập từ hồi đó. Tôi đã đưa pháp thiền quán lojang về tình thương và lòng từ ái vào trong thời khoá công phu hàng ngày của tôi và đạt được những lợi lạc vô cùng to lớn. (Đạt-lai Lạt-ma, Druppa 1993, 13)

Phương pháp này mở ra một tầm nhìn để cho chúng ta tự mình kiểm nghiệm qua công phu quán chiếu. Hãy suy nghĩ về chúng. Khi thực hành, bạn hãy cho phép bản thân mình tỏ ra yêu thích đối với những gì mà mình có thể thực hiện được và kết quả của những điều đó.

Bình đẳng quán

Ngang qua công phu quán chiếu này bạn có thể trở nên ‘thân thuộc’ đối với pháp Bảy điểm cổ truyền. Trước hết bạn hãy hình dung ra trong đầu những người ‘trung tính’ mà bạn từng gặp trong cuộc sống: tức là những người mà bạn không có mối liên hệ cá nhân nào, hồi giờ không giúp bạn cũng không làm hại bạn. Đối với họ hãy cố gắng có một cảm giác yên tĩnh và bình lặng. Điều này có lẽ không khó lắm. Giờ đây, bạn hãy cố gắng hình dung ra trong tâm trí một người rất thân thương rồi đối với người đó hãy cố gắng nuôi dưỡng một cái nhìn yên tĩnh, bình lặng. Kế tiếp, hãy cố gắng hình dung ra một người đã từng sân hận đối với bạn. Bạn có thể giữ được một tâm trạng yên tĩnh và bình lặng đối với người này hay không?

Thiền pháp Bảy điểm cổ truyền

Bắt đầu bằng cách quán chiếu rằng tất cả mọi người trên cuộc đời đều đã từng là mẹ của bạn. Phật giáo Tây Tạng đề xướng rằng vì chúng ta đã chết đi rồi tái sinh trở lại vô số lần rồi nên ai cũng có thể trong một lần nào đó là mẹ của ta. Từ cách nhìn như vậy phát triển ra nhận thức rằng bản thân của bạn cũng phải từng làm một người mẹ.

Hãy nghĩ xem, tình cảm mà mẹ đã dành cho bạn. Cụ thể như bà đã che chở cho bạn lúc bạn còn nằm trong bụng. Bà đã êm ái đắp mền cho bạn khi bạn còn là một hài nhi, ẳm bạn trong tay, cười với bạn và cho bạn ăn uống.

Một vài người nào đó có thể có những cảm giác phức tạp về cách mà người mẹ đã nuôi dưỡng mình. Đối với những người mẹ đó, hãy nhận thức rằng tất cả những người khi còn là phàm phu đều phải chịu những nỗi khỗ từ bé, những khó khăn và những xung đột. Hãy nghĩ đến việc cố gắng giúp cho mẹ của bạn, cho tất cả những người mẹ vượt qua những nỗi khỗ và có được hạnh phúc. Để có thể giúp cho người khác, bạn phải làm cho nếp sống của mình thuần thục. Như vậy, hãy nỗ lực tu tập bản thân để làm lợi lạc cho cuộc đời này.

Những bài tập này là câu trả lời cho vấn đề cách thức giảng dạy đạo đức. Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta không phải lúc nào cũng có thể giữ được tâm từ ái và lòng tử tế nhưng chúng ta lại có thể tu tập những đức tính đó dù xuất phát điểm có như thế nào đi nữa. Khi mà bạn nỗ lực trên con đường xây dựng một nếp sống từ ái hơn tức là bạn đang xây dựng một thế giới nhân văn hơn cho chính bản thân bạn. Hãy nhập thân vào mạn-đà-la từ bi và thưởng thức nếp sống mà mạn-đà-la này mang đến cho bạn.

Ngang qua Biểu Tướng Vĩ đại mà Chuyển hóa

Hãy xem thân tâm của bạn là nơi thực nghiệm, thử xem bạn có thể sử dụng những phương thức này hay không; nghĩa là, bạn hãy ra sức tiến hành một thực nghiệm toàn diện đối với chức năng tâm thức của mình; và xem xét khả năng thực hiện một số chuyển hóa trong bản thân. Đức Đạt-lai Lạt-ma

THÁNH HÓA SINH MẠNG

Nếu tất cả những hiện tượng trong thế giới đề thuộc về biểu tướng vĩ đại, là dấu ấn của một thực tại cao hơn thì tất cả những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta đều mang tính biểu trưng và đều có thể sử dụng làm chất liệu cho nếp sống mật tông. Những cử động của thân thể, ảnh tượng, và những động tác đều có thể trở thành những bước đầu tiên trên con đường chuyển hóa.

Nguồn ảnh tượng theo mô thức có thể thuộc về bên ngoài hay thuộc về bên trong tâm thức. Mọi sự kiện xảy ra dù là bên ngoài hay bên trong đều là những cơ hội để học hỏi và tu tập. Điều quan trọng ở đây là mỗi một cuộc đời đều mang tính biểu trưng. Sự giác ngộ xưa nay vẫn được biểu đạt bằng những biểu tướng. Nếu chúng ta có một nếp sống hòa hợp với cái Biểu tướng Vĩ đại thì chúng ta sẽ quay trở về chốn uyên nguyên, của nguồn chuyển hóa.

Trật tự là một nội hàm của vũ trụ; âm thanh và hình ảnh là một dạng biểu đạt của những mô thức nội hàm đó. Chúng ta là một thành phần của một dạng tâm thức bao la trùm khắp. Sinh mạng của chúng ta vừa mang ý nghĩa cá nhân vừa có ý nghĩa siêu vượt lên cá nhân, là thành tố của một mô thức vượt ngoài tầm nhận thức của hệ thống khái niệm mà chúng ta đang có trong ý thức. Hãy trực nhận, siêu thoát khỏi những khái niệm. Hãy sử dụng tâm thức của bạn để nối kết rồi đi vào cảnh giới biểu tướng để nhận ra thực tại như thật. Nhiều cánh cửa nữa sẽ mở rộng.

Những phản ứng cảm tính có thể là cơ hội để chúng ta tập có những thái độ chính chắn. Theo giáo lý thì có hai dạng tư duy: tư duy theo hướng tích cực và tư duy theo hướng tiêu cực; cách phản ứng phù hợp và cách phản ứng không phù hợp. Cách phản ứng phù hợp sẽ đưa chúng ta đi sâu vào giáo pháp, đến tâm điểm của Mạn-đà-la. Cách phản ứng không phù hợp và thái độ không chính chắn sẽ đưa chúng ta xa rời giáo pháp và đẩy chúng ta khỏi Mạn-đà-la. Đây là ngã rẽ quan trọng trên con đường đạo. Tu tập nếp tư duy thì có thể chuyển hóa cuộc sống. Những gì mà bạn trải nghiệm trong cuộc sống chính là nền tảng để đi vào thế giới biểu tướng.

Bài thực tập để khám phá những biểu tướng

Ngồi im lặng thiền quán. Nhắm mắt lại và tập trung tâm ý, sử dụng những bài thực tập về tâm chuyên nhất ở chương 11. Khi bạn thấy thư giản và tâm không còn bị nhiễu loạn thì bạn bắt đầu đem ánh sáng của tâm tỉnh giác chiếu soi những cảm giác. Cụ thể như để tâm chú ý đến những cơ bắp của mình. Những bó cơ nào đang buông lõng; những bó cơ nào đang co lại? Bạn có nhận ra một mô thức nào không? Có lẽ những bó cơ chung quanh cổ bạn đang căng nhưng tất cả những bó cơ khác thì đang thư giãn. Mở rộng vùng quan sát của bạn. Mô thức đó biểu trưng thế nào? Bạn có thể thấy những mối liên quan không? Phải chăng mô thức trên biểu thị việc chống lại những lực lượng nào đó? Hãy bắt đầu thực tập với những điều đang trải nghiệm. Bất cứ một động tịnh nào của thân thể, của xúc cảm, hay một mô thức nào của tư duy đều có thể trở thành đề tài quán chiếu với mục đích biết rõ hơn về bản thân bạn và tạo nên những thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Người Tây Tạng có những biểu tướng của người Tây Tạng; chúng ta có những biểu tướng riêng của chúng ta. Ra công tu tập là điều quan trọng hơn những biểu tướng dùng để tu tập. Giá trị của biểu tướng nằm sâu ở bên trong nó chớ không phải chỉ ở ảnh tượng bên ngoài. Giá trị không nhất thiết phải lệ thuộc vào ảnh tượng. Đề tài tu tập thì không phải là ảnh tượng, nhưng ảnh tượng có chứa đựng đề tài. Do những ý nghĩa được gắn vào những biểu tướng và do những mối liên hệ giữa đề tài tu tập và những biểu tướng nên ảnh tượng có thể cung cấp cho chúng ta thông tin về tất cả các pháp. Như vậy, bạn có thể sử dụng nguồn biểu tướng riêng của cá nhân mình nếu chúng có ý nghĩa và thiết yếu đối với bạn. Quán chiếu những biểu tướng này có thể làm cho sức tư duy của bạn trở nên mạnh mẽ.

Bài thực tập để nhận ra chân giá trị

Bạn có thể chọn một công việc nhỏ, hầu như không có nghĩa lý gì bao nhiêu rồi làm cho công việc đó trở nên hữu dụng, biểu trưng cho sự giác ngộ. Chọn một việc gì đó mà bạn thường làm, khi làm có lẽ là chẳng cần phải động não gì cả, cụ thể như việc lau bụi bàn ghế hay xúc rác trong vườn. Bạn hãy thực sự tỉnh táo trong từng động tác của mình; quán chiếu rằng mỗi một hạt bụi hay một đống rác mà bạn tẩy đi là bạn đang tẩy sạch những cái u mê trong tâm hồn mình. Lau sạch hay xúc sạch càng nhiều bụi rác thì tâm trí của bạn càng trở nên sáng suốt. Bạn cũng có thể thực tập phương pháp này khi làm những công việc khác.

NGANG QUA CẢM XÚC MÀ CHUYỂN HÓA

Những hành vi

Tao nhã, anh hùng hay khủng bố;

từ ái, giận dữ hay an bình;

Những hành vi

Phấn khích, giận hờn hay tham lam,

Kiêu căng hay ganh tị.

Tất cả đều là tướng trạng hoàn bị của trí tuệ thanh tịnh sáng soi.

(Shaw 1994a, 28)

Pháp Đại thủ ấn dạy cho chúng ta một nguyên lý sâu sa của nhận thức; đó là, cứ để tự nhiên cho những xúc cảm và những phản ứng của mình nhưng đừng để bị vướng mắc. Hãy sử dụng những cái đam mê và những xúc cảm làm công cụ cho tuệ giác thâm sâu với mục đích siêu thoát khỏi những cái đó. Đạt-lai Lạt-ma có nói rằng có thể đưa phương pháp này vào môn tâm vật lý trị liệu hiện đại và đáp ứng cho những thao thức của con người đối với việc chuyển hóa nội tâm (Komito 1983, 4).

Tất cả những hiện tượng những trải nghiệm đều là những mô thức có ý nghĩa, hiện hữu một cách như thật. Ngược lại, những hiện tượng những trải nghiệm không hề chứa bất cứ một nội dung khách quan nào cả, không phải là những cái cái thực sự có. Ở tầng sâu hơn về phương diện ý nghĩa thì những điều mà bạn đã trải nghiệm không hề có một ý nghĩa tối hậu. Ý nghĩa nằm ở mô thức, và mô thức thì mang thuộc tính hiện dụng. Thí dụ, một cục bin sạt là một mô thức vật chất của nguồn điện hình dáng giống như một cái ống hay một khối vuông. Mỗi cục bin đều có sức chứa điện nạp vào. Chúng cũng có một bộ nhớ điện tử; bộ nhớ này chủ yếu là mô thức của chức năng nạp điện vào và phát điện ra. Bộ nhớ điện tử này sẽ xác định cục bin đó nạp vào bao nhiêu điện và phát ra bao nhiêu điện ra, bất kể tiêu chuẩn của loại bin đó là như thế nào. Cục bin đã mang trên mình bộ nhớ của nhà sản suất hàng hóa đặt vào dựa trên cơ sở những mô thức nạp điện và xài điện thông thường của mọi người. Trong một ý nghĩa được xác định thì cục bin biểu lộ ra những đặc điểm hữu dụng nhờ vào kết quả của việc thiết kế mô thức. Điều này cũng đúng trên những bình diện khác trong thế giới của chúng ta. Ở nhiều cấp độ khác nhau, người ta xem những mô thức cảm xúc là những cái đương nhiên. Một khi nhận ra rằng chúng ta là thành phần của những mô thức bao quát hơn thì chúng ta có thể học hỏi từ những mô thức đó và tiến hoá. Chúng ta không chỉ học hỏi, như Gregory Bateson đã từng nói, mà chúng ta còn biết được cách học như thế nào. Chúng ta tự giải thoát khỏi những mô thức phản ứng nhỏ bé của bản thân bằng cách làm cho những mô thức của chúng ta trở nên to lớn hơn.

Thiền quán với những cảm xúc là đối tượng

Những phản ứng cảm tính của bạn có thể làm đòn bẩy để giúp bạn có những phản ứng mang chất liệu tỉnh ngộ nhiều hơn. Hãy ngồi yên lặng, tập trung và quán chiếu. Khi bạn cảm nhận trạng thái bản thân đã sẳn sàng thì bạn hãy chú tâm trên những cảm xúc. Khi bạn có một cảm xúc nào đó thì hãy nhận ra nó với sự tỉnh giác. Thí dụ, đó mà một cảm xúc buồn thì bạn hãy để cho mình cảm nhận thật đầy đủ về cảm xúc buồn, nhưng cũng đừng để cho bản thân trôi dạt, đắm đuối theo cảm xúc đó. Pháp Đại thủ ấn đã dạy chúng ta rằng cứ nương theo hướng chuyển động của sợi dây tâm thức, đừng buông sợi dây đó quá lõng lẽo và cũng đừng kéo nó quá căng thẳng. Cứ nương theo và chấp nhận những cảm xúc của mình thì sự chuyển hóa, thăng tiến sẽ phát sinh một cách tự nhiên. Hãy tập đi tập lại bài thiền quán này nhiều lần, bạn sẽ có thể mở rộng thế giới tâm thức để đón nhận những cảm xúc mang những làn điệu khác lạ của chúng.

NHỮNG CHUYỂN HÓA CÓ CÔNG NĂNG TRỊ LIỆU: TỈNH GIÁC ĐỐI VỚI THÂN THỂ VÀ DÒNG CHẢY CỦA NĂNG LƯỢNG

Trong phương pháp trị bệnh của Y khoa Tây Tạng có hàm chứa triết học Phật giáo. Con người rất dễ bị nhiễm bệnh là vì trong nếp sống hàng ngày của người chưa chứng ngộ thì không thể tránh được những yếu tố mà Phật giáo gọi là ‘Tam độc’: tham, sân, và si. Chúng ta có thể xem ba loại độc này là những thứ làm nhiễu loạn tâm thức; mặt khác, bệnh tật lại có nguồn gốc từ sự mất quân bình trong nếp sống, cách ăn uống, hành vi và hay là vấn đề biến chuyển sinh lý trong thân thể. Thuốc men được cẩn thận tinh chế nhằm giúp cho từng cá nhân phục hồi lại sự quân bình của những yếu tố có lợi cho sức khoẻ. Phương thức trị liệu có thể bao gồm dược liệu, thiền định, và những bài tập luyện Kum Nye, song song với việc thay đổi thức ăn, nếp sống, hành vi và thái độ. Tất cả thứ này được thầy thuốc quyết định liều lượng bằng sự tinh nhuệ chuyên môn do được đào tạo thích đáng và bằng chất liệu cốt tủy của người làm thầy thuốc: lòng từ ái.

Kum Nye là một phương pháp nhằm tăng cường sức tỉnh giác đối với thân thể bằng những chuổi động tác phối hợp với sự chú tâm và lòng nhiệt thành. Phái Ninh-mã nổi tiếng về việc thiết lập hệ thống cho những chuổi động tác. Nhưng hiện nay có hàng trăm cách thiết lập khác nhau qua việc phối hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Tỉnh giác đối với thân thể và những bài tập động tác thể nghiệm đã có từ rất xa xưa, đầu tiên do những triết gia sử dụng. Bồ-đề Đạt-ma, tương truyền là vị sơ tổ của Thiền tông, đã dạy cho tăng chúng ở chùa Thiếu Lâm pháp môn thiền cùng với một bộ pháp võ thuật để tập luyện, đó là Dịch cân kinh. Những phương pháp Tâm lý liệu pháp hiện đại do Alexander Lowen, Wilhelm Reich sáng lập, rồi từ đó phát triển ra một bộ phận gọi là Tâm vật lý liệu pháp. Liệu pháp này gồm nhiều tư thế, cách thở và động tác khác nhau phối hợp lại thành một hợp thể nhất quán theo lý thuyết cho rằng tâm và vật là một thể thống nhất. Những thay đổi xảy ra trong tâm thức có thể kích khởi những thay đổi của cơ thể. Lowen tin rằng sự lưu thông của nguồn năng lượng bị những dạng cản trở và những căng thẳng liên tục của gân cốt làm cho tắc nghẽn. Những bài tập gồm những động tác co duổi và thở sâu, kết hợp với sự tập trung tâm ý có thể kích hoạt nguồn năng lượng của bản thân, tăng cường sức mạnh và giải tỏa những nơi bị tắc nghẽn trong cơ thể. Điều này tác động đến tổng thể những cảm nhận của một người, cuối cùng tạo nên những chuyển hóa. Nền y học tổng hòa của Tây Tạng đã đem tất cả điều trên đây cơ cấu vào những phác đồ trị liệu.

Vài bài tập Kum Nye

Thiền trong tư thế đứng

Nhắm mắt lại, buông thả hai tay bên hông và định tâm vài phút. Từ từ đưa hai tay vươn thẳng lên khỏi đầu, tưởng tượng rằng thân thể của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, dường như hai tay bạn đang bị một khinh khí cầu to kéo bổng lên trên. Thân thể của bạn dãn dài ra, đồng thời bạn vẫn giữ nhịp thở thoải mái. Giữ tư thế này vài phút rồi từ từ thả tay xuống hai bên hông rồi kết thúc bằng cách vổ tay một cái ở trước ngực. Hãy lặng lẽ thực tập. Lập lại bài tập này năm ba lần.

Bài tập HAH

Nếu được thì hãy ngồi bán già trên tọa cụ, hay ngồi xếp bằng và cũng có thể ngồi trên một cái ghế đẩu. Nắm hai tay lại, rồi để chạm nhau trước ngực. Ép nhẹ hai tay, thở sâu và nín hơi thở lại. Mạnh và nhanh, bạn duỗi thẳng hai tay sang hai bên, xòe các ngón tay ra, hả miệng ‘HAH’ một tiếng. Nắm tay lại rồi đặt trở lại vị trí cũ trước ngực. Lập lại bài tập này 9 lần chia làm ba đợt.

TỈNH THỨC TRONG GIẤC NGỦ: SÁNG SOI MỘNG CẢNH

Theo Phật giáo Tây Tạng, những giấc mơ cũng cho chúng ta cơ hội để tu tiến và chuyển hóa. Giấc mơ là một trạng thái tự nhiên. Chúng ta dành cho chuyện ngủ ít nhất là một phần ba thời gian của kiếp sống này, và hầu hết thời gian ngủ là cảnh mơ. Phật giáo Tây Tạng khích lệ chúng ta sử dụng thời gian ngủ và nằm mơ để thực tập tâm tỉnh thức nhằm mục đích chuyển hóa. Phật giáo đã nói rõ điều mà trí tuệ dân gian thể hiện qua câu vè ‘Chèo, chèo thuyền, chèo thuyền của ta... cuộc đời, cuộc đời chẳng qua, giấc mơ đó mà.’ Những giấc mơ cho chúng ta cơ hội tỉnh ngộ, thoát ra khỏi giấc mơ bằng cách nhận ra rằng chúng ta đang mơ.

Giấc mơ có nguồn gốc là những ý niệm tiên thiên được biểu hiện ra ngoài một cách biến ảo , vì vậy mà chúng có vai trò then chốt trong tiến trình chuyển hóa. Việc nghiên cứu những biểu tượng quan trọng giúp cho chúng ta thấu đạt được những ý nghĩa sâu xa hơn. Trọng tâm của việc tu tập thiền quán trong khi mơ là xem sự kiện mà chúng ta trải qua ban ngày là biểu tượng, là một phần của giấc mơ; tu tập như vậy giúp cho chúng ta vượt qua được bước tường rào ngăn cách giữa ngủ và thức. Nhận thức cuộc sống như nhận thức một giấc mơ có thể giúp cho chúng ta thể nghiệm một cách nhìn mới lạ về cuộc sống này.

Thật ra tu tập trong những giấc mơ không phải là tu tập bằng ý thức mà đúng hơn là tu tập bằng tiềm thức. Ý thức được sử dụng để làm lộ chân tướng cái nhận thức mang hình thức biểu tượng của vô thức nằm trong nguồn sáng toàn khiết của tâm Phật. Câu tuyên bố nổi tiếng của Freud, ‘Nơi nào đã có bản năng thì nơi đó sẽ có ngã tính,’ chúng ta có thể nói khác đi là ‘Nơi nào đã có ngã tính thì nơi đó sẽ có tâm Phật.’

Sáng soi mộng cảnh 1

Tu tập tâm thiền thì giờ nào cũng là giờ tốt. Pháp sáng soi mộng cảnh khởi sự lúc bạn đang thức. Hãy xem xét cuộc đời giống như một giấc mơ như thế nào. Thời gian cứ trôi qua. Khi bạn nghĩ về những việc mà bạn làm 10 năm về trước, có lẽ giống như một giấc mộng.

Khi bạn đang thức, mọi sự kiện hiển lộ ra đều có liên can với kinh nghiệm về sự kiện đó nằm sẳn trong tâm thức của bạn. Có lẽ bạn đã nhận thấy rằng bạn có thể ý thức được bản thân khi bạn đang thức nếu bạn để tâm vận dụng những kỹ thuật thiền định. Hãy nhận ra những điểm giống như giấc mơ và những điểm nội tâm trong cuộc sống lúc thức, đồng thời luyện tập ý thức sáng soi suốt ngày bằng cách áp dụng tâm thiền trong mọi việc mà bạn đang làm. Đó là bước chuẩn bị để bạn có thể đưa tâm thiền vào trong giấc ngủ của mình.

Sáng soi mộng cảnh 2

Giấc mơ cũng xuất phát từ tâm thức của bạn. Nhận ra rằng những giấc mơ là huyễn cảnh xuất phát từ tâm thức thì bạn có thể ý thức được chúng. Trước khi ngủ bạn hãy hạ quyết tâm đưa tâm thiền vào trong dòng tâm thức của trạng thái ngủ mơ. Tự nhủ thầm trong lòng rằng tối nay bạn muốn có nhiều giấc mơ được soi sáng và bạn có thể nhận ra chúng là những giấc mơ. Thực tập như vậy thì bạn sẽ ý thức được những giấc mơ mà bạn đang mơ thấy. Hãy ghi nhận chúng.

Sáng soi mộng cảnh 3

Những hành giả đã đạt đến trình độ cao thì có thể chọn lựa mộng cảnh theo ý của mình. Kỹ thuật tu tập ở trình độ này có thể không phù hợp với những vị mới tập luyện trong những giai đoạn đầu, nhưng bạn vẫn có thể học được cách tác động vào những giấc mơ của mình theo hướng tích cực. Khi nằm trên giường buông lõng giữa hai trạng thái ngủ và thức thì bạn hãy để tâm thức tĩnh lặng.

Ngay lúc mà bạn trôi dần vào giấc ngủ thì bạn hãy hình dung ra một đoá sen lớn (hay bất cứ một đoá hoa nào mà bạn thích). Khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì bạn hãy giữ hình ảnh đó sống động rồi hình dung bản thân bạn đang nổi lên giữa nhuỵ hoa thoải mái thiếp dần đi. Ngang qua trạng thái hoàn toàn an tĩnh, hoàn toàn rỗng lặng này thì bạn có thể làm cho tâm thiền của mình hòa tan vào trong giấc ngủ.

QUÁN TƯỞNG XEM NHƯ ĐÓ LÀ THẬT: THIỀN THÁNH TƯỚNG

Đây là một cảnh giới của nội tâm, chớ không phải chỉ là một thế giới vật chất. Không có một ý niệm thực tại và khách quan nào mà không bị một ý niệm hư ảo và chủ quan thỉnh thoảng đẩy ra khỏi tâm thức. Tâm thức là một thế giới chủ quan gồm có các ý niệm và những kinh nghiệm; nó không phải chỉ là cái mang chức năng vận hành những tư liệu thâu thập được theo hướng nhân quả của não bộ. Tâm thức có nền tảng tâm linh và có thể thăng hoa bằng các phương pháp quán tưởng.

Tâm thức có thể đạt đến tầng cao hơn khi bạn có thể thoát ra khỏi sự ràng buộc của cái nhìn hướng ngoại. Pháp quán tưởng gồm có (1) đem bản thân và ý niệm đồng hóa thành Một; (2) thể nghiệm trạng thái đó; (3) buông xả bản thân vào trong tiến trình hòa nhập trọn vẹn. Pháp quán tưởng thực hiện trong thế giới nội tâm sẽ dẫn đến những thể nghiệm và những diễn biến trong thế giới vật chất hiện hành. Hai thế giới này không hề cách biệt nhau. Một tiến trình liên kết được thực hiện tốt có công năng nối liền những bức họa và những biểu tướng với nhau vĩnh viễn suốt không gian và thời gian. Nhà tâm lý học Jung (1973) đã định nghĩa những mối liên kết này là ‘liên kết đồng thời phi nhân quả’. Đôi khi một số chuyện cùng xảy ra với nhau mặc dầu chuyện này không phải là nguyên nhân làm phát sinh ra chuyện kia. Những mối liên kết không có tính chất nhân quả này đã xây dựng nên kết cấu của linh đồ mạn đà la. Khi bạn tiếp xúc với những mối liên thông chằng chịt này và không để ngăn ngại thì bạn sẽ thấy bản thân của mình hài hòa với những biểu tướng của sự chuyển hoá sâu kín hơn trong tâm hồn.

Trong thiền Thánh tướng thì một vị thánh hay đức Phật là đối tượng mà bạn tu tập; đó là biểu tướng của sự chuyển hóa tối hậu. Hãy quán chiếu miên mật cho đến khi bạn có thể thể nghiệm rằng bạn là vị thánh đó hay là đức Phật. Công phu như vậy tức là bạn đã thiết lập nên một mối liên kết phi nhân quả. Bạn sẽ nhận ra rằng cái ngã là một ảo tướng, vị thánh mà bạn quán tưởng cũng là một ảo tướng. Điều kỳ lạ nhưng có thật là những phẩm chất mà chư vị thánh giả đó có thì giờ đây bạn cũng có.

Chúng ta đã đóng nhiều vai trò trong cuộc sống, phần nào cũng giống như cách diễn đạt tự nhiên của nhà văn cổ điển Shakespear trong câu nói ‘Tổng thể trần gian này là một sân khấu và tất cả mọi người chỉ là những vai diễn.’ Tất cả chúng ta đều có lối để nhập thân vào và có lối để thoát thân ra. Thiền Thánh tướng đã truyền dạy chân lý vĩ đại này trong nhiều ngàn năm nay.

Nhập vào một vai diễn là một pháp môn có truyền thống vinh quang lâu đời là một phương pháp dùng để nhận thức và để tạo nên những chứng đắc nội tâm song song với những thể hiện bên ngoài. Bạn có thể nhập vào bất cứ vai diễn nào và có thể thiết lập nên bất cứ một cảnh trạng nào để thấy được rằng những vai diễn khác nhau thì có những tác động liên thông ra sao. Hãy hình thành nên những mối liên thông để có thể tạo nên những chuyển biến.

Một số những phương pháp quán tưởng và phương pháp thay đổi vai diễn truyền thống đều có công năng chuyển hóa. Quyển ‘Tử thư’ của Tây Tạng đã nói rõ ra rằng bạn chính là vị thánh đó. Khi nhận ra như vậy thì bức họa đó tan mất và còn lại một mình bạn, một sinh linh thanh khiết, giác ngộ, mục đích của công phu tu tập. Trong phương diện tâm lý trị liệu, thiền Thánh tướng được khai thác để khám phá sinh mệnh của bạn và những khả năng trong sinh mệnh đó. Thực tế có thể có giới hạn nhưng sức quán tưởng thì không cần phải bị giới hạn như vậy.

Thiền có Đối tượng là vị Đạo sư tâm linh

Đây là cách thiền quán truyền thống có gốc gác từ thiền Thánh tướng. Hãy ngồi tĩnh lặng và khép mắt lại, quán tưởng vị đạo sư đang ngồi đối diện trước mặt bạn. Nếu xem Phật là vị đạo sư thì hãy quán tưởng đức Phật đang ngồi trước mặt đầy đủ trí tuệ và lòng từ ái. Ra sức hình dung một cách rõ ràng vị đạo sư đang ngồi trước mặt bạn với sắc diện hiền hòa, đôn hậu, dùng lời lẽ ôn tồn khuyên bảo bạn. Hình dung vị đạo sư này đang khích lệ bạn bằng một giọng nói trầm tĩnh, hàm chứa dũng lực và có sức thấm vào lòng người, ‘Hãy tinh tấn! Hãy tiếp tục thiền định! Hãy giữ vững đường Đạo!’ Hãy thiền định về những lợi lạc mà vị đạo sư mang đến cho đời sống tâm linh của bạn.

Bạn Là Bậc Giác ngộ

Trên con đường tu tập, qua công phu thiền định bạn nhận ra rằng trí tuệ và lòng từ của bậc giác ngộ có thể phát khởi trong lòng mình. Bạn có những năng lực như chư Phật, chư đại Bồ-tát của mọi thời gian. Thiền tăng Phật giáo đã nói điều này qua câu: Tất cả chúng ta đều có tâm Phật.

Hãy nghĩ về tất cả sự kỳ diệu của đức Phật: trí tuệ rộng lớn và lòng từ sâu thẩm của Ngài. Quán tưởng rằng bạn cũng đang có những kỳ diệu đó và sống với những kỳ diệu đó mỗi ngày. Bạn sẽ như thế nào? Hãy hình dung sống động: bạn đang sống sáng suốt, có tình thương yêu và mối quan tâm dành cho tha nhân. Tập trung cảm xúc của bạn vào điểm này. Khai phóng tất cả những tiềm năng lớn nhất của bạn, những tiềm năng đó đã nằm sẳn, đang chờ bạn đánh thức và sử dụng mà thôi. Hãy để bản thân bạn chuyển hóa, chuyển hóa đến mức độ cao nhất mà bạn có thể chuyển hóa, sống hòa nhập trọn vẹn với Biểu tướng Vĩ đại!

KẾT LUẬN

Kiếp người là một cơ hội vô cùng to lớn để đạt đến giác ngộ, để sống một đời hạnh phúc và viên mãn, hòa điệu với chân lý của cảnh giới cao hơn. Trong mọi hành động, mọi mối quan hệ, chúng ta đều có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng trí tuệ và phát triển sự hiểu biết của lòng từ ái. Chúng ta thường không ý thức được những cái mà chúng ta đang có được trong giây phút hiện tiền, phải chờ cho đến khi những cái ấy mất đi thì chúng ta mới ý thức về chúng một cách rõ ràng.

Điểm tối hậu của con đường tu tập lại là điểm nguyên sơ. Dòng thời gian cứ trôi, trôi mãi, đưa đẩy vận mệnh chúng ta trở về biển cả của giác ngộ, niết bàn. Những bậc trí ở mọi phương trời, dõi mắt theo chúng ta, mở rộng vòng tay để giúp đỡ, dẫn dắt chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi từ bất cứ người nào, dù người ấy có những khuyết điểm nếu chúng ta biết chấp nhận rằng cảnh giới biểu tướng đó nằm gọn trong cảnh giới thực tại. Ngay bây giờ chúng ta hãy nhận ra sự thật đó, đừng để vuột mất. Chúng ta may mắn có được phút giây này. Hãy sử dụng một cách sáng suốt và tử tế!