Plm là viết tắt của từ gì

Đối với các quy trình sản xuất sản phẩm thì vấn đề quản lý dữ liệu cũng như là dòng đời của sản phẩm là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đây cũng chính là một vấn đề đang âm thầm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Liên quan đến vấn đề quản lý dữ liệu và dòng đời sản phẩm thì cũng có nhiều các cụm từ thông dụng được nhắc đến. Bài viết này sẽ giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu như thế nào là PDM, PLM cũng như Autodesk Vault PLM là gì.

PDM (Product Data Management) là một chiến lược để quản lý những thông tin liên quan đến sản phẩm và quy trình kĩ thuật – tất cả các công đoạn quản lý đều là một khối thống nhất. Nói một cách đơn giản thì PDM là quản lý dữ liệu của sản phẩm, tái sử dụng thiết kế, lưu trữ dữ liệu, giảm thiểu dung lượng trên máy user. Autodesk Vault là sản phẩm phần mềm làm được điều đó.

PLM (Product Lifecycle Management) là một chiến lược giúp kết nối các bộ phận, các quy trình và dữ liệu của toàn bộ vòng đợi sản phẩm về một nguồn thông tin trung tâm thống nhất. Autodesk Fusion Lifecycle là một giải pháp phần mềm đáp ứng những nhu cầu đó. Hay có một cách khác để định nghĩa PLM mà tôi rất thích đến từ Tech-Clarity đó là: “PLM là một chiến lược sử dụng phần mềm để cải thiện các quá trình từ lên ý tưởng, thiết kế, phát triển và quản lý sản phẩm”

Autodesk Vault PLM là sự kết hợp giữa Vault Professional và Fusion Lifecycle để hỗ trợ cho quá trình hợp tác toàn doanh nghiệp và quản lý dòng đời của sản phẩm.

PLM là viết tắt của (Product Lifecycle Management) Quản lý vòng đời sản phẩm. Phần mềm PLM là một hệ thống quản lý thông tin của một doanh nghiệp.

Hệ thống PLM có thể tích hợp dữ liệu, quy trình, hệ thống kinh doanh và sau cùng là con người trong một doanh nghiệp mở rộng. Phần mềm PLM cho phép người dùng cuối quản lý thông tin này trong toàn bộ vòng đời sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, từ sự thay đổi, thiết kế và sản xuất thông qua thương mại hoá và sự chuyển nhượng.

Trong lĩnh vực thời trang và kinh doanh quần áo, PLM được sử dụng bởi tất cả các thương hiệu thời trang hàng đầu, các nhà bán lẻ, và các nhà sản xuất. Hệ thống CAD, ERP, phần mềm Lập kế hoạch được sử dụng bởi các nhà sản xuất thời trang là một phần của PLM.

Plm là viết tắt của từ gì

Phần Mềm PLM

Các chức năng và công nghệ trong phần mềm PLM, bao gồm:

  • Quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM)
  • Hỗ trợ thiết kế CAD (CAD)
  • Máy tính hỗ trợ sản xuất (Computer-aided manufacturing)
  • Kỹ thuật 3D máy tính hỗ trợ (CAE) và mô phỏng
  • Phân tích kỹ thuật tiên đoán
  • Mô phỏng hệ thống cơ điện tử (1D CAE)
  • Phân tích phần tử hữu hạn (FEA)
  • Thử và phân tích phương thức
  • Sản xuất kỹ thuật số
  • Quản lý hoạt động sản xuất (MOM)

Lợi ích của phần mềm PLM:

Phần mềm PLM hỗ trợ quá trình phát triển sản phẩm, để tích hợp con người, quy trình và hệ thống. Nó cung cấp một thông tin tồn kho sản phẩm cho các tổ chức. Lợi ích chính của phần mềm PLM bao gồm:

  • Đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn
  • Tăng năng suất
  • Hiệu quả thiết kế
  • Giảm chi phí giới thiệu sản phẩm mới
  • Báo cáo và phân tích tốt hơn
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm
  • Yêu cầu chính xác hơn và kịp thời cho việc tạo báo giá
  • Khả năng nhanh chóng xác định cơ hội bán hàng tiềm năng và đóng góp doanh thu
  • Tiết kiệm thông qua việc tái sử dụng dữ liệu ban đầu
  • Một khuôn khổ để tối ưu hóa sản phẩm

Đây là phần tóm tắt về phần mềm PLM. Tìm hiểu thêm về phần mềm PLM, ứng dụng, lợi ích, nhu cầu PLM và các tính năng của nó trong trang web của các nhà cung cấp giải pháp PLM. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm PLM cho doanh nghiệp của mình, hãy xem thêm tại link sau:

Plm là viết tắt của từ gì

A. PLM là gì?

PLM là chữ viết tắt  tạm dịch tiếng Việt là giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm, là làn sóng mới trong sản xuất. Nó nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. PLM là hệ quả trực tiếp của tư duy tinh gọn, tiết kiệm và tối ưu trong sản xuất. Tuy nhiên, khác với Sản xuất Tinh gọn, PLM áp dụng triết lý của mình trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu thiết kế, phát triển, chế tạo, sử dụng cho đến khi tiêu hủy sản phẩm (kết thúc vòng đời).

PLM được ứng dụng đầu tiên ở các ngành công nghiệp có sản phẩm gồm nhiều chi tiết phức tạp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không)  hoặc các ngành có yêu cầu sự quản lý tốt hơn (công nghiệp điện tử). Từ những thành công bước đầu, PLM giờ đây đã lan sang các ngành khác: Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, thiết bị y tế, dược phẩm.

B. PLM là tầm cao mới của tư duy Tinh gọn

Chúng ta đã từng được biết đến Tư duy tinh gọn thông qua khái niệm về Sản xuất tinh gọn. Sản xuất tinh gọn, nói một cách đơn giản, là triết lý sản xuất mà trong đó, người kỹ sư tìm ra những khâu gây lãng phí hay kém hiệu quả trên toàn dây chuyền sản xuất sản phẩm để từ đó loại bỏ các khâu này, thay bằng các cấu trúc mới hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Những thao tác này của người kỹ sư thường đòi hỏi thử và sai nhiều lần (trên các mô hình mà anh ta đưa ra) cho đến khi tìm được mô hình tốt nhất, tiết kiệm nhất. Quá trình này diễn ra ngay trên dây chuyền sản xuất đang vận hành và do đó, Sản xuất tinh gọn vẫn tốn thời gian và vẫn tồn tại lãng phí cũng như sự kém hiệu quả.

PLM đi xa hơn bằng cách chia sẻ thông tin sản phẩm, sử dụng sức mạnh của Công nghệ thông tin để lập ra các quy trình, mô phỏng các điều kiện sản xuất khác nhau trên máy tính với tốc độ cao, giúp loại trừ những yếu tố gây lãng phí và kém quả ngay từ khi quá trình sản xuất chưa bắt đầu. Nhờ các phần mềm, PLM có thể thử nghiệm nhanh chóng các quy trình sản xuất khác nhau để tìm ra và áp dụng quy trình sản xuất tốt nhất.

Hơn thế nữa, PLM còn áp dụng triết lý của mình cho toàn vòng đời của sản phẩm (không chỉ có khâu chế tạo) ở quy mô rộng khắp các phòng ban của Doanh nghiệp. PLM thúc đẩy sự chia sẻ thông tin sản phẩm bên trong doanh nghiệp và cả bên ngoài doanh nghiệp – với các nhà cung cấp và đối tác. Điều này giúp doanh nghiệp tổ chức tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế từ việc tối ưu hóa quản lý sản phẩm

C. Những chức năng giải pháp PLM

Plm là viết tắt của từ gì

1. Quản lý danh sách vật tư tổng hợp BOM(BOM Management)

Quản lý danh sách vật tư tổng hợp (BOM) cung cấp định nghĩa duy nhất cho một sản phẩm bằng cách tập hợp và kết nối tất cả các thông tin và các thuộc tính được sử dụng để thiết kế, sản xuất và hỗ trợ sản phẩm đó trong một cấu trúc, danh sách vật tư tổng hợp (BOM).

2. Quản lý tập tin CAD (CAD File Management)

Quản lý các tập tin định dạng CAD cho cả lĩnh vực điện và cơ khí đồng thời quản lý cho các hồ sơ thiết kế cho nhiều các ứng dụng CAD thương mại.

3. Quản lý bộ phận và nhà cung cấp (Component & Supplier Management)

Quản lý bộ phận và nhà cung cấp giúp các đơn bị thiết kế và các doanh nghiệp sự hỗ trợ thông tin chuỗi cung ứng và khả năng tìm kiếm toàn diện, cho phép họ nhanh chóng tìm thấy các đầu mối liên hệ, như là một phần tối ưu trong quá trình thiết kế sản phẩm.

4. Phát triển ý tưởng (Concept Development)

Giải pháp phát triển ý tưởng giúp xác định và phân tích tất cả các khía cạnh của ý tưởng sản phẩm mới trước khi vào quá trình phát triển sản phẩm. Điều này giúp giảm thời gian và nhanh chóng có được sản phẩm ra thị trường.

5. Quản lý cấu hình  (Configuration Management)

Quản lý cấu hình cung cấp một hệ thống khép kín toàn diện để quản lý thay đổi cấu hình sản phẩm và duy trì các thuộc tính chức năng và vật lý của một sản phẩm hay hệ thống trong suốt cuộc đời của sản phẩm đó.

6. Thuê thiết kế  (Design Outsourcing)
Thuê thiết kế tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh và chia sẻ dữ liệu qua các doanh nghiệp mở rộng. Đảm bảo thực hành tốt nhất, sắp xếp hợp lý các thông tin liên lạc và cải thiện hiệu quả tổng thể của các sáng kiến bên ngoài.

7. Thiết kế gia công (Detailed Design)

Thiết kế gia công thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật thiết kế gia công đáp ứng yêu cầu, cũng như tài liệu chính cho sản xuất thành phẩm.

8. Quản lý tài liệu  (Document Management )
quản lý tài liệu cung cấp một kho lưu trữ tập tin trực tuyến an toàn đảm bảo tất cả người dùng truy cập vào một phiên bản duy nhất dữ liệu chính thống liên quan đến sản phẩm, quy trình và các thông tin khác.

9. Quản lý kỹ thuật sửa đổi (Engineering Change Management)
Quản lý kỹ thuật sửa đổi tự động, kiểm soát và tổ chức tất cả các yêu cầu thay đổi, đánh giá, kế hoạch và những thay đổi thực tế từ sản phẩm hoặc hệ thống. Trong suốt vòng đời sản phẩm và chuỗi cung ứng mở rộng, người dùng có khả năng hiển thị ngay lập tức vào quá trình để thay đổi kỹ thuật (ECO), vì vậy tất cả mọi người đang làm việc, kể từ cùng một hồ sơ sản phẩm và thay đổi được truyền đạt trong thời gian thực.

10.Phù hợp môi trường (Environmental Compliance)
Tuân thủ các quy định môi trường làm giảm nhẹ rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tự động hóa quy trình,nắm bắt và quản lý tài liệu liên quan ở một vị trí trực tuyến an toàn.

11. Thay đổi nhanh kiểu dáng (Fast Fashion )
Quản lý kiểu dáng cho phép các công ty cung cấp các sản phẩm chất lượng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể với giá cả cạnh tranh trên thị trường.

12. Phát triển sản phẩm toàn cầu (Global Product Development )
Phát triển sản phẩm toàn cầu cung cấp các giải pháp phát triển sản phẩm mạnh mẽ cho phép các tổ chức doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác, kết nối và cộng tác với các đơn vị phân phối trên toàn cầu.

13. Phát triển sản phẩm “kém” (Lean Product Development)
phát triển sản phẩm “kém” cung cấp khả năng hiển thị trực quan vào quá trình kỹ thuật, giảm thiểu sai sót (thiết kế tồi) và tối đa hóa hiệu quả ở mọi giai đoạn trong chuỗi giá trị và cung cấp.

14. Bảo trì và hiệu chuẩn  (Maintenance & Calibration)
Bảo trì và hiệu chuẩn  quản lý việc bảo trì và hiệu chuẩn cho các công cụ quan trọng, thiết bị đo và các phụ kiện.

15. Quản lý quy trình sản xuất (Manufacturing Process Management )
Quản lý Quy trình sản xuất là quá trình xác định và quản lý các quy trình công nghệ chế tạo chi tiết, quy trình tổng lắp và quy trình kiểm tra sản phẩm.

16. Kế hoạch quy trình sản xuất  (Manufacturing Process Planning)
Kế hoạch quy trình sản xuất đảm bảo độ chính xác của thông tin và chất lượng cho các quá trình sản xuất bằng cách cung cấp một phiên bản đáng tin cậy duy nhất trong một địa điểm trực tuyến an toàn.

17. Cơ điện tử (Mechatronics)
Cơ điện tử kết hợp kỹ thuật điện tử và cơ khí và thiết kế phần mềm với các yêu cầu quản lý hệ thống kỹ thuật đồng bộ về cơ sở dữ liệu.

18. Hình thành sản phẩm mới (New Product Introduction)
Hình thành và phát triển sản phẩm mới (NPDI) sắp xếp hợp lý và tự động hóa quá trình NPDI tạo điều kiện cho các tổ chức doanh nghiệp đưa sản phẩm tốt hơn thị trường trong thời gian nhanh nhất với lợi nhuận lớn nhất.

19. Thuê gia công (Outsourced Manufacturing)

Các công cụ quản lý thuê gia công giống như cầu nối giữa đội ngũ kỹ thuật và các xưởng sản xuất bên ngoài. Những yếu tố hỗ trợ như là: thời gian, ngôn ngữ, khoảng cách,… làm cho hoạt động đặt hàng chế tạo của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.