Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Ở lứa tuổi mầm non, các bé cần được phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể chất, nhưng dường như nhiều cha mẹ lại chỉ chú trọng vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mà không quan tâm đến những hoạt động rèn luyện sức khỏe, cải thiện thể lực. Có lẽ nguyên nhân dẫn đến điều này là do các bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như cách để phát triển thể chất cho con.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con mình.

Xem thêm: thiết kế thi công trường mầm non

Những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Do đặc điểm lứa tuổi, trẻ mầm non rất hiếu động, nghịch ngợm và luôn tò mò về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, các bé có nhu cầu hoạt động vô cùng lớn, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con được tiếp xúc và rèn luyện những môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất. Hơn thế nữa, cơ thể khỏe mạnh, thể lực tốt chính là cơ sở, tiền đề để các con phát triển trí lực một cách tốt nhất.

Khi sử dụng những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, người lớn cần để cho các con có không gian vui chơi – hoạt động riêng, đừng quá bao bọc và cấm đoán con. Hãy để các con có không gian tự sáng tạo, tự bộc lộ cá tính, từ đó phát triển khả năng tư duy, độc lập và chủ động trải nghiệm thực tế.

Có 3 phương pháp chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non:

Phương pháp 1: Dùng lời nói

Khi dạy trẻ tập thể dục, giáo viên giới thiệu tên, các bước thực hiện động tác, đếm nhịp và hô khẩu lệnh tập: “động tác vươn thở, các con từ từ đưa tay lên cao, hít vào…”. Phương pháp giáo dục thể chất này giúp trẻ quan sát có mục đích, có những hiểu biết nhất định về động tác cũng như các bước thực hiện, khiến trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động một cách chính xác.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Phương pháp 2: Trực quan

Kết hợp cùng lời nói, giáo viên nên làm mẫu để trẻ có thể tiếp thu kiến thức thông qua nghe kết hợp với nhìn, từ đó dễ dàng tưởng tượng và bắt chước theo. Việc làm động tác mẫu chuẩn xác, đẹp mắt sẽ thu hút và gây được hứng thú cho các con, khiến các con có suy nghĩ muốn thực hiện đúng và đẹp như cô.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Phương pháp này hình thành khái niệm thị giác, thính gác và cảm giác cơ về vận động cho trẻ, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng các động tác, bài tập.

Phương pháp 3: Thực hành

Sau quá trình được nghe cô hướng dẫn và làm mẫu, hãy để các bé được trực tiếp thực hành từng động tác. Việc tập và lặp lại vận động nhiều lần sẽ giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động – tự vận động. Từ đó trẻ hiểu được trình tự vận động, cảm nhận được phương hướng của vận động, tốc độ thực hiện của cơ thể, nhịp điệu của từng động tác và cách dùng sức hợp lý.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Một số phương pháp cụ thể phát triển thể chất cho trẻ

Để phát triển thể chất cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn các con những động tác thể dục đơn giản, dễ thực hiện và thiết kế thành một bài thể dục để cùng tập với con vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Hay cùng trẻ đi bộ nhanh, chạy bộ với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp cho độ tuổi của trẻ.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Tập thể dục sẽ giúp trẻ phát triển cơ vai, cơ hông, cơ đùi và hệ hô hấp. Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động giải trí lành mạnh cho con trẻ. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo những bài tập cho trẻ theo từng lứa tuổi cụ thể trên mạng, hoặc tham khảo giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ở bên dưới.

  • Cùng bé tổ chúc và chơi các trò chơi vận động

Các trò chơi vận động mang tính tập thể không chỉ tăng sự gắn kết, khiến các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, đây còn là hình thức hoạt động giúp các con phát triển toàn diện về cả thể chất và kĩ năng.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Khi được vui chơi cùng cha mẹ, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với các hoạt động vận động. Do đó, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để con được vận động tinh và vận động thô: vận động tinh giúp trẻ phát triển tốt các cơ bắp nhỏ ở bàn tay và ngón tay; vận động thô khiến con phát triển cơ bắp, kiểm soát và phối hợp sức mạnh cơ bắp ở thân, chân và tay.

  • Thường xuyên đi tham quan, du lịch dã ngoại

Đi lại là vận động tự nhiên rất có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ, vì vậy nên các hoạt động tham quan, du lịch dã ngoại được các trường mầm non thường xuyên tổ chức.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Cha mẹ cũng nên thường xuyên đưa bé đi dạo tại những địa điểm quanh nhà, hay đi chơi công viên, vườn thú, thủy cung… mỗi dịp cuối tuần. Nếu có điều kiện và thời gian, hãy cùng con đi du lịch biển, lên núi… Những hoạt động này không chỉ giúp con vận động cơ thể mà còn tạo điều kiện để con được khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về những vùng đất mới.

Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

[…]

Để trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất, ngoài những bài tập khoa học, không gian sống tốt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống khoa học và đủ dưỡng chất giúp trẻ có đủ sức khỏe và năng lượng để thực hiện vận động thể chất.

Trên đây là 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mà các giác viên và cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng cho con trẻ. Từ đó giúp các con có được không gian sống và hoạt động lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, phát triển kỹ năng cá nhân.

Việc tập thể dục đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày, nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.

Lợi ích đặc biệt nữa của việc vận động buổi sáng chính là thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bắt đầu ngày mới bằng các bài tập thể dục khiến các bé ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn. Với các bé biếng ăn thì vận động chính là phương thức hiệu quả nhất để kích thích cảm giác ngon miệng. Với các bé đang thừa cân thì vận động giúp bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giảm thiểu sự tích mỡ, tăng cường sự linh hoạt.

Hàng ngày tổ chức hoạt động thể dục sáng cho trẻ vào thời gian nhất định để hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ và cũng là giúp trẻ trở lên nhanh nhẹn, linh hoạt khi bước vào các hoạt động tiếp theo.

1. Cho trẻ tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ

Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Việc tập luyện thường xuyên sẽ hình thành ở trẻ thói quen tập thể dục sáng, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Vì vậy, hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ tôi cho trẻ tập thể dục sáng, thời gian tập khoảng 10-15 phút, cho trẻ tập ở ngoài trời (trừ những ngày mưa và quá lạnh) để trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non

2. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ

Để giúp trẻ có được sự tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động và giúp trẻ vận động nhịp nhàng, cho trẻ tập các động tác kết hợp với bài nhạc thiếu nhi vui nhộn theo chủ đề dạy học. Khi tập, cho trẻ sử dụng dụng cụ như: Gậy, vòng, nơ…Các động tác vận động và dụng cụ thể dục thì được thay đổi hàng ngày, tránh sự nhàm chán, kích thích trẻ hứng thú luyện tập. Kèm theo đó cô cũng không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn số lượng bài tập, số lần tập động tác phù hợp bởi nếu bài tập quá dài và số lần tập nhiều thì trẻ sẽ rất mệt mỏi, không còn hứng thú ở các hoạt động khác. Và sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 - 4 động tác thể dục. Các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường.

Trong mỗi buổi tập thể dục sáng cô giáo cần chú ý đến tâm sinh lý của trẻ. Những trẻ mới ốm dậy hoặc có dấu hiệu mệt mỏi có thể không cho trẻ tập hoặc cho trẻ tập các động tác nhẹ nhàng và không nhất thiết phải tập từ đầu đến cuối. Khuyến khích những trẻ ít vận động tập thể dục sáng cùng cô.

Phương pháp tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non