Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương dụng hay sai

Với tư cách là một ngành Luật- Luật hành chính là một bộ cấu thành của nền hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng như một công cụ quản lý nhằm tạo ra một hệ thong quy pháp láp luật sắc bén, có hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của nhà nước và của mọi công dân. Một trong những vấn đề quan trọng của ngành Luật hành chính đó là quyết định hành chính trong quản lý Nhà nước, bởi lẽ các quyết định hành chính đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt đọng của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thông qua các quyết định được ban hành theo luật định, các cơ quan nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình trong việc điều hành, quản lý xã hội. Nhận thấy được những vai trò và tính chất đặc biệt trong các quyết định hành chính, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích khái niệm, tính đơn phương, tính bắt buộc của quyết định hành chính.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Khái niệm quyết định hành chính?

Quyết định hành chính không phải là đề tài mới mẻ trong khoa hoc và thực tiễn pháp lý, khái niệm quyết định hành chính đã được nghiên cứu và sử dụng trong phạm vi, mức độ, mục đích khác nhau, vì vậy cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quyết định hành chính.

Có quan điểm cho rằng, quyết định hành chính đó là quyết định quản lý hành chính nhà nước, theo đó trong Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính của Học viện hành chính, giải thích rằng: Quyết định quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, trên cơ sở và để thi hành luật, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể; đặt ra, sửa đổi; bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi hiệu lực pháp lý của chúng đặt ra những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Có quan điểm khác lại cho rằng, quyết định hành chính là quyết định quản lý nhà nước, theo đó Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội nêu rõ: Quyết định quản lý nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ và các cơ quan của các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành luật, theo trình tự và hình thức do luật định, nhằm định chủ trương; đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng; hoặc đặt ra, sửa đổi, áp dụng, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, theo cách hiểu số đông và phần lớn các nhà nghiên cứu: Quyết định hành chính được hiểu là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Khi nghiên cứu về quyết định hành chính thì việc phân loại là rất cần thiết bởi lẽ chính sự phân loại sẽ giúp cho hoạt động ban hành quyết định của các chủ thể có thẩm quyền cũng như hoạt động áp dụng của các chủ thể đó đạt được hiệu quả à đặc biệt giúp cho đối tượng quản lý nắm bắt được phần nào cả về nội dung và hình thức đối với quyết định hành chính có liên quan đến họ. Quyết định hành chính có thể được chia thành nhiều loại:

– Căn cứ vào tính chất pháp lý bao gồm quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm và phân loại quyết định hành chính

– Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định: Có quyết định hành chính của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân,…

– Căn cứ vào lĩnh vực quản lý nhà nước: quyết định hành chính trong lĩnh vực thuế; tài nguyên môi trường; kinh tế; hộ tịch,…

– Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh trong quyết định hành chính: quyết định cấm; cho phép; điều chỉnh, sửa đổi.

– Căn cứ vào phân cấp quản lý hành chính: quyết định hành chính được phân chia thành quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước trung ương và quyết định hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước địa phương ban hành.

Một quyết định hành chính mang các đặc điểm: [i] mang tính quyền lực nhà nước; [ii] tính ý chí nhà nước; [iii] tính pháp lý của quyết định hành chính; [iv] Quyết định hành chính mang tính dưới luật; [v] quyết định hành chính do nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành; [vi] quyết định hành chính mang tính chấp hành và điều hành.

2. Tính đơn phương và tính bắt buộc của quyết định hành chính?

Tính đơn phương vá tính bắt buộc có mỗi quan hệ với nhau trong đặc điểm của quyết định hành chỉnh, thể hiện rõ nhất trong đặc điểm về “mang tính quyền lực nhà nước” và “tính ý chí nhà nước”. Cụ thể:

Tính quyền lực nhà nước trước hết có thể thấy ngay ở tên gọi của quyết định. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và tính chất công việc cần giải quyết nhưng với tên gọi của các quyết định hành chính thể hiện rõ tính đơn phương từ chủ thể quản lý như quyết định, chỉ thị, nghị định, nghị quyết, thông tư. Đây là một đặc điểm của tất cả các quyết định pháp luật nói chung có giá trị phân biệt quyết định pháp luật với các văn bản không phải văn bản pháp luật. Đặc điểm này còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định hành chính.

Tính quyền lực đơn phương của quyết định thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Các quyết định được ban hành vốn đề thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật. Ngoài ra quyết định hành chính luôn thể hiên tính mệnh lệnh rất cao. Chính vì vậy, quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Về nguyên tắc mọi quyết định pháp luật nói chung đều được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng bị quản lý. Có nghĩa là quyết định sẽ được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.

Xem thêm: Phân biệt quyết định hành chính và nguồn của luật hành chính

Cũng như các loại quyết định pháp luật khác, quyết định hành chính là kết quả thể hiện ý chí của của các chủ thể ó thẩm quyền, thực hiện nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước. Ý chí của nhà nước trong quyết định hành chính còn thể hiện ở chỗ mặc dù khi ban hành quyết định cơ quan hành chính có thể xem xét, lấy ý kiến của đố tượng tác động của quyết định về những vấn đề liên quan đến nội dung quyết định nhưng các ý kiến đó có giá trị tham khảo, giảm bớt khả năng nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện từ phía cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của quyết định không bao giờ là sự thỏa thuận ý chỉ giữa chủ thể quản lý và đối tượng chịu sự quản lý.

Trong quyết định hành chính, ý chí của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất. Chính vì quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước- ý chí mà không phải bao giờ cũng trùng với ý chí của đối tượng chịu sự quản lý, trong khi mục đích quản lý nhà nước chỉ có thể đạt được thông qua quá trình thực hiện các quyết định hành chính nên quyết định hành chính cần được nhà nước bảo đảm trên thực tế. Nhà nước bảo đảm thực hiện quyết định hành chính bằng nhiều biện pháp cưỡng chế nhà nước. Việc nhà nước bảo đảm thực hiện quyết định hành chính là bảo đảm cho ý chí nhà nước được thực hiện, bảo đảm cho việc thực thi quyền lực nhà nước.

Lấy một ví dụ về tính đơn phương và tính bắt buộc trong một quyết định hành chính: Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không phụ thuộc vào ý chí của người bị xử phạt [có mong muốn, hài lòng hay không?] mà hoàn toàn do người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định xử phạt, người bị xử phạt buộc phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn luật định.

Là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước do đó các quyết định hành chính đều có giá trị về mặt pháp lý. Trước hết, quyết định hành chính xuất hiện do tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra các chủ trương và các biện pháp lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Mặc khác, tính pháp lý của quyết định còn thể hiện ở việc làm xuất hiện các quy phạm pháp luật, thay thế hay hủy bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát sinh hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề