Phương pháp dạy học trong tiếng anh là gì năm 2024

Chia động từ và tra cứu với chuyên mục của bab.la. Chuyên mục này bao gồm cả các cách chia động từ bất qui tắc. Chia động từ

Cụm từ & Mẫu câu Chuyên mục Cụm từ & Mẫu câu Những câu nói thông dụng trong tiếng Việt dịch sang 28 ngôn ngữ khác. Cụm từ & Mẫu câu

Treo Cổ Treo Cổ Bạn muốn nghỉ giải lao bằng một trò chơi? Hay bạn muốn học thêm từ mới? Sao không gộp chung cả hai nhỉ! Chơi

Let's stay in touch

Các từ điển

  • Người dich
  • Từ điển
  • Từ đồng nghĩa
  • Động từ
  • Phát-âm
  • Đố vui
  • Trò chơi
  • Cụm từ & mẫu câu

Đăng ký

  • Ưu đãi đăng ký

Công ty

  • Về bab.la
  • Liên hệ
  • Quảng cáo

Đăng nhập xã hội

Bằng cách hoàn thành đăng ký này, bạn chấp nhận the terms of use and privacy policy của trang web này.

Các phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Không chỉ là lý thuyết suông, lý thuyết này đã được ứng dụng tại nhiều trường học trên thế giới. Vậy, phương pháp dạy học tích cực là gì? Hãy cùng tìm hiểu A+ English trong bài viết sau đây nhé!

Nội dung chính

1. Khái niệm phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong một điều kiện nhất định. Từ đó giúp đạt được các mục tiêu đề ra trong giáo dục.

Trong đó, có 3 bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học, có thể kể đến như:

  • Quan điểm
  • Phương pháp dạy cụ thể
  • Kỹ thuật dạy học

2. Quan điểm dạy học

Là tổng thể các định hướng về phương pháp hành động. Đồng thời có sự kết hợp của nhiều yếu tố như nguyên tắc, cơ sở lý thuyết dạy học. Cộng thêm với môi trường và điều kiện dạy học cũng như định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên.

Các quan điểm dạy học trên bao gồm các định hướng có tính chiến lược. Và chính những định hướng học tập này là mô hình lý thuyết hình thành nên phương pháp dạy học.

3. Phương pháp dạy cụ thể

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giảng dạy và truyền thụ kiến thức khác nhau. Ví dụ như thảo luận, nghiên cứu, các trò chơi hay xử lý tình huống, nhập vai, học nhóm,… Phương pháp dạy học là những hành động của giáo viên nhằm đạt được các mục tiêu trong giảng dạy.

4. Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học là phương pháp, cách thức hành động của giáo viên ở từng tình huống cụ thể. Từ đó giúp thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật dạy học phổ biến gồm: Phân chia nhóm, đặt câu hỏi, kỹ thuật hỏi chuyên gia,…

5. Một số lưu ý quan trọng về phương pháp dạy học

Với mỗi quan điểm dạy học sẽ có phương pháp dạy học phù hợp. Và với mỗi phương pháp dạy học cụ thể cũng sẽ có các kỹ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, điều này không mang tính cố định, đôi khi cũng có ngoại lệ.

Việc phân biệt phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ như “Động não”, một số trường hợp, được xem là phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học.

Các phương pháp dạy học áp dụng chung cho nhiều môn học. Tuy nhiên cũng có những phương pháp đặc thù, dành riêng cho một số môn nhất định.

Một phương pháp dạy học, hay kỹ thuật môn học sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

II.Các phương pháp học tiếng anh hiệu quả

1. Phương pháp dạy học nhóm

Đây là một trong số phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay. Bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy giúp các em học sinh phát huy tính tích cực của bản thân. Đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.

Quy trình thực hiện:

  • Cả lớp làm việc:
  • Giới thiệu về chủ đề.
  • Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm.
  • Tạo nhóm.
  • Làm việc nhóm:
  • Chọn chỗ cùng làm việc.
  • Lập kế hoạch về việc cần làm.
  • Đề ra các quy tắc làm việc chung.
  • Giải quyết nhiệm vụ được giao.
  • Chuẩn bị để báo cáo kết quả.
  • Cả lớp làm việc:
  • Các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
  • Đánh giá kết quả.

Kỹ thuật chia nhóm:

  • Vào số thứ tự điểm danh, dựa vào màu sắc, các mùa hoặc các loài hoa.
  • Dựa theo hình ghép. Giáo viên cắt một bức hình thành nhiều mảnh, để cho học sinh bốc ngẫu nhiên.
  • Theo sở thích. Những em học sinh có cùng sở thích sẽ tự động tạo thành 1 nhóm.
  • Dựa theo tháng sinh.

2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Đây cũng là một trong các phương pháp dạy học được áp dụng phổ biến hiện nay. Giáo viên kể câu chuyện có thật hoặc câu chuyện dựa theo các tình huống thực tế. Từ đó chứng minh một vấn đề nào đó. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình có thể thực hiện bằng văn bản, đoạn ghi âm hoặc video.

Quy trình thực hiện:

  • Học sinh sẽ cùng đọc hoặc nghe, xem về một trường hợp điển hình nào đó.
  • Suy ngẫm về trường hợp điển hình.
  • Tiến hành thảo luận dựa theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp này giúp kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và chưa biết. Học sinh sẽ cố gắng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Quy trình thực hiện:

  • Xác định vấn đề, tình huống cần giải quyết.
  • Tìm kiếm các thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống.
  • Liệt kê các biện pháp để giải quyết vấn đề.
  • Phân tích và đánh giá về kết quả của các biện pháp.
  • So sánh kết quả các biện pháp.
  • Chọn biện pháp tối ưu nhất.
  • Thực hiện theo biện pháp đã chọn.
  • Rút kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề, tình huống khác.

4. Phương pháp đóng vai

Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo viên ứng dụng. Giáo viên sẽ để học sinh diễn một số cách ứng xử liên quan đến một tình huống nào đó. Tuy nhiên đó chỉ là một phần, quan trọng vẫn là thảo luận của học sinh sau khi thực hành.

Quy trình thực hiện:

  • Giáo viên đưa ra chủ đề, phân nhóm, đưa tình huống và yêu cầu phân vai cho từng nhóm. Bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.
  • Các nhóm cùng nhau thảo luận.
  • Lần lượt từng nhóm diễn đóng vai.
  • Cả lớp thảo luận, đánh giá về cách diễn, cách ứng xử, ý nghĩa của các cách ứng xử.
  • Giáo viên đưa ra kết luận, định hướng cho học sinh đâu là cách ứng xử tích cực với tình huống đã đưa ra.

5. Phương pháp trò chơi

Là phương pháp mà giáo viên sẽ cho học sinh tìm hiểu một vấn đề thông qua chơi trò chơi. Cách này giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.

Quy trình thực hiện:

  • Giáo viên phổ biến về trò chơi bao gồm tên, nội dung và quy tắc chơi.
  • Tiến hành chơi thử (nếu thấy cần thiết).
  • Cho học sinh bắt đầu chơi trò chơi.
  • Đánh giá khi trò chơi kết thúc.
  • Cùng thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.

6. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)

Là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn. Đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ này đòi hỏi người học có tính tự lực cao. Họ phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dự án. Phương pháp này được dạy theo hình thức chia nhóm.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Lập kế hoạch
  • Xác định chủ đề.
  • Xây dựng tiểu chủ đề.
  • Lập kế hoạch về nhiệm vụ học tập.
  • Bước 2: Thực hiện dự án
  • Tìm kiếm thông tin.
  • Tiến hành điều tra.
  • Thảo luận với các thành viên ở trong nhóm.
  • Nhờ giáo viên hướng dẫn.
  • Bước 3: Tổng hợp kết quả.
  • Tổng hợp về các kết quả tìm được.
  • Xây dựng về sản phẩm.
  • Trình bày kết quả tìm được.
  • Phản ánh lại kết quả của quá trình học tập.

7. Phương pháp Bàn tay nặn bột

Với phương pháp dạy học này, kiến thức của học sinh sẽ được hình thành thông qua các thí nghiệm. Các em sẽ tự mình tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề được đặt ra.

Quy trình 1 tiết dạy của phương pháp bàn tay nặn bột:

  • Bước 1: Nêu ra các tình huống có vấn đề và xác định được vấn đề cần phải giải quyết.
  • Tiếp, bước 2: Xây dựng các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề.
  • Bước 3: Củng cố và đề xuất các định hướng mở rộng.

Quy trình của một thực nghiệm gồm:

  • Đầu tiên, bước 1: Nêu ra tình huống có vấn đề cần giải quyết.
  • Bước 2: Học sinh đưa ra các câu hỏi, giả thuyết, dự đoán về kết quả theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
  • Tiếp 3: Làm thực nghiệm.
  • Bước 4: So sánh kết quả đạt được với dự đoán ban đầu.
  • Cuối cùng, bước 5: Đưa ra kết luận

8 Phương pháp dạy theo góc

Là phương pháp dạy học mới mà ở đó học sinh cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Phương pháp này giúp học sinh lựa chọn hoạt động cũng như phong cách học. Đây là cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo, đọc hiểu nhiệm vụ do giáo viên đề xuất.

Ví dụ khi có các chủ đề về môi trường,giáo viên có thể tổ chức các hoạt động đa dạng. Cụ thể như viết, vẽ, đọc, xem video hoặc thảo luận.

Trên đây, những chia sẽ của A+ English mang đến. Hy vọng bạn sẽ có thêm những buổi học thú vị với những phương pháp học mang kaij hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh PPP là gì?

Phương pháp Present Practice Produce (PPP) là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mà thầy cô tập trung vào việc cung cấp cho học sinh các kỹ năng cần thiết để sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh là gì?

Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng anh là chuyên ngành đào tạo sau đại học ở bậc học Thạc sĩ. Chương trình này nhằm đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý Luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh.

Phương pháp Direct Method là gì?

Phương pháp trực tiếp (Direct method) còn được gọi là phương pháp đàm thoại hoặc phương pháp tự nhiên. Phương pháp này được gọi như vậy vì ngôn ngữ đích phải được kết nối trực tiếp với nghĩa mà không cần dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ, cho phép người học hoàn toàn “đắm chìm” vào một thế giới chỉ toàn ngôn ngữ cần học.

Dạy học tiếng Anh là gì?

- teach (giảng dạy, dạy học): She taught English to foreign students. (Cô giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài.) - educate (giáo dục): The school aims to educate children in a caring environment. (Trường hướng tới việc giáo dục trẻ em trong một môi trường chăm sóc.)