Những sai lầm khi mắc bệnh tiểu đường là gì năm 2024

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Boldsky đã chỉ ra 6 nhầm lẫn phổ biến của nhiều người về bệnh tiểu đường.

Những sai lầm khi mắc bệnh tiểu đường là gì năm 2024
Lầm tưởng của nhiều người về bệnh tiểu đường. Ảnh: Mạnh Hoạt

Bị bệnh tiểu đường không được ăn đường

Đây là quan niệm sai lầm. Người bị tiểu đường không nên kiêng đường hay đồ ngọt tuyệt đối.

Việc kiêng đường hoàn toàn sẽ dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Thay vào đó bạn có thể sử dụng đường ăn kiêng cho chế độ ăn của mình.

Tiểu đường tuýp 2 không quá nguy hiểm

Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến những biến chứng lớn. Một lối sống lành mạnh là điều bắt buộc. Và tiểu đường loại nào cũng đều rất nguy hiểm.

Người thừa cân đều mắc tiểu đường

Hầu hết mọi người tin rằng bệnh tiểu đường là do thừa cân, béo phì. Thống kê cho thấy, khoảng 20% ​​những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có cân nặng bình thường hoặc nhẹ cân.

Ăn ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường phần lớn là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ cao bạn sẽ mắc bệnh này.

Hãy ăn uống duy trì lối sống lành mạnh, thăm khám thường xuyên để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.

Phải tiêm Insulin khi bị tiểu đường

Điều này chỉ đúng đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hay những người mà cơ thể họ không sản xuất đủ hormone. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại bệnh tiểu đường đều giống nhau

Tiểu đường có nhiều loại như: tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại bệnh tiểu đường có một nguyên nhân khác nhau và cần được quản lý theo cách khác nhau.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi mang thai, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 sau này.

Người bệnh tiểu đường kiêng hoàn toàn thực phẩm chứa chất béo, chỉ dùng thực phẩm không đường và soda ăn kiêng chưa hẳn tốt cho sức khỏe.

Quản lý bệnh tiểu đường type 2 không chỉ cần thuốc, mà còn phải kết hợp thay đổi lối sống, chọn thực phẩm lành mạnh. Có những thói quen người bệnh tiểu đường nghĩ tốt nhưng áp dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát bệnh.

Mua thực phẩm không đường: Không phải tất cả sản phẩm không đường đều tốt với người bệnh tiểu đường. Một số loại không đường có thể chứa chất thay thế đường, nhiều carb làm tăng lượng đường trong máu. Nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, lượng carb, đường, chất làm ngọt trong mỗi khẩu phần thay vì quá quan tâm yếu tố "không đường".

Bổ sung nhiều vitamin và chất bổ sung: Chế độ ăn uống nhiều rau củ quả cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn cần cân đối các nhóm chất đạm, bột đường, béo; tránh chỉ ăn rau củ quả làm mất cân bằng dưỡng chất. Trước khi bổ sung vi chất, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về tương tác thuốc có thể xảy ra, tránh biến chứng tiểu đường. Dùng nhiều sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất không tốt cho sức khỏe.

Uống nước trái cây: Một cốc nước táo ép có 25 g đường và 0,5 g chất xơ. Trong khi một quả táo chỉ chứa khoảng 19 g đường và nhiều chất xơ hơn (4,5 g). Thay vì uống nước ép, người bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp trái cây để ổn định đường huyết tốt hơn.

Dùng thanh giảm cân thay thế bữa chính: Một số thanh giảm cân chứa lượng calo nhất định, thêm các thành phần như rượu đường (ví dụ như sorbitol, mannitol) không có lợi cho dạ dày. Nếu ăn thanh giảm cân, người bệnh tiểu đường nên xen kẽ bữa chính để cân bằng dinh dưỡng, chọn loại ít calo.

Những sai lầm khi mắc bệnh tiểu đường là gì năm 2024

Uống nhiều nước ép có thể làm tăng đường huyết. Ảnh: Freepik

Dùng soda dành cho người ăn kiêng: Thức uống này không chứa calo, không chứa carbohydrate và không đường. Người thừa cân sử dụng soda dành cho người ăn kiêng có thể hấp thụ calo từ thực phẩm nhiều hơn bình thường. Bởi họ nghĩ rằng đang kiêng một lượng calo từ đồ uống nên có xu hướng "thả ga" hơn khi chọn thức ăn giàu calo.

Soda ăn kiêng còn chứa chất làm ngọt nhân tạo. Các chất tạo ngọt nhân tạo trong đồ uống này có thể kích thích các cơ quan cảm thụ vị ngọt, khiến cơ thể thèm ăn đồ ngọt hơn. Cơ thể khó hấp thu chất chất tạo ngọt nhân tạo còn dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Tránh hoàn toàn thực phẩm giàu chất béo: Chất béo lành mạnh cần thiết cho hoạt động chuyển hóa, tốt cho sức khỏe. Chất béo trong các loại hạt như hạt lanh, hạnh nhân, óc chó có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nên hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán.

Dùng đồ ăn nhẹ chỉ 100 calo: Nhiều người nghĩ rằng đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh nhỏ chỉ 100 calo không ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, ăn từng gói nhỏ, nhiều lần trong ngày dễ làm lượng đường trong máu thay đổi mất kiểm soát.

Biến chứng tiểu đường xảy ra khi nào?

Các biến chứng mạn tính thường sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, bạn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị tốt, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới vài chục năm.

Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Sau đây là các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường:.

Khát nước và uống nước nhiều..

Cơ thể yếu kém, mệt mỏi thường xuyên..

Ăn nhiều nhưng sụt cân..

Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao..

Tầm nhìn giảm sút..

Xuất hiện nhiều vết thâm nám..

Viêm nướu..

Vết thương lâu lành..

Bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn gì?

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga... Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

7 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Thường ăn thức ăn nhiều calo. ... .

Không tập thể dục. ... .

Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. ... .

Thừa cân, béo phì ... .

Bệnh nhân tăng huyết áp và tăng lipid máu. ... .

Người trung niên và người già ... .

Hút thuốc..