Khái niệm thuốc hóa học bảo vệ thực vật năm 2024

- Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.

- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.

Các nhóm thuốc BVTV

Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng:

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cá hại mùa màng Thuốc trừ cỏ dại Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong kho Thuốc trừ nhện hại cây Thuốc trừ thân cây mộc Thuốc trừ tuyến trùng Thuốc làm rụng lá cây Thuốc trừ ốc sên Thuốc làm khô cây Thuốc trừ chuột Thuốc điều hoà sinh trưởng cây Thuốc trừ chim hại mùa màng

Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại.

Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác…

Người nông dân trước khi quyết định chọn mua một loại thuốc BVTV, cần biết ruộng vườn của mình đang bị loại dịch nào phá hoại và phải đọc kỹ những hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc xem có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không. Nếu nông dân không tự mình làm được việc này thì phải nhờ các cán bộ kỹ thuật giúp đỡ, chỉ cho biết phải mua loại thuốc nào, mua bao nhiêu .

Người bán hàng cũng có trách nhiệm đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết được các đặc điểm, cách sử dụng và cách phòng chống độc của các loại thuốc BVTV. Trước khi bán một loại thuốc BVTV cho khách hàng, phải hỏi kỹ xem khách hàng cần mua thuốc để trừ loại dịch hại nào, trên cây trồng nào, với điều kiện đất đai, canh tác ra sao, trên cơ sở đó người bán hàng giới thiệu loại thuốc thích hợp cho ngưòi mua và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc đó.

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Khái niệm thuốc hóa học bảo vệ thực vật năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 48 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật như sau:

- Thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục.

- Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này thì chỉ được sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép.

Cá nhân có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 50 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam như sau:

- Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ủy quyền.

Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức muốn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam thì vẫn được và phải cần đáp ứng các yêu của pháp luật.

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm những gì?

Tại Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

+ Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

+ Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;

+ Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;

+ Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn.

Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có bị thu hồi không?

Căn cứ Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

+ Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;

+ Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;

+ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

+ Có quyết định về việc loại thuốc đó khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.