Nhân xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị

Đề 116. Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật.

Cuộc sống có muôn vàn điều bí ẩn nhưng sâu kín và bí mật nhất có lẽ vẫn là tâm hồn con người. Ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại tài chuyên phưu lưu khám phá thế giới đó – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai cũng đều ngạc nhiên, thán phục trước khả năng am hiểu nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Chúng ta đều biết Vợ chồng A Phủ là câu chuyện rất hay về cuộc sống của người lao động miền núi. Thông qua hình tượng đôi trai gái người Mèo, Tô Hoài đã để độc giả chiêm ngưỡng về sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do cháy bỏng trong mỗi người lao động miền ngược. Mị – một cô gái có đủ những phẩm chất xứng đáng được sống cuộc sống hạnh phúc- lại phải sống kiếp làm dâu gạt nợ tủi cực. Sự áp bức nặng nề, dai dẳng của thế lực phong kiến và thần quyền miền núi mà gia đình nhà chồng là một đại diện điển hình đã làm cho Mị tê liệt hoàn toàn về tâm hồn. Mị sống mà như chết, gần như không có ý thức về sự sống: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra khi mùa xuân, ngày Tết về với người Mèo.

Ban đầu, Tô Hoài miêu tả khung cảnh thiên nhiên Hồng Ngài khi xuân về: “Trên các đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi, lửa (…) Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Chỉ bằng ba câu văn. tác giả đã bao quát được không gian thiên nhiên đặc trưng của cả một vùng. Với chúng ta những hình ảnh ấy vừa xa xôi, vừa gần gũi. Cái xa xôi là do khoảng cách địa lí mang đến còn cái gần gũi là bởi phong cảnh ấy dù có gió, rét dữ dội vẫn mang đến người người đọc một sự ấm áp lạ lùng. Cảm giác đó được gợi lên từ hình ảnh thật giản dị: ngô lúa xếp đầy các nhà kho, từ màu đỏ của bí, của lửa sưởi, màu vàng ủng của cỏ gianh.

Cuộc sống của con người cũng mang lại cảm giác ấm ấp, gần gũi: “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đả xoè như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi ngày Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Không khí Tết nhất, không khí của những ngày được nghỉ ngơi, vui chơi sau hàng năm dài vất vả đã hoàn toàn xua đi cái giá rét của mùa xuân trên núi cao. Trước cảnh đón Tết tưng bừng, rộn rã như thế, ai cũng muốn đi choi, cũng muốn hoà mình vào những tốp người tụm năm tụm ba là điều tất yếu.

Bằng những đoạn văn không dài, Tô Hoài đã chuẩn bị một cách chu đáo những điều kiện khách quan để nhân vật đáng thương của ông có sự trở mình, cựa quậy trong tâm hồn. Phút cuối cùng, nhà văn để cho “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” “vọng lại, thiết tha bổi hổi”. Và điều kì diệu đã đến, mầm sống trong MỊ đã đội giá băng che phủ bao nhiêu năm để bật dậy: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Phải hiểu từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra tâm hồn người con gái ấy đã hoàn toàn tê liệt thì mới thấy hành vi ngồi nhẩm hát của cô là điều bất thường. Sự việc nhỏ nhặt như vậy cũng được Tô Hoài quan sát và kể lại chi tiết, điều đó chứng tỏ sự nhạy cảm, tinh tế tột bậc ở nhà văn.

Những đêm tình mùa xuân đã tới, trong khi cả nhà thống lí tưng bừng ăn trong bữa rượu bên bếp lửa, “Mị cũng uống rượu”. Cách uống rượu của Mị thật khác thường. Mị uống “lén” nhưng lại “uống ùng ực từng bát” chứ không e dè, nhấm nháp từng tí một. Dường như Mị đang uống cả nỗi uất hận, tức nghẹn vào trong lòng. Rượu làm Mị say lịm nhưng lại đánh thức kí ức sống dậy nơi chị, dù chúng có hiện lên đứt nối. Hơi rượu bắt lấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng, gợi lại trong chị thời son trẻ: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. ”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị bắt đầu có những hành động thức tỉnh: “Mị uốn chiếc lả trên môi, thổi lả cũng hay như thổi sáo”. Để Mị thổi sáo trong men say của rượu, Tô Hoài vẫn để nhân vật cửa mình hành động trong vô thức, chính xác hơn là trong tiềm thức. Điều đó hoàn toàn logic với quy luật tâm lí con người. Sau những cú sốc quá nặng về tinh thần, ý thức con người chi có thể thức dậy từ từ, và trước tiên phải bắt đầu từ những hồi ức về quá khứ.

Nhà văn vẫn kiên trì dõi theo sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Mị trở về căn buồng của mình, “trông ra cái của sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”, nhưng lần này Mị không nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” nữa. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Thực sự Tô Hoài rất tinh tế trong cách lựa chọn ngôn từ khi diễn tả những biến đổi trong tâm hồn Mị. Động từ “thấy” chứng minh sự thức tỉnh của cảm giác, của trạng thái tâm hồn. Mị thấy phơi phới trở lại” là sự thức tỉnh của ý thức, thức tỉnh một cách tự giác. Cảm giác ấy đã bắt nhịp một cách nhuần nhuyễn với kí ức thời con gái. Và ý muốn được đi chơi, được vui chơi như bao nhiêu người đến vói Mị là tất yếu. Cho đến giờ, những biến đổi đang diễn ra trong Mị vẫn thật hồn nhiên. Tô Hoài hiểu, trân trọng và hết sức nâng niu sự tĩnh tại trong tâm hồn nhân vật của mình, nhưng nhà văn vẫn phải theo logic tâm lí để đưa nhân vật trở về với những cay đắng trong hiện thực: “Nếu có nắm lả ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Không phải Tô Hoài phũ phàng đẩy Mị về với thực tại. Phải am hiểu con người lắm, nhà văn để Mi từ ước mơ nhỏ bé, giản đơn trở về đối diện với hoàn cảnh của mình để thấm thía nỗi cay đắng.

Nhưng tiếng sáo mùa xuân vẫn cất lên, và lần này không đơn thuần là  tiếng sáo gọi bạn” nữa mà là “tiếng sáo gọi bạn yêu”. Tô Hoài để nhân vật chông chênh giữa hai bờ thực – ảo. Một bên là tiếng sáo gọi bạn tình, một bên là người chồng vũ phụ, bạc ác đang chuẩn bị đi chơi. Mạo hiểm hơn, tác giả cố tình để nhân vật của mình có thực thi những hành động nổi loạn. Mị xắn miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng nhưng cũng chính là để thắp sáng lên cuộc sống tăm tối của mình. Tô Hoài tiếp tục chứng minh sự thức tỉnh trong Mị bằng các hành động “quấn lại tóc”, “với tay lấy củi vấy hoa vắt ở phía trong vách”. Đó không phải là những hành động làm đẹp đơn thuần, chúng biểu hiện cho sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, ý thức con người trong cuộc sống.

Tô Hoài hiểu đây chưa phải là thời điểm để Mị làm cuộc cách mạng tự giải phóng mình. Thực chất sự thức tinh lần này của nhân vật là sự chuẩn bị cho những hanh động nổi loạn ở phía sau. Vậy nền, nhà văn vẫn không giải thoát Mị khỏi hành động ghì trói của A Sử mà đề cho nhân vật tỉnh táo chiêm nghiệm sâu sắc về những nôi cùng cực trong cuộc sống của chính mình: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa . Suy nghĩ của Mị làm ta nhớ đến lời than thân của cô gái trong truyện thơ “Xông chữ xôn xao của người Tày xưa: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con châu chuộc thối’. Nhưng chỉ từ ý thức đó Mị mới có thể thấm thìa một cách sâu sắc về thân phận của mình, và đó mới là lí do để Mị cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho chính mình.

Miêu tả những diễn biến nội tâm ở Mị trong đêm tình, mùa xuân, Tô Hoài đã khéo léo dẫn những thôi thúc của ngoại cảnh làm cơ cở cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Quá trình thức tỉnh đó lại dược đi dần từ những cõi xưa về cõi nay, từ vô thức, tiềm thức đến ý thức. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi bút Tô Hoài.

Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Tô Hoài. Va đêm tình mùa xuân là đoạn trích xuất sắc nhất, thể hiện thành công nhất tài năng khắc hoạ nội tâm của nhà văn.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/

https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Chỉ ra nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” của Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ?

– Diễn biến tâm lý của Mị trong trong “đêm tình mùa xuân” thực chất là quá trình sống dậy của sức sống thanh xuân và khát vọng tự do, hạnh phúc.

– Quá trình ấy được Tô Hoài khám phá, miêu tả một cách tự nhiên, sinh động rất hợp với qui luật tâm lý, quy luật đời sống tình cảm của con người. Đặc biệt, nhà văn đã sử dụng ba tác nhân hỗ trợ việc miêu tả tâm lý rất thành công: không khí mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo.

– Quá trình sống dậy của sức sống thanh xuân và khát vọng tự do, hạnh phúc của Mị là bằng chứng về sức sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt của nhân vật này. Tô Hoài miêu tả và khám phá nó không chỉ bằng cảm quan nghệ sĩ mà còn bằng cả tấm lòng mình.

Like nhé:

Nhận xét

Ngày 14/01/2022 15:15:54, lượt xem: 9636

Đề bài:

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

“Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét

càng dữ.

….

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gò vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mỵ lại bồi hồi”.

Từ đó nhận xét ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Nhân xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị

Bài phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân

Thạch Lam đã từng khẳng định sứ mệnh của nhà văn chính là: “Phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Ý thức được điều đó Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn được sứ mệnh của mình khi mang đến cho bạn đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” với điểm sáng là hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua đó thấy được ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Tô Hoài được coi là nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong hành trình sáng tạo bền bỉ của mình ông đã sáng tác đạt tới mức kỉ lục gần 200 đầu sách. Văn chương Tô Hoài thiên về xu hướng phản ánh hiện thực, phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường trong những trang viết bình dị, tinh tế và đầy chất thơ, bộc lộ vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là đối với những phong tục tập quán độc đáo của rẻo núi cao Tây Bắc. Và truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” được sáng tác năm 1952 in trong tập truyện Tây Bắc (1953), là kết quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc.Trong chuyến đi ấy, nhà văn đã có dịp chung sống cùng những người dân tộc thiểu số từ khu du kích đến những bản làng mới được giải phóng. Tô Hoài từng tâm sự: “Cảnh vật và con người nơi đây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá!”. Việc tác phẩm ra đời như một món quà mang đầy nghĩa tình mà Tô Hoài muốn gửi tặng cho con người và mảnh đất nơi đây.

Tô Hoài đã từng quan niệm rằng: “Nhân vật là linh hồn và là trụ cột của tác phẩm”. Đặc biệt trong văn xuôi với thể loại truyện ngắn, một tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân vật tham gia bởi nhân vật là trung tâm của câu truyện, có nhân vật mới có thể xây dựng được cốt truyện, diễn biến của truyện. Việc xây dựng nhân vật chính là dụng ý của nhà văn để thể hiện rõ được tư tưởng, nội dung và tình cảm. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Mị là nhân vật chính của câu chuyện. Được biết đến là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, tài hoa có tài năng thổi lá hay như thổi sáo nên Mị có rất nhiều những chàng trai theo đuổi. Cô đang có một thanh xuân tươi đẹp bên người mà mình yêu thương. Thế nhưng, chỉ vì món nợ truyền kiếp, món nợ tiền kiếp từ ngày cha mẹ mới lấy nhau để lại, Mị đã trở thành món hàng đem ra để trao đổi, cô bị lừa bắt trở thành cô con dâu gạt nợ không công cho nhà thống lý Pá Tra – địa chủ ở Hồng Ngài lúc bấy giờ. Cuộc sống của cô từ đó gắn với đọa đầy về cả thể xác và tâm hồn, cô sống mà như đã chết lúc nào cũng chỉ âm thầm như một chiếc bóng, lẻ loi và đơn độc, cho đến đêm tình mùa xuân năm ấy, khi tiếng sáo tình yêu xuất hiện, cùng là lúc khơi dậy khả năng sống tiềm tàng trong cô gái trẻ này.

ĐỌC THÊM CHI TIẾT "CĂN BUỒNG MỊ NẰM" TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" (TÔ HOÀI)

Sức sống của Mị dường như mất đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia đang là một con người. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan, gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu . Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người tuổi trẻ. Thêm một điều lạ lùng là năm ấy mùa xuân lại đến sớm với Hồng Ngài, đây quả là sự bất ngờ bởi lâu lắm rồi xuân mới đến Hồng Ngài sớm như vậy, những biến đổi của mùa xuân cũng đã làm cho lòng người có những xao động nhỏ. Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kì ảo của các loài hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ. Mị quan sát thấy cảnh sắc thiên nhiên có sự đổi khác, những đám trẻ chơi quay, chơi cù, không khí nhộn nhịp, ấm áp tại Hồng Ngài khiến những tảng băng trong trái tim của cô gái này đang tan ra. Sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời cũng là một trong những tác nhân làm xuất hiện những đổi thay trong lòng Mị.

Trong không khí mùa xuân rộn ràng sắc màu, âm thanh, có một hình ảnh đặc biệt đã xuất hiện - đó là tiếng sáo. Tiếng sáo gọi về ký ức, gọi về khoảng trời yêu, dội lại trong tâm hồn cô gái trẻ những tiếng lòng tha thiết đã rất lâu chưa được tỏ bày. Tiếng sáo đầu núi vọng vào sâu thẳm tâm hồn gợi về bài hát Mị thường thổi năm xưa:

“Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Tao chưa có con trai, con gái

Tao đi tìm người yêu”.

Tiếng sáo cất lên từ trái tim tưởng chừng như khô cằn, chai sạn của Mị giờ đây, tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn ngủ yên và khát vọng được yêu bấy lâu nay Mị chôn chặt trong tim. Mị như bừng tỉnh, tiếng sáo rung lên trong trái tim Mị khiến cho nhận thức về cuộc sống ùa về.

ĐỌC THÊM MỖI NGÀY MỘT BÀI VĂN HAY - BÀI VIẾT MẪU CHI TIẾT TIẾNG SÁO TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ"

Tiếng sáo lần thứ nhất từ xa vọng lại khiến trái tim Mị đang lạnh giá, khô cứng, bỗng mềm dịu, ấm áp, đập những nhịp đập hồi sinh trở lại “thiết tha bồi hồi”. Rồi Mị bắt đầu uống rượu, Mị uống “ực từng bát” như để trôi đi bao đau khổ, uất hận. Cách uống rượu như thế khiến Mị say, lịm mặt ngồi đấy. Mị vẫn nghe tiếng sáo vẫy gọi giục giã, men rượu đã nâng tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi, đám chơi trong của quá khứ. Còn thể xác vẫn ở lại nhà thống lí “nhìn mọi người nhảy đồng, người hát” khi mọi người về hết “Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà”. Men rượu khiến Mị quên và nhớ: lãng quên đi thực tại trước mắt và gọi về những kỷ niệm thanh xuân. Tiếng sáo lần hai lại vang lên “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” tiếng sáo lần này đã đến gần Mị hơn. Tiếng sáo như thôi thúc Mị, lòng Mị đang sống về ngày trước, những ngày tươi đẹp xuân sắc, rực rỡ, vui tươi nhất, thuở ấy “Mị thổi sáo giỏi” “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Theo thói quen, Mị lại bước vào căn buồng tối tăm nhưng lòng phơi phới trở lại, vui như những đêm Tết ngày trước. Đồng thời Mị nhận thức rõ ràng về bản thân, Mị còn trẻ và Mị muốn được đi chơi. Và Mị còn nhận thức được hiện thực phũ phàng rằng mình và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Lúc này, ý thức sống trỗi dậy mạnh mẽ khiến một lần nữa Mị muốn tìm đến cái chết, chết để được sống tự do. Thế nhưng, tiếng sáo vẫn lơ lửng bay ngoài đường như mời gọi, đưa Mị thoát khỏi cảm giác muốn chết. Mị thấy mình như được hồi sinh thêm một lần nữa. Tiếng sáo vẫn ở đây, cùng với khúc ca yêu thương của tuổi trẻ vọng về:

“Anh ném pao

Em không bắt

Em không yêu

Quả pao rơi rồi...”

Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy trong lòng Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi. Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: Mị xắn miếng mỡ, thắp sáng căn phòng u tối; quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị đã làm như trong một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi. A Sử biết Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đi chơi, hắn tức lắm, đánh rồi trói đứng Mị vào cột, tắt đèn đóng sập cửa lại. Những hành động nhẫn tâm của A Sử dường như muốn đẩy Mị vào bóng tối, dìm Mị chết trong sự bế tắc và tuyệt vọng thế nhưng Mị thật tâm chẳng hề để ý tới những gì đang diễn ra với mình. Mị đang ở trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân. Bây giờ, tiếng sáng vẫn đang rập rờn trong đầu của Mị, “Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được. Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy. Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà thậm chí còn câm lặng hơn trước.

ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | 5 VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" - TÔ HOÀI

Cuộc sống hiện lên với muôn màu, nhưng có lẽ sâu thẳm bên trong lại là chính tâm hồn con người ​​ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại chuyên phiêu lưu khám phá thế giới – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai cũng đều ngạc nhiên, thán phục trước khả năng am hiểu nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Với tài năng nổi bật, Tô Hoài đã miêu tả thật tinh tế những diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, khi thiết tha bồi hồi, khi nghẹn ngào xót xa. Chẳng những thế, cả hai Mị và A Phủ đều được thể hiện một cách sống động và chân thực với những nét tính cách của người dân lao động miền núi nói chung và của người H'mông nói riêng. Mị bên ngoài lặng lẽ, âm thầm nhẫn nhục nhưng bên trong sôi nổi một niềm ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc. A Phủ táo bạo, gan góc mà chất phác tự tin. Cả hai tuy cùng là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại thống trị miền núi tàn bạo, độc ác nhưng họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội. Tác giả đã chọn các góc nhìn và điểm nhìn mang tính chất đối lập để tạo ra hai hình tượng nghệ thuật mang những nét đặc sắc khác nhau. Ngòi bút ấy còn được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, ít miêu tả hành động bên ngoài nếu có thì chỉ có những hành động lặp đi lặp lại. Ngoài ra, Tô Hoài còn mượn hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng “Mùa xuân của thiên nhiên của đất trời như gợi lên cả sức sống mùa xuân trong lòng Mị”. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi bút Tô Hoài.

Ai-ma-top đã từng nhận định: “Tác phẩm chân chính sẽ không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi các câu chuyện về nhân vật kết thúc”. Gấp lại những trang viết về “Vợ chồng A Phủ”, về nhân vật Mị một cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt song trong lòng người đọc vẫn để lại trong lòng người đọc vẫn những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp, sức sống, khao khát sống của con người. Qua đó mang đến ta một niềm khao khát sống, niềm tin vào chính mình bởi sứ mệnh của con người không phải chỉ là tồn tại mà là sống, sống cho thật ý nghĩa và rực rỡ.

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng kí khóa VIP lớp 12: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

Link đăng kí khóa VIP lớp 11: https://bit.ly/KHOAHOC2K5

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên