Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Trong bản thảo ban đầu, câu nói của Paven Coócsaghin như sau: “Phấn đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. Khi cuốn “Thép đã tôi thế đấy” in ra tiếng Việt, câu này được sửa thành “Phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng loài người”.

Ai đã từng đọc, thậm chí chưa đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của nhân vật chính Paven Coócsaghin: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Trong bản thảo ban đầu, câu kết đó viết như sau: “Phấn đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. Khi in ra đã được sửa thành “Phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng loài người” (bản dịch tiếng Việt do Thép Mới và Huy Vân thực hiện năm 1967 đã bỏ mất từ “phấn đấu”). Lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa cũng là sự giải phóng loài người. Ở đây không phải là sự thay đổi về nội hàm mà chỉ là về mặt tu từ mà thôi. Chúng ta phải thán phục sự tinh tế của người biên tập thời ấy. Thay đổi như thế, giá trị toàn nhân loại của câu cách ngôn càng thêm sâu sắc.

Nhà văn Pháp Xtanhđan từng nói, mỗi người khi bước vào đời, nên chuẩn bị một số câu cách ngôn để làm kim chỉ nam xử thế. Những năm còn cắp sách đến trường, bọn chúng tôi đều ghi tạc trong lòng câu cách ngôn đó của Ôxtơrốpxki. Những năm gần đây ở Trung Quốc họ đã diễn vở kịch nói “Paven Coócsaghin” và sau đó dựng thành phim dựa vào tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Ôxtơrốpxki.

Đoạn kết vở kịch và phim đều có hình ảnh rất đông người đứng vây quanh giường Paven trong giờ phút lâm chung và nghe Paven lẩm bẩm câu: “Cái quý nhất của con người là sự sống...”. Kịch và phim đều biến câu cách ngôn của Ôxtơrốpxki thành “di ngôn” (lời nói cuối cùng), thật là hợp lý và sâu sắc.

Nhưng thật ra câu nói cuối cùng của Ôxtơrốpxki lúc lâm chung không phải như vậy.

Cuối năm 1936, bệnh tình của Ôxtơrốpxki ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:

- Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh... Đời anh sống không tồi... Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu... Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn... Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được... Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta... Chúng ta nợ các cụ rất nhiều... mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ...

Nói đến đây, Ôxtơrốpxki ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:

- Anh có rên không?

- Không.

- Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.

Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:

- Anh có rên không?

- Không.

- Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.

Rồi ông lại hôn mê, và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.

Ngày 22/12/1936, Ôxtơrốpxki vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Mátxcơva. Nơi này sau đã trở thành Nhà tưởng niệm ông. Nay ai có dịp đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ôxtơrốpxki đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.

Đọc lời nói cuối cùng của ông, lòng chúng ta nặng trĩu và khâm phục ý chí kiên cường như thép của ông

Lê Huy Tiêu

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

"Thép đã tôi thế đấy!" đã trở thành tác phẩm tinh thần cho bao thế hệ thanh niên

Thép đã tôi thế đấy! ra đời giữa bối cảnh lịch sử đặc biệt của Liên Xô cũ nhưng nguồn gốc và "xuất thân" của tác phẩm từ lâu đã bị… bỏ quên.

Thay vào đó, đứa con tinh thần của Nikolai Ostrovsky lại trở thành một thương hiệu vượt ngoài phạm vi trang sách, trở thành một công thức sống vượt qua giới hạn của một kiếp người. Và nhân vật chính Pavel Korchagin từ lâu đã là một cái tên quen thuộc đến mức chẳng cần phải giải thích, định danh gì thêm về con người văn học này.

Dù vậy, xét trên khía cạnh giá trị nghệ thuật, Thép đã tôi thế đấy! dường như luôn nằm ngoài danh sách kiệt tác văn học, ngay cả trong những năm 1930 - 1950 của Liên Xô. Nghĩ đến những đại văn hào nổi tiếng của Nga, quan điểm chính thức nhất lại là những cái tên như Fadeev hay Sholokhov, và chắc chắn không phải là Nikolai Ostrovsky.

Thế nhưng, bất chấp sự thật khó tin này, Thép đã tôi thế đấy! vẫn trở thành sách giáo khoa cho hàng trăm thế hệ thanh niên. Dần dần, tác phẩm không còn được đơn thuần xem xét ở phương diện văn học mà nó đã bước ra ngoài cuộc sống, trở thành một khuôn mẫu hành vi đáng trọng.

Trong Thép đã tôi thế đấy!, bạn có thể bắt gặp các chủ đề, câu chuyện hay thậm chí là vài đoạn mang văn phong tương tự như các cuốn tiểu thuyết cung đình thời trung cổ. Đôi khi, tác giả lại tường thuật theo lối thức giống với các bộ phim hài cổ điển.

Tuy nhiên, điều cốt yếu nhất trong tác phẩm, vượt ngoài các phương cách hình thức, lại là phẩm giá của nhân vật Pavel Korchagin, đó là sự trung thành với những lý tưởng.

Thậm chí, chính niềm tin tuổi trẻ và sức mạnh đạo đức đã mang lại cho Pavel Korchagin một nguồn sống tinh thần phi thường, vượt lên trên thể chất yếu đuối bệnh tật, bị hành hạ bởi thương hàn, bại liệt, vôi hóa cột sống và phải ngồi xe lăn.

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy
Hình tượng Pavel Korchagin vượt lên mọi giới hạn thể chất bệnh tật

Đặc biệt, Thép đã tôi thế đấy! còn là một cuốn tiểu thuyết với mức độ phản ánh chính xác đáng kinh ngạc về thời đại, từ cách mạng, nội chiến cho tới nhiệt huyết xây dựng xã hội chủ nghĩa với đại diện sáng giá nhất chính là Pavel Korchagin.

Ở đây, Pavel Korchagin - cái tôi và cái ta - thời đại quyện hòa làm một. "Tôi" làm nên thời đại và chính thời đại làm nên "tôi". Cũng nhờ vậy, Thép đã tôi thế đấy! hiện lên đầy tráng lệ nhưng cũng đầy xúc động, chân thật.

Thông qua tác phẩm, người đọc có thể hiểu được con đường của cuộc cách mạng Nga và hiểu được cả số phận mỗi cá nhân con người trong làn sóng cách mạng lịch sử.

Đồng thời, tất cả những khám phá và giải đáp nhân văn trong câu chuyện cũng đã biến Thép đã tôi thế đấy! trở thành một sự giao hòa tuyệt đối giữa bối cảnh xã hội lịch sử và giá trị đạo đức cao cả.

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Cảnh trong phim Thép đã tôi thế đấy (1975).

Dung Nhi

Theo TS

Thép đã tôi thế đấy – thiên tiểu thuyết không ngừng cuốn hút những giác độ thiên biến vạn hóa từ người đọc khiến chúng ta trở nên ham sống, ham chiến đấu với những thói hư tật xấu bào mòn năm tháng, bào mòn giá trị sống, bào mòn căn nguyên nguồn cội của một con người đang đèo bồng cái danh nghĩa tạm gọi là đang sống này.

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Nikolai A. Ostrovsky – chàng chiến sĩ kỵ binh dũng mãnh của đơn vị Kotovsky năm 1920 bị chấn thương cột sống nên mất khả năng di chuyển, rồi bị mù ở tuổi 24 ấy từng khiến Andre Gide bật thốt lên khi ông viết kiệt tác đời mình: “Tôi nhìn thấy một chúa Jesus hiện đại đang soạn cuốn sách Phúc âm cách mạng”. Rõ ràng cuốn sách này được sản sinh từ ngọn lửa đời ham sống, ham trải nghiệm tràn ngập dưới lớp trầm tích của loài người khi trải qua vô vàn biến cố, gian nan thử thách từ cuộc sống đang cố chăng ra để nhằm cười cợt sự đớn hèn, yếu đuối thẳm sâu trong mỗi người xuất hiện khi chúng ta vấp ngã.   

Những cõi lòng ham sống và ham chiến đấu dữ dội dưới gầm trời

Trước Ostrovsky, phần chung văn đàn Xô Viết thời bấy giờ chỉ có những nhân vật tiêu cực lấn lướt, lãng quên mất các nhân vật tích cực. Paven trong Thép đã tôi thế đấy đã làm màu mỡ thêm mảnh đất khô cằn này bởi những phẩm chất ưu tú của người con cách mạng. Anh không ngừng hoài địu trên vai sự dũng cảm can trường như chất thép được tôi luyện giữa lò đời cháy rát và sự mẫn cảm với chất nhân văn thấm đượm trong cuộc chiến, nơi mà tưởng như khiến cho con người bão hòa trái tim nồng nhiệt với nhau, với cuộc đời để trưởng thành và tôi luyện mình thành hình hài mà mình hằng mong ước.

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Sau Ostrovsky, dường như kéo theo một trào lưu viết về những đấng anh hùng trở thành biểu tượng vĩ đại trong “thế kỉ bạc” – văn học Nga giao mùa giữa thế kỉ XIX và XX. Ông tôn tạo nên những linh hồn văn học đi vào trái tim độc giả muôn đời, đi vào bảo tàng những hình tượng người anh hùng tầm vóc không chỉ của văn đàn Nga mà còn của cả thế giới. Người đã truyền chất thép cho cả thời đại sau khi ngã mình nằm yên dưới lớp đất mẹ quê hương ấy cũng có lúc chinh chiến không khác gì một người chiến binh quả cảm khi chín phần mười cơ thể ông bị bệnh tật giày vò, tàn phá đến mức không một ai tin ông có thể viết nên kiệt tác để đời muôn thuở trong hoàn cảnh bất khả thi ấy. Rõ ràng như ta thấy, ông và văn của ông hòa quyện gắn kết vào sợi dây tinh thần bất diệt, nêu cao quyền được sống và giá trị của cuộc sống đúng nghĩa là gì khi dõng dạc nói:

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Paven đã đứng trong nghĩa địa quê hương, trước những nấm mồ bè bạn ngã xuống mà đưa ra tuyên ngôn sống của bản thân mình như vậy đấy. Vậy thép đã tôi thế nào? Thép đã tôi trong cả thời chiến và thời bình, con người không ngừng giải phóng những phẩm chất ưu tú và hoàn thiện trái tim đạo đức của mình hơn nhằm tạo nên tấm gương, động lực thúc đẩy những lớp đàn em đi sau biết soi rọi vào mình những điều tốt và những điều chưa tốt ở mình đến tận hơi thở cuối. Dẫu trong chiến tranh, ta vẫn biết nơi ấy là nơi “hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” (Đặng Thùy Trâm) nhưng có lẽ giống như “Nợ tang bồng” mà Nguyễn Công Trứ từ không ngừng chạm khắc vào thơ ca dân tộc muôn đời mà mỗi đấng nam nhi đang vương:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

(Chí làm trai)

Ostrovsky đã sống và chết với tinh thần của Paven, chiến thắng của Paven như ông hoài ước ao và phải chăng đã thỏa cái chí tang bồng trả gánh nợ đất nước nợ sông núi trên mỗi trang sách tâm huyết rồi hay chăng?

Thép đã tôi thế đấy – Thảo nguyên của những cuộc chiến không hồi kết giữa cá nhân và xã hội, cái chung và cái riêng

Dân tộc Việt Nam ta là dân tộc không ngừng chinh chiến và trưởng thành bước ra từ khói lửa những cuộc chiến thần thánh để giữ gìn bờ Nam cõi Bắc. Bởi vậy nên ta dễ dàng thấm đẫm tinh thần Paven, chiến thắng của Paven, sống với những gian khổ của Paven qu hàng mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky. Hình ảnh người anh hùng sống động và tầm vóc biết bao ấy đã khơi dậy ngọn lửa sáng tác về các bậc anh hùng trong nền văn học Việt đã từng bị coi là còi cọc về các tác phẩm chính luận và bút chiến. Paven chính là đàn anh thuộc thế hệ cách mạng tháng Mười Nga đi trước của đất nước ta, của nhân dân cách mạng cộng sản toàn thế giới dẫn dường đến lý tưởng cách mạng.

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Bối cảnh của Thép đã tôi thế đấy bắt nguồn từ những bước đi chập chững của Paven vào thế giới gai góc, chân thật của người lính tại xã hội Nga khốn khó thời bấy giờ. Ở đấy, Paven – một chàng trai do địa vị xã hội “thấp kém”, con của “mụ đầu bếp” nên phải chịu sự đối xử bất công, bóc lột độc ác của giai cấp tư sản. Những dấu hiệu manh nha từ việc gây sự với bọn nhà giàu như Victor Lensenki và Xukhacco đến việc liều lĩnh lấy trộm súng lục từ tên trung úy Đức đã cho ta niềm tin rằng đây chính là hành vi dẫu mang tính trẻ con, liều lĩnh nhưng đồng thời cũng mang tính tự phát có ý thức của giai cấp công nhân. Paven buộc phải chấm dứt thời thơ ấu khi anh cứu Giukhơrai ra khỏi tên lính Pếtluara và được giác ngộ lý tưởng cộng sản vì ấm no của nhân dân mọi tầng lớp. Sau đó, Paven bị bắt giam. Trong cuộc nội chiến đẫm máu nhưng cũng đầy những cung bậc cảm xúc, thăng trầm của người lính, Paven được tôi rèn thành chất thép cứng rắn bởi kỉ cương quân đội và ý thức kỉ luật từ bỏ những khuyết điểm tồn tại, đặc biệt là thói vô tổ chức. Ở đây kỉ luật chính là nguyên tắc sống còn. Giống như F.V.Renatus từng nói: “Ít người sinh ra đã can đảm, rất nhiều người trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật”.

Paven trong những ngày tháng trên công trường Baiơraica, ý thức Bônsêvich trong anh không ngừng được củng cố và tôi luyện dày dặn, cứng cáp, nhất là giữa giai đoạn khi mà mặt trận lao động của cuộc chiến đang diễn ra cam go và căng thẳng vô cùng. Ở nơi “biên giới là hai cột biểu”, “hai cột biểu đối diện với nhau, im lặng và thù địch, là hiện thân của hai thế giới”, “đều trồng trên dải đất bằng thế mà giữa hai thế giới đó là một vực sâu thăm thẳm” giống như thế giới của sự chết chóc. Hai biên giới không nói chuyện được với nhau, chỉ khi người lính hồng quân bên này ném cho người lính Ba Lan bên kia bao diêm nhãn hiệu chiếc máy bay rồi nghĩ thầm: “Ừ, mà phải, của này không hợp với họ” mới có chút lóe lên dấu hiệu giao tiếp đồng loại với nhau. Sự im lặng như tờ ấy khiến người đọc buồn đến nao lòng. Vì chúng ta đều biết, họ là hai con người ở hai chí tuyến khác nhau sẽ buộc phải giết chết nhau khi chiến tranh bắt đầu. Như Ernest Hemingway từng nói: “Đừng bao giờ nghĩ rằng chiến tranh, dù cần thiết hay chính đáng đến bao nhiêu, lại không phải tội ác”. Tội ác đó thường hay được nhân loại coi là giết người nhưng xét về bản chất nó là tự sát. Chúng ta thích tự giết chết mình hơn bởi luôn sống mà không biết thế hệ mình vì sao lại tồn tại, ý nghĩa và giá trị cao cả của nhiệm vụ chiến đấu vì cái chung hay vì cái tôi riêng biệt, cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại.

Tính nhân văn của tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy xuất phát từ những vạch kẻ chỉ ra phẩm chất yêu con người, yêu đất nước, yêu hòa bình của các nhân vật tham chiến. Họ cần người đốt lò để trưởng thành nhưng mỗi một thanh thép sau khi tôi đều cần sự hi sinh, mất mát cố hữu. Paven dứt khoát, quyết liệt bỏ qua tình yêu đôi lứa đương mặn nồng với Tonya – cô người yêu xinh xắn tuổi mới lớn. Paven yêu Tonya nhưng gia đình cô lại thuộc tầng lớp tư sản. Anh nói với cô trước khi dứt áo ra đi về ánh sáng của lý tưởng:“Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau này, trong khó khăn bởi việc xây dựng đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố khiến Paven gặp lại Tonya nhưng cô bây giờ đã khác, có chồng và “sặc mùi băng phiến”, son phấn trong khi Paven dẫu rách rưới, tím tái vì lạnh ra sao vẫn ánh mắt ngời ngời sáng thuở thiếu thời. Cuối cùng, trong quá trình sinh hoạt trong tổ chức Đảng anh đã gặp Rita và được cô yêu quí bởi đức tính chiến binh mạnh mẽ trong con người mình. Đến tận khi bị sốt thương hàn, bại liệt và vôi hóa cột sống, anh vẫn không thôi nhắc nhở mình rằng không được lùi bước trước chông gai, tin tưởng vào tình yêu và chất lính được tôi luyện trong cuộc đời mình. Paven chính là hóa thân của tác giả trong thời kì “đất nước lớn lên, những con người cũng lớn lên” bởi cốt cách kiên nghị, chất thép thượng hạng sau ngàn lần nung chảy, đe đập của cuộc đời mà ngẩng cao đời đứng lên và đi tiếp trên thảo nguyên tươi xanh của sự sống bên cạnh những cuộc chiến giữa giá trị nội tại và ngoại giới trong chính trái tim mình.

Ngựa thồ của quãng gánh cuộc đời

Trong văn đàn Nga thời bấy giờ, bên cạnh “Người mẹ” của Macxim Gorki thì Thép đã tôi thế đấy mang một vị trí giáo dục tâm hồn cao thượng, nồng nhiệt và yêu mến cuộc đời tươi đẹp vô hạn thông qua nhân sinh quan cộng sản giúp sự soi xét địa vị xã hội dường như bị san bằng, người với người đến với nhau bằng tinh thần thay cho vật chất. Bởi thế, nó trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người con kỉ luật hàng ngày hàng giờ chống lại những cám dỗ bủa vây xung quanh đời sống như một người anh gương mẫu tiêu biểu dẫn đầu lớp trẻ trong thời đại mới. Nhiều người hay đem so sánh Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky với “Chuông nguyện hồn ai” của Ernest Hemingway hay “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Nikolayevich Tolstoy bởi tính nhân văn và giá trị tham chiến của nó trong trái tim mỗi người con yêu nước thương nòi nhưng nếu xét trên phương diện ảnh hưởng, nó đều mang bản chất là chất xúc tác tích cực cho thanh niên thời đại mới đang trên con đường lột xác và giác ngộ của chính mình, luôn đứng giữa hai lối rẽ cá nhân và xã hội, vì tình yêu riêng tư đôi lứa hay vì nền độc lập chung của nước nhà. Nói đến đây xin cho phép ta dành một phút tưởng niệm những ai đã ngã xuống vì bờ cõi đất nước mà họ luôn cất chứa trong tim. Tuổi trẻ nếu mỗi khi màn đêm buông xuống ta chỉ nghĩ về chết chóc và biệt ly thì còn gì để ta thèm sống khát gợi tìm những điều tốt đẹp, trong sáng bậc nhất trong thế gian này nữa? Phải biết quên mình cho tất cả, hiến dâng cuộc sống bé nhỏ của mình vì sự sống của toàn dân tộc. Tuổi 20 ai mà không tiếc nhưng tiếc tuổi hai mươi thì còn đâu đất nước. Ostrovsky chính là gợi cho tất cả những người trẻ một tâm thế biết hi sinh, biết dấn thân làm “ngựa thồ” cho quãng gánh gian truân của phận người, phận nước. Tuổi trẻ mà sống hời hợt, vô kỉ luật, không muốn tất tưởi lo toan, suy tính cho tương lai thật đáng lo ngại cho số phận nước nhà lắm thay.

Chính Thép đã tôi thế đấy đã giúp những người con yêu nước “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mang lại những chiến thắng vẻ vang cho không chỉ một thế hệ Việt Nam. Nó đồng thời cũng khơi ra những người khỏe mạnh về thể xác nhưng lại bất động về tâm hồn. Cuộc sống của họ bị “vôi hóa” sâu sắc bởi trong xương tủy không có một chút kỉ luật nào, mong ước nào, khát khao, lý tưởng nào rực cháy. Không một mồi lửa nào đốt họ hừng hực để sống cho ra con người. Đôi khi, ta cũng thấy trong đáy mắt họ lập lòe chút khao khát rồi vụt tắt như que diêm ẩm ướt không sống đúng với giá trị mình đã sinh ra: đó là được cháy hết mình như những Paven, những Ostrovsky, như thế hệ lớp lớp ông cha đi trước của của đất nước hình chữ S nói riêng. nhân loại nói chung. Vậy, thế nào là cuộc sống trọn vẹn? Nhân đây cho tôi xin mượn những dòng thơ của nhà thơ, triết gia lừng danh người Mỹ Ralph Waldo Emerson:

“Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn
Vì mình đã làm đã sống…
Bạn ơi, như vậy là đã thành công!”
(“Thành công”-TS. Phùng Liên Đoàn dịch)

Tổng hợp link mua sách này đang giảm giá sốc

Nhân vật Paven trong Thép đã tôi thế đấy

Linh là một biên tập viên khó tính, hay gắt gỏng và cực kỳ nghiêm khắc với những ai hay mắc lỗi chính tả.

Cá tính nhưng không hòa đồng, đẹp gái nhưng dễ gây mất lòng