Nguyễn ư dĩ là ai

Trong công cuộc mở cõi về phương nam của 8 đời chúa Nguyễn, không thể không nhắc đến những công thần một lòng phò tá cho Chúa Tiên, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên khi Đàng Trong vừa hình thành. Một vị công thần như vậy là Nguyễn Ư Dĩ.

[Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online]

Nguyễn Ư Dĩ nuôi dạy và bảo vệ chúa Tiên

Nguyễn Ư Dĩ là con quan Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân thị vệ sự nhà Lê là Nguyễn Minh Biện. Ông được nhà Lê phong làm Thiếu phó Uy Quốc công, ông có người em gái là vợ của Nguyễn Kim.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao dấy quân khôi phục nhà Lê, giao con trai Nguyễn Hoàng mới 2 tuổi nhờ Nguyễn Ư Dĩ trôm nom giúp. Nguyễn Ư Dĩ không chỉ nuôi nấng mà còn dạy dỗ mong cháu mình thành người có tài.

Năm 1542, Nguyễn Kim cùng vua Lê Trang Tông đánh chiếm vùng Nghệ An, lập thành Nam Triều, Nguyễn Ư Dĩ đi theo cùng phò giúp vua Lê. Năm 1543, ông cùng Vua đưa quân đánh thành Tây Đô chiếm được Thanh Hoa.

Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Kim đưa quân tiến đánh nhà Mạc, đến Đông Đô rồi về Sơn Nam.

Năm 1545, tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc giết chết Nguyễn Kim, mọi quyền hành lọt vào tay Trịnh Kiểm.

Tuy nhiên các tướng nhà Lê cho rằng người nắm quyền bính phải là con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, vì thế việc Trịnh Kiểm nắm quyền bính được xem chỉ là tạm thời, đến lúc phải trao quyền cho Nguyễn Uông vốn đang làm Tả Tướng Quân.

Nguyễn Uông trở thành cái gai trong mắt Trịnh Kiểm. Đột nhiên một hôm Nguyễn Uông lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Nguyễn Ư Dĩ luôn bên cạnh cháu mình là Nguyễn Hoàng [tức em của Nguyễn Uông], nghi biết rằng người bị hạ sát tiếp theo chính là Nguyễn Hoàng nên khuyên cháu mình nên tính cách lánh đi.

Nguyễn Hoàng cũng bí mật cho người tìm đến tìm gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy. Trạng Trình đáp rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”. Ý của Trạng Trình là nên đến dãy Hoành sơn ở Thuận Hóa phương nam.

Nguyễn Ư Dĩ thúc giục cháu đi ngay. Nguyễn Hoàng có người chị là Ngọc Bảo vợ của Trịnh Kiểm, nên nhờ chị mình nói với anh rể cho được đến trấn thủ xứ Thuận Quảng.

Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn, không có ai tranh giành với mình, lại không phải làm cái việc như đối với Nguyễn Uông, nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực nam bấy giờ là Thuận Hóa và Quảng Nam, lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.

Góp công mở cõi về phương nam

Năm 1558, Nguyễn Ư Dĩ phò tá Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và các binh tướng thân tín đi về phương nam. Dừng chân ở cửa Việt Yên [nay là Cửa Việt], Nguyễn Hoàng cho quân đóng trại ở Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Đăng Xương [nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị], chọn nơi đây làm sở lỵ.

Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Hoàng chăm lo dân chúng, giảm tô thuế, khai khẩn đất đai lập thêm làng xóm, dân chúng đều no ấm nên quy thuận theo về.

Chẳng bao lâu Ái Tử từ một nơi chưa được khai phá hoang sơ nghèo nàn trở thành đô hội trù phú, dân chúng no ấm. Nguyễn Hoàng được dân gian gọi là Chúa Tiên, trong có có công lao không nhỏ của Nguyễn Ư Dĩ.

Công cuộc tiến về phương nam của Nguyễn Hoàng thành công nhớ có sự đóng góp của nhiều người, đặc biệt là Nguyễn Ư Dĩ, dần dần Nguyễn Hoàng xây dựng cho mình quân đội đủ sức bảo vệ dân chúng.

Năm 1570, Trịnh Tùng cho quân đánh úp, nhưng Nguyễn Ư Dĩ lại trù tính được từ trước, nhờ đó quân Nguyễn đánh bại được quân Trịnh.

Phò tá chúa Nguyễn Hoàng ra bắc chống nhà Mạc

Năm 1592, Trịnh Tùng đưa quân chiếm được Thăng Long, rồi lập mưu để năm 1593 Nguyễn Hoàng phải ra bắc yết kiến vua Lê Thế Tông, mừng Vua chiến thắng trở về Kinh thành.

Nguyễn Hoàng vào thế phải ra bắc, Nguyễn Ư Dĩ đi theo phò tá, mọi việc ở Đàng Trong giao lại cho Mạc Cảnh Huống đảm nhiệm.

Thế nhưng Trịnh Tùng muốn nhân dịp này giữ chân Nguyễn Hoàng ở lại bắc để dễ kiểm soát, nên dâng biểu xin Vua phong cho Nguyễn Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công, từ đó Nguyễn Hoàng phải ở bắc giúp Trịnh Tùng đánh dẹp nhà Mạc.

Từ đây suốt 8 năm, Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Hoàng đánh dẹp dư đảng nhà Mạc ở Hải Dương và các nơi, lập nhiều công lớn. Do lập nhiều công to, ông được vua Lê phong tước Hạ Khê hầu, Nguyễn Hoàng phong làm Đoan Quận Công.

Năm 1600, nhân dịp một số tướng nhà Lê làm phản ở cửa biển Đại An [thuộc Nam Đinh], Nguyễn Hoàng xin đưa quân đi đánh, rồi cùng Nguyễn Ư Dĩ và một số binh tướng bản bộ đi thuyền thẳng về Thuận Hóa.

Đến năm 1602, Nguyễn Ư Dĩ mất.

Tưởng nhớ

Trong công cuộc khai khẩn về phương nam, Nguyễn Ư Dĩ luôn gắn liền với Nguyễn Hoàng, trợ giúp Chúa Tiên đắc lực giúp mở rộng bờ cõi và Đàng Trong ngày càng hùng mạnh.

Sách “Đại Nam Thực lục Tiền biên” viết về ông như sau:

“Đoan quận công vũ trị vài mươi năm, chính trị khoan hòa, thường ra ân huệ, dùng pháp luật công bằng, răn giới bản bộ, cầm trấp kẻ hung dữ, dân hai trấn cảm ân mến đức, chợ không hai giá, dân không ăn trộm, cửa ngoài không phải đóng… mọi người đều cố làm việc, vì vậy không ai dám dòm ngó, dân trong xứ được an cư lạc nghiệp.”

Năm 1844, vua Thiệu Trị truy tặng Nguyễn Ư Dĩ là “Khai quốc công thần đặc tiến Tráng võ tướng quân Trung Quân Đô thống phú Chưởng phụ Thái sử”.

Trần Hưng

Xem thêm: Hậu duệ nhà Mạc trở thành Thống binh chỉ huy toàn quân chúa Nguyễn

Mời xem video:

>> Kỳ thú cổ vật - Tượng người châu Phi lõa thể ở Việt Nam

Đối với những nhà sử học, khảo cổ học thì tượng Nguyễn Ư Dĩ là một báu vật để nghiên cứu. Với người dân thôn Trà Liên Tây [xã Triệu Giang, H.Triệu Phong, Quảng Trị], tượng này là hiện thân của bậc thánh nhân, là “thành hoàng” của thôn làng được thờ cúng với nhiều nghi thức tâm linh. Không ai biết tác giả và niên đại chính xác của pho tượng nhưng theo các cụ cao niên trong thôn Trà Liên Tây, bức tượng này có “tuổi” trên dưới 500 năm, được đúc bằng đồng đặc. Trước đây, tượng được thờ ở chùa Liễu Bông [cũng thuộc thôn Trà Liên Tây, khá gần QL1], về sau được đưa về cánh đồng cạnh đình làng để tiện hương khói.

Nhân vật lịch sử

Nguyễn Ư Dĩ là nhân vật lịch sử có thật, tên tuổi của ông gắn liền với sự nghiệp mở cõi về phía nam của Nguyễn Hoàng [vị chúa đầu tiên của vương triều Nguyễn]. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Nhiều trung thần của nhà Lê không phục vua mới, trong số đó có Hữu vệ Điện tiền tướng quân An thành hầu Nguyễn Kim. Ông trốn sang Ai Lao [tên cũ dùng gọi nước Lào], chiêu mộ quân sĩ rồi đi tìm và lập người con út của vua Lê Chiêu Tông là Duy Ninh lên ngôi [Lê Trang Tông] tính việc khôi phục. Dưới trướng Nguyễn Kim có một vị tướng trẻ, thao lược xuất chúng theo phò, đó là Trịnh Kiểm. Nguyễn Kim gả người con gái đầu lòng là Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm. Năm 1542, khi phò Trang Tông về đánh chiếm vùng Thanh Hóa - Nghệ An, Nguyễn Kim bị tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng, đánh thuốc độc chết, binh quyền lọt vào tay người con rể là Trịnh Kiểm. Ít lâu sau, Trịnh Kiểm nghi kỵ hai người em vợ là Lạng Quận công Nguyễn Uông và Đoan Quận công Nguyễn Hoàng [2 con trai của Nguyễn Kim] sẽ đòi lại binh quyền nên ra tay sát hại Nguyễn Uông. Sợ mình cũng khó lòng bảo toàn tính mạng nên Nguyễn Hoàng nhờ cậu ruột là Nguyễn Ư Dĩ đến tận làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại [Hải Dương] vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình đã “bày vẽ” cho Nguyễn Hoàng bằng câu sấm bất hủ “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nghe lời Trạng Trình, Nguyễn Hoàng đã nhờ chị mình nói khéo với Trịnh Kiểm để được phép vào trấn thủ đất Thuận Hóa - phía nam đèo Ngang. Năm 1558, Nguyễn Hoàng năm ấy 34 tuổi, được cậu ruột là Nguyễn Ư Dĩ phò tá, mang theo họ hàng và hàng ngàn phiên thuộc đi vào vùng đất mới và chọn đất Ái Tử [huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị] lập dinh trại. Nhờ uy tín, đức độ của Nguyễn Ư Dĩ mà rất nhiều anh hùng hào kiệt tìm về đầu quân dưới trướng Nguyễn Hoàng. Người dân nghèo đến nơi này được tự do khai khẩn đất hoang lập ruộng, biến một nơi khô cằn thành màu mỡ, trù phú… Khi Nguyễn Ư Dĩ qua đời, ông được truy phong Thái phó Uy Quốc công, được đúc tượng để thờ…

Thường bị trộm rình rập

Tượng Nguyễn Ư Dĩ đầu đội mũ hai bậc, khuôn mặt chữ điền, mắt nhìn xuống, mũi cao, môi mỏng, cằm vuông, râu dài, tai như tai Phật được tạc ở tư thế ngồi trên ghế thấp, hai chân gấp khuỷu hơi dang ra. Toàn thân khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống trùm cả hai chân [để lộ phần mũi hia]. Hai tay vòng ra trước bụng, khuất trong áo choàng chỉ lộ ngón tay cái bên phải. Tượng để hở phần bụng tròn, ngực to. Trên ngực có một dải vòng đai hình bán cầu…

Theo ông Nguyễn Huỳnh, Trưởng thôn Trà Liên Tây, số phận của bức tượng Nguyễn Ư Dĩ có rất nhiều thăng trầm: “Năm 1972, khi tượng còn được thờ trong chùa Liễu Bông, bom đạn ác liệt đã đánh sập ngôi chùa nhưng pho tượng vẫn uy nghi trên bệ đá. Từ sau giải phóng đến nay, tượng đã bị trộm hụt 2 lần nhưng chưa lần nào đi ra khỏi làng này...”. Ông Huỳnh bấm đốt ngón tay kể khoảng năm 1991, khi tượng đang ở vị trí cũ đã bị kẻ trộm khiêng đi, người dân phát hiện và tỏa đi tìm thì thấy tượng bị giấu ở bến sông. Năm 1996, tượng chuyển về chỗ mới, người dân quen gọi là “Nhà tượng”. Tượng được đặt trên bệ xi măng, xây kín 3 mặt, chỉ chừa một khoảng trống phía trước để chiêm bái và nhang khói. Vậy mà năm 1998, tượng lại bị trộm viếng. Chúng cạy tượng ra khỏi phần đế bằng bê tông, cưa mất hai dải mũ cánh chuồn nhưng không sao khiêng đi được…

“Một sự kiện nữa mà dân làng không thể quên là khoảng năm 2006, có cán bộ ngành văn hóa về nghiên cứu tượng nhưng lại đập bỏ tường bao quanh để lấy tượng ra. Dân làng biết chuyện, kéo ra làm rùm beng lên và buộc họ phải xây lại như cũ mới chịu thôi”, ông Huỳnh chép miệng nói.

Chính vì bức tượng thường xuyên bị kẻ xấu rình rập nên người dân thôn Trà Liên Tây hết sức cảnh giác. Nếu ai lảng vảng lâu ở quanh khu vực đặt tượng đều bị “hỏi thăm”, lớ ngớ làm bậy thì bị bắt ngay, kể cả PV khi có ý định chụp hình bức tượng cũng phải vào trình bày, xin phép thôn, xóm lần lượt. “Bảo vệ cẩn trọng vậy chứ “Ông” linh lắm, không ai bưng “Ông” đi được đâu. Chuyện xưa kể lại rằng thời chiến tranh khi dân đưa “Ông” đi cất giấu thì nhẹ hều nhưng khi đưa về lại thì phải 8 người khiêng cơ mà...”, một người dân nói vẻ tâm đắc.

Cần có nơi xứng tầm   

Ngày nay, không riêng gì ngày rằm, ngày 30, mùng 1 âm lịch hằng tháng, mà kể cả ngày thường, người dân địa phương lại đến thắp hương, khấn vái tại am thờ có tượng của danh nhân Nguyễn Ư Dĩ. Riêng lễ vật cúng chỉ được làm đồ chay. Hiện nay, tượng được đặt trong một am thờ nhỏ, xây kín 3 phía, nhưng vì tượng nằm ở một vị trí khá “lý tưởng” cho kẻ gian nên dù người dân thôn Trà Liên Tây đã hết sức cảnh giác nhưng khó có thể bảo đảm pho tượng sẽ không lại bị xâm hại, lấy cắp. Một nơi đặt tượng xứng tầm và an ninh hơn là điều mà người dân địa phương mong mỏi chính quyền, ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị quan tâm.

Hà Đình Nguyên - Nguyễn Phúc

>> Khai quật cổ vật trên con tàu đắm
>> Săn cổ vật Óc Eo - Kỳ 7: Vắt kiệt cổ vật
>> Săn cổ vật Óc Eo - Kỳ 6: Sống trên “mỏ” cổ vật
>> Phương án phân chia cổ vật sau khai quật trên tàu đắm
>> 40.000 cổ vật trên con tàu đắm
>> Khai quật khẩn cấp cổ vật dưới biển
>> Cổ vật cháy theo cổ tự Hội Sơn
>> Cổ vật giữa lòng Đà Nẵng - Người đam mê tiền cổ
>> Cuộc "hội ngộ" của những cổ vật quý

Video liên quan

Chủ Đề