Vì sao phải dạy trẻ tự tin

Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng để con có thể độc lập, tự tin, thiết lập những mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày. Gia đình nên hỗ trợ rèn luyện những cách giúp trẻ tự tin vào bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp ngay từ nhỏ để giúp con tự lập và phát triển bản thân tốt hơn.

Để có thành công, kiến thức là điều rất cần thiết, tuy nhiên nó sẽ thật hữu dụng nếu thực sự được phát huy hết công suất. Các kỹ năng mềm sẽ chính là thứ giúp bạn có thể bộc lộ và phát triển hết khả năng của bản thân. Trong đó sự tự tin, khả năng giao tiếp chính là một trong những yếu tố quan trọng cần có trong các kỹ năng mềm rất cần thiết với bất cứ ai, từ trẻ em đến người lớn.

Làm thế nào để con tự tin, dám thể hiện bản thân hơn là điều mà phụ huynh nào cũng băn khoăn

Như đã nói, các kỹ năng mềm không phải tự sinh ra đã có mà nó phụ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ giáo dục, ảnh hưởng như những người xung quanh, nhưng thứ mà người đó tiếp xúc hay nói chung chính là môi trường xung quanh. Trong đó sự ảnh hưởng từ gia đình lên quá trình hình thành tính cách của trẻ là rất lớn. Vậy nên làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?

Tính di truyền không chỉ nằm ở mặt huyết thống, ngoại hình mà bao gồm cả tính cách. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu cha/ mẹ thuộc tuýp người sống nội tâm, giao tiếp kém thì con cũng dễ bị ảnh hưởng bởi điều này. Ngoài ra nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau, có nhiều xung đột, bạo lực và luôn thể hiện trước mặt con cái thì cũng dễ khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Hay nói cách khác, cha mẹ cần phải là một tấm gương tốt để bé noi theo.

Thuở nhỏ cha mẹ luôn là thần tượng đầu tiên của bất cứ ai để bé học hỏi. Cha mẹ không cần phải hoàn hảo nhưng cần hướng con đến những điều tích cực, năng động. Hãy cố gắng hạn chế việc thể hiện những xung đột trước mặt con. Chẳng hạn khi thấy cha mẹ đọc sách hằng ngày thì bé cũng sẽ có hứng thú đọc sách hơn. Đọc sách không chỉ giúp bé có thêm kiến thức mà còn giúp rèn luyện khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ. Bất cứ cha mẹ nào cũng cần chú ý điều này để giúp bé tự tin, đặc biệt là từ những năm tháng đầu đời.

Hầu hết càng lớn chúng ta thường hay ngại ngùng và ít trò chuyện với cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng quá bận rộn kiếm tiền, chăm lo gia đình mà quên mất việc phải nói chuyện với con. Ở tuổi nhỏ, bé còn rất nhiều điều thắc mắc cần phải giải đáp và cha mẹ luôn là người đầu tiên mà bé nghĩ đến khi thấy những điều lạ. Việc cha mẹ quá bận rộn và không lắng nghe con, thường từ chối hay khó chịu với con có thể khiến bé suy nghĩ rằng mình phiền, cha mẹ không yêu mình nữa, từ đó hình thành tâm lý nhút nhát, ngại ngùng hơn trước.

Dù bận rộn thế nào phụ huynh cũng nên dành thời gian trò chuyện với con mỗi ngày

Vì vậy cho dù bận rộng thể nào phụ huynh cũng nên dành 30p – 1 tiếng để trò chuyện cùng con hằng ngày, thực hành ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ. Nói chuyện cũng là cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Thông qua mỗi lần nói chuyện, phụ huynh có thể hiểu được con cảm thấy thế nào, con muốn gì, con cần gì đồng thời có thể thay đổi ngay những thói quen không phù hợp từ sớm.

Trẻ rất thích được nói chuyện và tranh luận, phụ huynh có thể tạo ra những tình huống để bé có thể phát huy khả năng phản biện và logic. Chú ý dù bé có thể đưa ra ý kiến sai cũng nên lắng nghe hết và phân tích cho con, không nên ngắt lời con giữa chừng. Nếu cha mẹ thực hành với con hằng ngày hoặc tập cho con việc thực hành trước đám đông, chẳng hạn ca hát, kể chuyện trước cả gia đình bạn sẽ dần thấy con dạn dĩ hơn, không còn sợ hay ngại ngùng nơi đông người.

Làm thế nào cho trẻ tự tin hơn trong giao tiếp thì rèn luyện thói quen biết lắng nghe cho con cũng là điều rất cần thiết. Bởi chỉ khi bạn nghe hết câu mới có thể đưa ra nhận định và phân tích chính xác. Một nửa câu nói không thể bao trùm hết ý nghĩa của một câu nói. Hơn hết, lắng nghe cũng là một phép lịch sự tối thiểu cần thiết trong giao tiếp mà bé cần phải học ngay từ sớm.

Để làm được điều này trước tiên chính cha mẹ cần là người biết lắng nghe con. Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy luôn kiên trì lắng nghe hết những gì con nói, sau đó mới giải thích cho bé. Nếu thấy bé nhanh nhảu cắt lời người khác, đặc biệt là người lớn hay tranh nhau “mách tội” của anh chị em với mẹ thì bạn cũng cần chấn chỉnh ngay.

Thực tế hiện nay cũng không ít trẻ thường có thói quen “chen lời” ,”nói leo” để thể hiện rằng bản thân mình biết việc đó, điều này cũng là một cách để bé thể hiện sự tự tin, nhưng điều này sẽ không hề tốt. Việc bé biết lắng nghe cũng thể hiện bé biết tôn trọng người khác, biết tính nhẫn nại và tất nhiên đây cũng đều là những tính cách rất cần thiết trong cuộc sống này.

Một cách giúp bé tự tin hơn chính là tạo cơ hội để con thể hiện. Chẳng hạn bạn có thể nhờ bé kèm em làm một việc gì đó, ví dụ giảng giải một bài toán. Việc được giúp đỡ người khác sẽ giúp con tự tin hơn với bản thân mình hay chính xác hơn là tự hào. Ngoài ra quá trình giải dạy cũng là một cách để bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nói chuyện bởi phải làm một cách nào đó để em có thể hiểu bài.

Hãy tạo nhưng cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của bản thân

Hoặc nếu hôm nay bé mới học một bài thơ trên lớp thì khi về phụ huynh có thể hỏi bé như “Bống có biết bài thơ ACB không, chỉ mẹ với”, đảm bảo bé sẽ cực kỳ tự hào nói rằng mình biết và đọc vanh vách cho mẹ nghe. Hãy luôn đặt ra những tình huống trong phạm vi mà con biết để giúp con bộc lộ những kỹ năng của mình và tự tin hơn. Phương pháp giúp trẻ tự tin này cũng cực kỳ hữu ích với những trẻ thiếu tự tin.  Phụ huynh cũng nên quan sát để giúp bé có thể phát huy tốt nhất những thế mạnh của chính mình.

Cách giúp trẻ tự tin chính là luôn để con biết rằng cha mẹ luôn yêu thương và luôn tin tưởng bé. Khi bé làm tốt đừng quên khen ngợi và dành tặng cho bé những lời khen xứng đáng. Hãy luôn là “fan cứng” của con. Chú ý thay vì quá tâng bốc con như ” con quá giỏi, con là thiên tài” thì hãy nói rằng “con làm rất tốt, bố mẹ tự hào về con”. Việc khen ngợi bé quá mức sẽ khiến bé thay vì tự tin sẽ trở thành tự cao, tự mãn nên phụ huynh cần chú ý cách dùng từ.

Và cũng đừng quên dạy trẻ cách tiếp nhận thất bại. Tất nhiên trẻ nhỏ rất ghét thất bại vì sợ cha mẹ, bạn bè chọc ghẹo cũng như dễ thành thành tâm lý sợ sệt, thiếu tự tin. Nhưng không phải lúc nào cũng thành công nên thay vì giúp bé trốn tránh thất bại phụ huynh hãy để con tiếp xúc với thất bại, quan trọng là cách giúp con vượt qua và cách làm cho trẻ tự tin trở lại như thế nào.

Phụ huynh tuyệt đối không nên dùng những từ ngữ mang tính chất so sánh hay hạ thấp con như ” sao con học kém hơn chị”; “sao cái A ngồi cạnh được 9 mà con lại được 8”, đặc biệt là không nên nói “cha mẹ thất vọng vì con”. Điều này sẽ khiến bé rất buồn, sống trong sự lo lắng vì thất bại và rất khó để lấy lại sự tự tin như ban đầu.

Nếu bé bị điểm kém, phụ huynh có thể nói rằng “bố mẹ tin con đã làm hết sức, lần sau cố lên nhé” hay “bố mẹ tin con sẽ làm lại được”. Ngoài ra nếu trẻ lớn hơn, phụ huynh có thể “chia sẻ” sự thất bại với con bằng cách… kể về sự thất bại của bản thân hay một người nào đó mà con biết. Điều này sẽ tạo ra động lực để con cố gắng hơn.

Làm thế nào để trẻ tự tin chắc chắn luôn là băn khoăn của mọi vị phụ huynh. Cha mẹ sẽ luôn muốn con được an toàn, sợ con ra ngoài có rất nhiều nguy hiểm, tuy nhiên bạn không thể mãi giữ bé trong vòng tay an toàn của mình. Vì vậy cách giúp trẻ tự tin từ sớm, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp hay các kỹ năng mềm chính là cho con ra ngoài nhiều hơn, tham gia vào các hoạt động đông người để bé quen dần.

Cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm sẽ giúp bé dạn dĩ và tăng khả năng giao tiếp hơn

Ví dụ khi còn nhỏ có thể cho con chơi cùng bạn bè quanh xóm, quanh thôn hay đi công viên. Lớn lên một chút nữa thì để con thoải mái vui chơi cùng bạn bè. Tham gia các hoạt động như múa hát tại trường lớp, các khóa rèn luyện kỹ năng mềm hay các hoạt động tại nhà thiếu nhi cũng là những cách giúp bé tự tin hơn cực kỳ hiệu quả mà phụ huynh cần quan tâm.

Phụ huynh không nên bé trong nhà quá nhiều vì sẽ khiến bé thụ động hơn các bạn đồng trong lứa, kể cả khi có cho con học các trò chơi trong nhà thì cũng làm giảm khả năng tương tác của con với mọi người xung quanh. Mặt khác bé ở trong nhà quá nhiều còn dễ làm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính, nếu trẻ “nghiện” các thiết bị này sẽ còn có xu hướng yếu kém về khả năng giao tiếp, kém linh hoạt nên phụ huynh cũng cần chú ý.

Một người thường thiếu tự tin và lo lắng khi họ không trung thực. Chẳng hạn nếu thầy cô hỏi bé học bài chưa, bé chưa học bài nhưng vẫn trả lời rồi thì sẽ luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin nếu thầy cô gọi lên trả bài cũ. Người thiếu tự tin cũng thường hay đổ lỗi, trốn tránh sự thật và không dám nhận lỗi lầm về mình. Vì vậy cách giúp bé tự tin hơn chính là luôn dạy bé rằng phải trung thực.

Tất nhiên không phải lúc nào người trung thực cũng sẽ thuận lợi, sẽ thành công nhưng như Bác hồ đã nói, “người có tài mà không có đức thì là người vô dụng.” Kiến thức là thứ có thể nhờ rèn luyện, trau dồi để hình thành trong thời gian dài nhưng nhân cách cần phải được rèn dũa ngay từ bé. Bởi chỉ khi trung thực bạn mới tự tin vào bản thân, không phải lo lắng sợ hãi những gì mà mình đã làm trong quá khứ.

Cách để trẻ tự tin từ sớm chính là rèn luyện cho con sự độc lập trong mọi vấn đề, từ vấn đề tài chính, học tập đến việc ra những quyết định. Trước mọi vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy tập cho mình thói quen hỏi ý kiến của con để bé thấy rằng phụ huynh luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của mình. Chẳng hạn thay vì tự mua đồ cho bé mẹ có thể hỏi “con có thích cái này không”. Khi bé biết người khác tôn trọng mình thì ngược lại, con cũng tự có thói quen tôn trọng người khác.

Hãy luôn hỏi và tôn trọng ý kiến của trẻ

Ở độ tuổi mẫu giáo, bé hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các công việc như vệ sinh cá nhân, gấp quần áo, tự ăn uống.. Mỗi ngày cha mẹ có thể thêm cho con một vài thử thách phù hợp để rèn luyện thêm kỹ năng và sự độc lập, có thể chăm sóc bản thân ngay cả khi không có cha mẹ ở bên.

Với mọi vấn đề mà bé hỏi ý kiến cha mẹ, có thể hỏi con thích cái nào, bố mẹ luôn ủng hộ quyết định của con. Điều này giúp con có trách nhiệm với quyết định của mình hơn. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể tư vấn ý kiến để con hiểu rõ hơn về quyết định của bản thân và có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Hãy luôn nói cho con biết rằng, sự nỗ lực của con là đáng quý nhất, thất hay bại chỉ là chuyện nhỏ. Bởi tất bại là mẹ thành công, mặc dù con có thất bại nhưng cha mẹ vẫn luôn ủng hộ con. Đây chính là động lực lớn nhất để con tự tin cố gắng hơn mỗi ngày thay vì cứ mãi bảo bọc trong trong trong lớp vỏ mang tên “thành công”.

Làm sao để trẻ tự tin hơn thì phụ huynh hãy luôn khuyến khích trẻ dám ước mơ, dám thực hiện để tiến gần hơn với nguyện vọng của mình. Con người ai cũng cần có một ước mơ bởi ước mơ giống như một chiếc kim chỉ nam giúp bạn bước đi đúng hướng và không ngừng tiến lên. Chỉ khi có mục tiêu bạn mới thực sự cố gắng, sử dụng hết công lực để chạm tay vào ước mơ. Và tất nhiên khi ước mơ trở thành hiện thực sẽ chính là phần thưởng để bé tự tin hơn gấp nhiều lần.

Tất nhiên trẻ nhỏ đôi khi có những ước mơ nghe có vẻ viển vông chẳng hạn ước được làm siêu nhân, ước được bay lên cung trăng.. Phụ huynh không nên dập tắt ước mơ đã mà hãy khích lệ con cố gắng hơn để hoàn thành. Sự động viên của cha mẹ chính là cách giúp trẻ tự tin hơn tuyệt vời nhất.

Trẻ nhỏ cũng hay tự ti và mặc cảm bởi ngoại hình của bản thân với những bạn bè xung quanh nên dễ hình thành sự nhút nhát, ngại ngùng vì sợ bạn bè trêu chọc. Vì vậy phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc về ngoại hình, luôn đảm bảo bé thật tươm tất và sạch sẽ khi ra ngoài. Khi con xinh đẹp và được mọi người khen ngợi, bạn bè vây quanh thì cũng giúp nâng cao thêm sự tự tin cho con rất nhiều.

Dù còn bé nhưng khi được khen xinh đẹp sẽ khiến bé hạnh phúc và tự tin hơn rất nhiều

Dù vậy nhưng cách giúp trẻ tự tin không có ý nghĩa là quá nuông chiều con mà hãy nói cho con hiểu rằng giá trị tốt đẹp nhất không nằm ở bộ trang phục mà nằm ở tính cách mỗi con người. Nếu bé học giỏi, luôn luôn tốt bụng với bạn bè, trung thực thì sẽ được yêu mến dài lâu hơn là chỉ thể hiện qua những bộ đồ bên ngoài.

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong các cách giúp trẻ tự tin về bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm mỗi ngày. Hãy luôn dành thời gian chăm sóc và trò chuyện cùng con để hiểu bé muốn gì và luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường phát triển bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề