Nguyên nhân biến áp xung rít

Nguồn xung Flyback tuy nhìn rất đơn giản những để thiết kế hoàn chỉnh thì khá phức tạp. Sau đây là những điểm chủ yếu:

Flyback hoạt động dưới hai dạng khác nhau:

1) Thiết kế Flyback chạy ở dạng Dòng Không Liên Tục (DCM, Discontinuous Conduction Mode). Hàm truyền ở dạng nầy tương đối đơn giản. Hàm truyền sẽ tạo ra một điểm cực ở Fp=1/2*3.14*R*C. R là điện trở tải và C là tụ điện tải. Ngoài ra sẽ có một điểm không ở tần số cao đó Fz= 1/2*3.1*ESR*C. Điểm không này không đáng ngại lắm. Điện dòng xung chạy có dạng hình tam giác, do đó điện dòng đỉnh sẽ cao. Các linh kiện như FET và Diode phải có khả năng chịu dòng cao. Hệ thống hồi tiếp điều khiển tương đối đơn giản khi chạy ở dạng DCM.

2) Thiết kế flyback chay ở dạng Dòng Liên Tục (CCM, Continuous Conduction Mode). Hàm truyền ở dạng nầy khá phức tạp. Hàm truyền sẽ tạo ra một điểm cực giống như trên. Ngoài ra nó còn tạo thêm điểm không (Right Half Plane Zero). Điểm không này làm cho mạch dễ bị bất ổn định nếu không biết cách làm hệ thống hồi tiếp bù trừ

Nói tóm lại, thông thường chúng ta nên chế tạo nguồn xung Flyback ở dạng DCM

Hệ thống điều khiển tự động hồi tiếp có hai dạng:

1) Hệ hồi tiếp Ổn Áp (VMC, Voltage Mode Control). Dạng hồi tiếp này được xử dụng khi nguồn xung mới bắt đầu. Dạng này dùng ít linh kiện nhưng phản ứng rất chậm khi dòng thay đổi. hệ thống hồi tiếp khá phức tạp

2) Hệ hồi tiếp Ổn Dòng (CMC, Current Mode Control). Dạng hồi tiếp này được xử dụng rất nhiều cho các loại nguồn xung sau này. Mạch phản ứng nhanh, hệ hồi tiếp khá đơn giản

Để tránh các hiện tượng biến áp bị dao động ở tần số thấp và tạo tiếng kêu hú:

1) Thiết kế mạch ở dạng dòng không liên tục (DCM). Chọn độ điện cảm cho dây thứ cấp của biến áp sao cho mạch chạy dưới dạng DCM. Nên nhớ Flyback vừa là con biến áp và là con cuộn cảm

2) Thiết kế biến áp có thông lượng từ thấp so với độ bảo hòa. Giả sử lỏi Ferrite có độ bảo hòa là 3000 Gauss, chỉ thiết kế biến áp từ 1000 đến 1200 Gauss thôi.

3) Xác định chu kỳ hoạt động không quá 50%

4) Dùng hệ hồi tiếp Ổn Dòng (CMC)

5) Thiết kế mạch hồi tiếp để độ dự trữ Bode Pha khoảng 60 độ và độ dự trữ Bode Biên trên 10dB

TÌnh tra trạng ban đầu như sau:

Kích ngoài quạt quay bình thường, đo kiểm tra các mức nguồn OK

Cắm vào Main kích quạt quay vài vòng rồi tắt. Kích ép (Vẫn cắm vào Main rồi đấu dây xanh lá với dây đen) đo thử  thấy các mức điện áp ra tăng gấp đôi. hic

Xử lý:

1. Thay thử con Optu. Không thành công

2. Thay cặp tụ lọc 50V gần cặp đèn công suất chính. Cũng không thành công

3. Thay con dao động 7500B 

Cắm vào main kích thấy OK. Đo kiểm tra các mức điện áp OK

Nhưng khổ cái nguồn có tiếng rít rất khó chịu. Chạy được khoảng 3 tiếng đồng hồ thì ngủm củ tỏi.

Tháo ra kiểm tra

Có 5V trên dây tím. Kích quạt không quay

Thấy chập 1 đèn công suất. 

Kiểm tra điện áp 300V DC thấy bị chênh lệch

Xử tiếp:

1. Thay cặp tụ lọc nguồn chính. Kiểm tra mỗi tụ có 150V

2. Thay đèn công  suất khác.

Cắm vào Main chạy OK. Nhưng tiếng rít vẫn còn. 

Mình nghi là do 3 cuộn biến áp. Như không có đồ thay. Đành cho nó chạy thử nữa xem sao

Chạy được khoảng vài tiếng thì nó ngủm tiếp.

Thao ra kiểm tra nữa

1. Có 5V trên dây tím. Kích quạt không quay

2.Thấy cặp công suất bình thường

3. Kiểm tra 3 con Diode ngỏ ra thấy OK

4. Kiểm tra cặp đèn đảo pha thấy OK

Đang rối; Con dao động 7500 mình đã thay rồi. Tất cả đều tốt nhưng kích không chạy. Nghi ngờ là ông biến áp đảo pha. nhưng không có đồ thay

Xử tiếp:

1. Quyết định thay thử em dao động 7500B bằng con 7500 khác.

Kích thử bên ngoài thấy quạt quay ... mừng húm hihi. Cắm vào main cũng OK luôn. Và đặc biệt lần này không còn nghe tiếng rít khó chịu nữa hihi. Đang test không biết chạy được bao lâu thì ngủm nữa hihi.

Quan trọng là trị được bệnh có tiếng rít khó chịu. Anh em nào gặp trường hợp giống mình thì thay thử IC dao động nhé.

Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hiểu cơ bản về sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động của nguồn xung . Hiểu vấn đề cơ bản thôi thì chưa đủ để có thể sửa chữa nguồn xung một cách chuyên nghiệp mà còn yêu cầu kinh nghiệm thực tế rất là nhiều. Để giúp các bạn có thể có một cách nhìn tổng quan hơn về sửa chữa nguồn xung thì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các linh kiện hay hỏng thường gặp trong nguồn xung và những nguyên nhân gây ra sự cố hỏng hóc đó .

Nguyên nhân biến áp xung rít

Ở bài viết : "" Tìm hiểu cơ bản về nguồn xung"" ở phần trước  tôi đã trình bày những linh kiện thường có ở nguồn xung dựa vào những hình ảnh thực tế trong các thiết bị mà tôi đã sửa chữa được . Các linh kiện đó có quan hệ mật thiết với nhau nên trong nhiều trường hợp những linh kiện này hỏng lại kéo theo những linh kiện khác hỏng theo dẫn đến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn . Để giúp những người mới học điện tử có thể hiểu một cách rõ nhất về nguồn xung thì tôi xin liệt kê ra những linh kiện hay hỏng nhất trong nguồn xung : 

1) Cầu chì. 

Nguyên nhân biến áp xung rít

Cầu chì có nhiệm vụ bảo vệ quá dòng khi những phần đằng sau nó bị chập . Nguyên nhân chủ yếu là do chập Mosfet , cầu diode dẫn đến bị nổ cầu chì . Khi mở một thiết bị nào ra mà thấy cầu chì nổ thì các bạn không được thay cầu chì vào vội mà phải kiểm tra đằng sau nó xem có thành phần nào bị chập không . Khi đã phát hiện và thay thế những linh kiện bị chập thì khi đó chúng ta chỉ việc thay cầu chì tương đương là được . Trong thực tế có trường hợp cầu chì nổ nhưng phần từ đằng sau không hề chậm chạp và khi thay vào thì nó lại chạy bình thường thì nguyên nhân ở đây là do tuổi thọ của cầu chì nhưng trường hợp này rất hiếm và ít gặp trong thực tế .

2) Tụ bảo vệ quá áp.

Nguyên nhân biến áp xung rít

Chức năng chính là bảo vệ thiết bị điện trong trường hợp điện áp vào quá cao . Bình thường ở trạng thái điện áp vào nhỏ hơn điện áp danh định quy ước của varistor thì nó có tổng trở vô cùng lớn hàng mega ôm , nhưng khi điện áp vào lớn hơn thì nó sẽ ngắn mạnh lại và khi đó cầu chì sẽ nổ để bảo vệ mạch điện . Trong thực tế khi sửa các thiết bị nội địa như nồi cơm cao tần , bếp từ ,... thì các bạn sẽ gặp liên tục tình trạng nổ con này khi những người dân vô tình cắm vào điện lưới 220VAC . Khi đó các bạn chỉ cần thay thế nó và cầu chì thì mạch sẽ hoạt động lại bình thường .

3) Diode chỉnh lưu 

Nguyên nhân biến áp xung rít

Nguyên nhân biến áp xung rít

Trong thực tế thì nhà thiết kế thường sử dụng cầu diode ( có thể mắc đơn lẻ hoặc được đóng gói trong hẳn một linh hiện 4 chân )để làm nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều thành điện áp một chiều để tăng hiệu suất cho mạch nguồn . Nếu cầu diode này chết ở dạng chập thì nó là nguyên nhân gây đến nổ cầu chì , nếu chết ở dạng đứt thì nó sẽ có biểu hiện là không lên nguồn và cầu chì không đứt . Việc xác định nó chết đứt hay chết chập thì đòi hỏi các bạn phải có kĩ năng về kiểm tra linh kiện bán dẫn nhưng trong quá trình sửa chữa thì tôi thấy hầu hết cầu diode này chết ở dạng chập còn dạng đứt rất là hiếm .

4) Phần tử công suất ( Mosfer hoặc BJT)

Nguyên nhân biến áp xung rít

Nguyên nhân dẫn đến Mosfet chết có rất nhiều nguyên nhân như : Quá dòng , quá áp , mạch dập xung ,... các vấn đề đó đều làm mosfet có thể chết .Mosfet thường chết ở 2 loại là chết chập và chết đứt .Nếu chết chập thì các bạn sẽ thấy cầu chì sẽ bị đứt còn chết đứt thì sẽ có biểu hiện là cầu chì không chết nhưng mất điện áp ra bên thứ cấp . 

5) Ic dao động 

Nguyên nhân biến áp xung rít

Có rất nhiều loại ic dao động trên thị trường hiện này  , nhiệm vu của nó là tạo dao động kích vào chân G của Mosfet để điều khiển biến áp xung tạo điện áp ra bên thứ cấp . Trong thực tế thì có loại ic dao động tích hợp luôn cả Mosfet bên trong được gọi là ic nguồn nên nhiều lúc các bạn sẽ không thấy Mosfet trên bo mạch . Trong quá trình sửa chữa điện tử thì chúng tôi thấy ic dao động này thường chết ở dạng chập dẫn đến cầu chì bị nổ , còn chết ở dạng đứt thì các bạn nên thay thử cho đỡ mất thời gian vì thực tế đo ic dao động chết ở dạng đứt rất khó đối với các bạn thợ là không cần thiết.

Nguyên nhân biến áp xung rít

Nguyên nhân biến áp xung rít

6) Diode đầu ra bên thứ cấp.

Nguyên nhân biến áp xung rít
 Nhiệm vụ của những diode này là nắn điện thành một chiều và được lọc phẳng bên thứ cấp để cấp ra cho tải hoạt động . Trong trường hợp diode này đứt hoặc chập thì nó sẽ dẫn đến nguyên nhân là nguồn ra bị mất .Khi đó các bạn phải kiểm tra và thay thế chúng thì mạch sẽ hoạt động trở lại .

7 ) Mạch phản hồi 

Nguyên nhân biến áp xung rít

Nguyên nhân biến áp xung rít

Mạch này gồm ic quang và ic TL431 ( trong nhiều mạch điện lại sử dụng diode zenner) nhiệm vụ của chúng là giám sát điện áp ra bên thứ cấp để phản hồi về ic dao động . Trong trường hợp mạch này có vấn đề thì sẽ dẫn đến hiện tượng như nguồn ra thấp , nguồn ra cao , nguồn chập chờn dao động và nặng hơn thậm chí dẫn đến mất nguồn . Về cách kiểm tra những ic này thì chúng tôi đã giới thiệu rất kĩ trong bộ ""Trở thành chuyên gia về kiểm tra linh kiện "", tôi sẽ không nói ở đây nữa vì trình bày sẽ rất dài dòng và mất thời gian .

8) Biến áp xung

Nguyên nhân biến áp xung rít

Trong thực tế thì biến áp xung này rất ít hỏng và nó thường hỏng ở dạng đứt và chạm nhẹ các vòng dây . Đối việc việc đo kiểm tra đứt thì rất dễ còn chạm chập giữa các vòng dây thì bắt buộc các bạn phải sử dụng những thiết bị đo cuộn dây chuyên dụng . 

 Vậy là tôi đã giới thiệu sơ qua cho các bạn  biết các linh kiện hay hỏng nhất trong nguồn xung . Tất nhiên còn rất nhiều linh kiện nữa có thể hỏng hóc nhưng hầu hết những linh kiện kia là chủ yếu  . Nếu các bạn muốn trở thành chuyên gia về sửa nguồn xung trong thực tế thì hãy tham khảo qua bộ giáo trình video : Nghệ thuật sửa chữa nguồn xung của chúng tôi . Bên trong là những kinh nghiệm quá giá sau hàng chục năm làm  sửa chữa điện từ ,bảo hành cho các hãng . 

 Tôi hi vọng bạn học được điều gì đó từ bài viết trên. Hãy hỏi bất kì câu hỏi nào trong phần bình luận .Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ chúng tôi .

Tác giả : Lộc soma