Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

VHO- Với trang phục đặc trưng gồm mặt nạ sáp trắng và mũ lông đà điểu, hàng nghìn người biểu diễn sẽ thực hiện điệu nhảy dân gian trên đôi giày gỗ, diễu hành qua những con phố trong thị trấn Binche (Bỉ).

Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

Người dân mang mặt nạ Gilles tham gia lễ hội Binche. (Ảnh: Reuters)

Ba năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thị trấn Binche (Bỉ) năm nay đã sôi động trở lại với lễ hội hóa trang mang đậm văn hóa dân gian, thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến đây.

Lễ hội bắt nguồn từ thời trung cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003 và đây cũng là lễ hội đường phố lâu đời nhất còn tồn tại ở châu Âu.

Lễ hội có ý nghĩa xua đuổi những linh hồn xấu vào mùa Đông lạnh giá, do đó mang không khí rộn ràng và ngập tràn màu sắc.

Với trang phục đặc trưng gồm chiếc mặt nạ sáp trắng và mũ lông đà điểu, hàng nghìn người biểu diễn sẽ thực hiện điệu nhảy dân gian trên đôi giày gỗ, diễu hành qua những con phố trong thị trấn.

Nhân vật chính của lễ diễu hành là Gille, người diện trang phục màu nâu, đỏ, vàng và đeo thêm cặp kính xanh bên ngoài mặt nạ.

Điểm nổi bật của bộ trang phục này là chiếc mũ lông đà điểu được làm kỳ công và có thể nặng đến vài kilogram, gây ấn tượng đối với các du khách.

Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

Một em bé mặc trang phục Gilles và cầm giỏ cam tại lễ hội Binche. (Ảnh: Reuters)

Trong lúc diễu hành, những người biểu diễn sẽ tung các quả cam vào những người cổ vũ hai bên đường với lời cầu chúc người bắt được cam sẽ gặp nhiều may mắn.

Nghi lễ này khiến nhiều du khách rất thích thú do họ cho rằng việc bắt được cam không hề đơn giản.

Trong 3 ngày lễ hội vừa qua, trung bình mỗi ngày đã ghi nhận khoảng 55.000 lượt khách du lịch đến với Binche, thị trấn cổ kính nằm cách thủ đô Brussels 50km về phía Tây Nam.

Danh sách 2023 người địa phương tham gia diễu hành gồm những người thuộc mọi lứa tuổi, từ 6 đến 70 tuổi.

Người phát ngôn của thị trấn Patrick Haumont cho biết sau 2 năm gián đoạn, lượng khách du lịch năm nay đã vượt mức ghi nhận trước đại dịch Covid-19.

Ông Haumant chia sẻ lễ hội mang nhiều cảm xúc, là một dịp đặc biệt đối với người dân thị trấn khi việc tham gia được coi là truyền thống qua nhiều thế hệ.

Festival văn hóa dân gian thế giới lần thứ 36 do Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới đang diễn ra tại quảng trường trung tâm của thành phố Voiron xinh đẹp của Pháp và Ru-ma-ni.

Dấu ấn Việt tại Festival văn hóa dân gian thế giới tại Pháp.

Lễ hội văn hóa dân gian thế giới lần này kéo dài từ ngày 27/6 đến hết ngày 18/8 tại một số địa phương của Pháp và Ru-ma-ni, quy tụ 07 đoàn nghệ thuật của các nước Nga, Ru-ma-ni, Mê-hi-cô, Cu-ba, Công-gô, Tô-gô và Việt Nam. Tại lễ khai mạc ở thành phố Voiron xinh đẹp của Pháp, các đoàn đã có các màn giới thiệu chào hỏi rất đặc sắc, cả quảng trường trung tâm thành phố chật kín khán giả đã cuốn theo từng bước nhảy, điệu múa.

Những chàng trai, cô gái của xứ sở Bạch Dương trẻ trung, xinh đẹp trong bộ trang phục dân tộc nhiều màu sắc với điệu nhảy dân gian vui nhộn, hấp dẫn, giàu tính nghệ thuật.

Cu-ba, quốc đảo vùng Ca-ri-bê, đã mang đến âm nhạc và những vũ điệu đường phố tràn ngập niềm vui, sức mạnh tinh thần, đã trở thành nét đặc trưng riêng và niềm tự hào của quốc gia này.

Các nữ vũ công Mê-hi-cô vận những bộ váy xòe bảy sắc cầu vồng sặc sỡ cuốn khán giả theo những điệu váy xòe bung, và những động tác chân đập gõ.

Sự hiện diện và các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ Việt Nam tại các Liên hoan này đã tạo tiếng vang tốt, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước - con người Việt Nam với bạn bè Pháp và châu Âu.

Năm 2019, theo lời mời của Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới (IGF), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử đoàn nghệ thuật của Trường Trung cấp Múa thành phố Hồ Chí Minh tham gia Festival văn hóa dân gian tại Pháp và Rumani. Tại lễ khai mạc, nghệ sỹ nhân dân Đỗ Lộc đã hoàn toàn chinh phục khán giả với nhạc cụ Ăng K'lung và phong tiêu, các học viên múa trẻ trung, xinh đẹp của Trường Trung cấp Múa thành phố Hồ Chí Minh với điệu múa Tây Nguyên sôi động, vẫy gọi và khi kết thúc màn chào hỏi của đoàn Việt Nam, từng tràng vỗ tay của khán giả chỉ ngừng khi nhạc trưởng của dàn nhạc Voiron điều khiển dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam.

Việt Nam là thành viên thứ 56 của IGF từ năm 2017. Sau khi trở thành thành viên chính thức, Việt Nam (đầu mối là Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp) đã tích cực tham gia các hoạt động do IGF tổ chức, trong đó trọng tâm là việc hàng năm cử đoàn nghệ thuật tham gia Festival văn hóa dân gian tại châu Âu.

TheoToquoc


Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

Festival văn hóa dân gian tại châu âu năm 2024

Rực rỡ Ngày hội hoa lan Mộc Châu năm 2019

(HBĐT) -Trong 3 ngày (7 - 9/6), tại Quảng trường 8/5 Trung tâm Hành chính huyện Mộc Châu đã diễn ra Ngày hội hoa lan Mộc Châu năm 2019. Tham dự Ngày hội có Hội trồng lan của 40 tỉnh, thành phố trong cả nước; đông đảo nhân dân huyện Mộc Châu và du khách.