Người thống lĩnh lực lượng vũ trang là ai

Về thẩm quyền của Chủ tịch nước với hoạt động hành pháp, ông Phan Trung Lý, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội cho biết, có 3 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất, tán thành như quy định của dự thảo, khi cần thiết Chủ tịch nước yêu cầu họp bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị khi cần thiết Chủ tịch nước yêu cầu họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm.

Loại ý kiến thứ ba không tán thành như quy định tại dự thảo mà đề nghị giữ như hiến pháp hiện hành.

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị tăng thẩm quyền của Chủ tịch nước.

UB soạn thảo hiến pháp nhận thấy, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. Trong một số trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm nhằm giúp Chủ tịch nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Do đó, UB soạn thảo sửa đổi hiến pháp chỉnh lý và trình Quốc hội cho ý kiến về nội dung này theo hướng: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Ông Phan Trung Lý - Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: "UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước ta và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp".

Về thẩm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang, có ý kiến cho rằng có nên cân nhắc Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang như trong Hiến pháp? Về vấn đề này, ông Phan Trung Lý nêu ý kiến của UB dự thảo sửa đổi hiến pháp: "Quy định về vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước là kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992".

Mặt khác, các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, bổ nhiệm, cách chức các chức danh trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc giữ chức vụ chủ tịch quốc phòng và an ninh đã làm rõ hơn nội hàm thẩm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước.

Về thẩm quyền phong hàm cấp tướng và bổ nhiệm các chức danh trong quân đội nhân dân Việt Nam tại khoản 5 Điều 93, có hai loại ý kiến:

Ông Phan Trung Lý: “Không tùy tiện xâm phạm, hạn chế quyền con người”

"Kinh tế gặp khó khăn, có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước"

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị ngoài thẩm quyền phong hàm cần bổ sung quy định về thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, ngoài việc bổ nhiệm cần bổ sung việc miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Chủ tịch nước với tư cách là thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân nên cần thiết phải quy định thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương, vì đây là các chức danh chỉ huy quân đội chứ không phải là chức danh quản lý nhà nước.

UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước ta và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp. "Do đó, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung các trường hợp về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cho đầy đủ và phù hợp", ông Lý nhấn mạnh.

Lực lượng vũ trang nước Việt Nam

Giải thích về những yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước sẽ được áp dụng chung theo các quy định của pháp luật hiện hành,Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng không cần thiết phải quy định vấn đề này trong dự thảo.

Ông Phan Trung Lý cũng cho biết, có loại ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: "Chủ tịch nước có quyền giải tán Quốc hội, tuyên bố bầu cử sớm, giải tán Chính phủ, cách chức Thủ tướng để Quốc hội bầu Thủ tướng mới, thành lập Chính phủ mới".

Về ý kiến này, UB soạn thảo sửa đổi hiến pháp giải thích: Việc người đứng đầu quốc gia giải tán Quốc hội, Chính phủ chỉ xảy ra ở một số nước, nơi quyền lực tập trung chủ yếu ở Tổng thống do dân bầu trực tiếp - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp.

Ở Việt Nam, với nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nên không thể quy định một thiết chế nào có thể “giải tán” Quốc hội. Do vậy, Ủy ban đề nghị không quy định nội dung này trong Hiến pháp.

Ngọc Quang

[Bqp.vn] - Chiều 11/12, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm và làm việc với Quân khu 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc tại Quân khu 4.

Đi cùng đoàn công tác có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Các đại biểu dự buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, thay mặt Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 báo cáo với Chủ tịch nước và Đoàn công tác những nét tiêu biểu về truyền thống, đặc điểm tình hình địa bàn cùng kết quả công tác quân sự, quốc phòng của lực lượng vũ trang Quân khu năm 2021 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh báo cáo với Chủ tịch nước và Đoàn công tác kết quả công tác của lực lượng vũ trang Quân khu 4.

Nổi bật là, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu và lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, đề cao trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược quân sự, quốc phòng. Đồng thời, phát huy tốt vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang Quân khu trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và phòng thủ Quân khu ngày càng vững chắc; tập trung lãnh đạo, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu; duy trì nghiêm chế độ trực, SSCĐ, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống dịch bệnh...

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm, ý chí, bản lĩnh, những thành tích xuất sắc của lực lượng vũ trang Quân khu 4 trong thời gian qua.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị của Quân khu tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Ðảng trong tình hình mới; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị đóng quân trên địa bàn tăng cường công tác nắm tình hình, nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời các tình huống có thể xảy ra; kịp thời phát hiện mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động để chủ động có các biện pháp ứng phó, ngăn chặn, không để bị động, bất ngờ. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc; thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý phải tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện theo hướng tinh, gọn, mạnh, cơ động nhanh, SSCĐ cao; duy trì nghiêm kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm tốt hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ; đấu tranh hiệu quả với quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà và chúc Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng.

Video liên quan

Chủ Đề