Người yêu của lý mạc sầu là ai

Xuất hiện trong tác phẩm Thần điêu đại hiệp, Lý Mạc Sầu là đệ tử đời thứ 3 của phái Cổ Mộ, sư tỉ của Tiểu Long Nữ. Cô là con người xinh đẹp nhưng thâm hiểm.

Thời trẻ, bị Lục Triển Nguyên bội ước, Lý Mạc Sầu trở nên tàn nhẫn và độc ác. Sau đó, Lý Mạc Sầu trúng độc hoa tình, tuy nhiên nửa viên thuốc giải độc duy nhất lại bị Dương Quá ném xuống đáy vực sâu. Đau đớn và tuyệt vọng, Lý Mạc Sầu tự tử trong đám cháy Tuyệt Tình cốc, đến cuối đời vẫn còn hát: "Tình là chi hỡi thế gian, câu thề sinh tử đa mang một đời…".

2 lần chuyển thể thành phim điện ảnh và 8 phiên bản truyền hình, nhân vật Lý Mạc Sầu luôn được các nhà làm phim lựa chọn những nữ diễn viên không chỉ có ngoại hình xinh đẹp, mà còn diễn tốt để khắc họa thế giới nội tâm đầy hận thù của người con gái có ngoại hiệu Xích Luyện Tiên Tử.

Dưới đây là 8 Lý Mạc Sầu trên màn ảnh nhỏ.

Trương Mẫn Đình

Tạo hình của Lý Mạc Sầu trong một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp.

Lý Mạc Sầu dù không phải là nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của Kim Dung nhưng lại gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ bởi chuyện tình đầy uất hận, bi ai của cô. Thân là một cô gái xinh đẹp, là đệ tử chân truyền đời thứ ba thuộc phái Cổ Mộ, Lý Mạc Sầu thời trẻ yêu say đắm Lục Triển Nguyên. Vì tình yêu, cô không ngại vứt bỏ lễ tiết, thậm chí phản bội sư môn nhưng không ngờ bị bội ước.Lục Triển Nguyên cưới một cô gái khác là Hà Nguyên Quân làm vợ và từ đó Lý Mạc Sầu trở thành một con người chất chồng uất hận, muốn muốn sát hại cả gia tộc họ Lục để trả mối nợ tình. Nhờ đại sư chùa Thiên Long ở Đại Lý ngăn chặn nên Lý Mạc Sầu hứa cho vợ chồng Lục Triển Nguyên được sống bình yên trong khoảng thời gian 10 năm. Sau 10 năm hạn định, Mạc Sầu quyết định đi đòi mối nợ duyên đó và yêu cầu Lục Triển Nguyên giết chết vợ mình thì có thể được xóa bỏ mọi hận thù. Không ngờ rằng, hai vợ chồng họ Lục lại chọn cách tự vẫn cùng nhau.Kể từ đó, mỗi khi Lý Mạc Sầu xuất hiện trong giang hồ, câu nói “Hỏi thế gian tình là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết” đều vang lên. Ngay cả khi trúng độc hoa tình, đau đớn và tuyệt vọng, Lý Mạc Sầu tự tử trong đám cháy ở Tuyệt tình cốc vẫn còn đọc đi đọc lại câu nói đó. Chi tiết này đã gây ám ảnh cho không ít độc giả về một mối hận tình chưa dứt. Cho đến nay, câu nói này vẫn được nhiều người nhắc đến khi nói về tình yêu. Sự nổi tiếng của nhân vật Lý Mạc Sầu cùng câu nói “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết” từ khi xuất hiện trong tiểu thuyết đã được hàng chục tác phẩm chuyển thể điện ảnh sau đó sử dụng lại như một chi tiết đắt giá. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng câu nói này là do cố nhà văn Kim Dung sáng tác ra. Tuy nhiên thực tế nguồn gốc của câu nói nổi tiếng của nhân vật Lý Mạc Sầu lại có từ rất lâu trước đó.

Câu nói nổi tiếng của Lý Mạc Sầu vốn xuất phát từ bài từ Mô ngư nhi - Nhạn khâu của nhà văn Nguyên Hiếu Vấn.

Thực chất câu “Hỏi thế gian tình ái là chi” [nguyên tác Vấn thế gian tình thị hà vật] vốn nằm trong tác phẩm “Mô ngư nhi - Nhạn khâu” [Mồ chim nhạn] của nhà văn Nguyên Hiếu Vấn sống ở thế kỷ XIII, cuối nhà Kim đầu nhà Nguyên. Đây là một trong số các bài từ nổi tiếng nhất của ông trong tổng cộng 380 bài từ, 1.300 bài thơ và 230 tản văn được lưu truyền sau khi ông qua đời. Bài từ này được Nguyên Hiếu Vấn sáng tác lấy cảm hứng trong một lần ông lên kinh đô ứng thí và nghe được câu chuyện từ người thợ săn về việc nhìn thấy một đôi chim nhạn lớn bay trên trời. Người thợ săn giương cung bắn chết một con, con còn lại tự lao xuống đất chết. Nguyên Hiếu Vấn lúc đó 16 tuổi, mua lại hai con chim nhạn và chôn chúng cùng nhau. Đồng thời sáng tác bài từ để thể hiện sự tiếc thương và xúc động trước tình yêu của đôi chim nhạn trong tác phẩm, trong đó có câu “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết”.Mượn hai câu trong bài từ của Nguyên Hiếu Vấn, cố nhà văn Kim Dung mang tới cho nhân vật Lý Mạc Sầu một sự lạnh lùng, uất hận và đầy bi ai trong các lần xuất hiện trong thiên tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp. Hai câu nói cay đắng mà nàng thốt lên khi đi trả thù mối nợ duyên và cả khi gieo mình nơi biển lửa Tuyệt Tình Cốc khiến không ít người cảm thấy day dứt, thậm chí thương cảm cho nhân vật của Kim Dung.“Lý Mạc Sầu cũng vì yêu hóa ra uất hận một đời. Đúng là hỏi thế gian tình là chi, chỉ có tình cảm mới khiến con người ta cuồng loạn và không thể dứt bỏ một sớm, một chiều”, Nickname H. T. A bình luậnNickname T. K. L đồng cảm “Thương thay cho số phận của Lý Mạc Sầu, yêu một đời, hận một đời, kết thúc chỉ là một màu bi thảm và sự căm hận đi theo đến tận giây phút cuối cùng, âu chỉ vì còn quá nặng tình”.Trong khi đó, Nickname B. C. Q lại hài hước nhận xét “Đúng là khi yêu nhau, người ta hẹn thề sống chết có nhau. Khi hết yêu, người ta thề sống chết với nhau”.Hỏi thế gian tình ái là chi” thực sự là câu nói nổi tiếng ghi khắc trong tâm trí của nhiều thế hệ độc giả yêu thích tiểu thuyết Kim Dung và các bộ phim kiếm hiệp được chuyển thể.Cố nhà văn Kim Dung là một trong số các cây viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng nhất của TQ với hàng loạt các tác phẩm để đời, có thể kể đến như Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thiên Long Bát Bộ, Hiệp khách hành hay Thần điêu đại hiệp. Rất nhiều các tác phẩm của ông được dựng thành phim và khiến bao nhiêu người mê đắm với các cuộc phiêu lưu trong thế giới kiếm hiệp.

Năm 2018, nhà văn Kim Dung qua đời, để lại cho hậu thế các tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng.

Bên cạnh đó, tình yêu trong tác phẩm của ông cũng là một đề tài đặc sắc, khai thác rất nhiều khía cạnh khác nhau. Có nàng A Châu lấy cái chết để vẹn cả hiếu - tình; có nàng A Tử cả đời càn rỡ, phút cuối ôm xác người trong mộng gieo mình xuống núi tự tử; có Đoàn Dự trong sáng hào hiệp; có Tiêu Phong cả đời chỉ ôm một bóng hình; có Du Thản Chi cuồng si đến điên loạn… và trong số những hình tượng tình yêu ấy không thể bỏ qua Lý Mạc Sầu với câu nói gây ám ảnh cho rất nhiều thế hệ sau này:Hỏi thế gian tình là chiMà đôi lứa thề nguyền sống chết?

Video liên quan

Chủ Đề