Thế nào là tôn sư trọng đạo nêu hai hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là 1 trong những truyền thống tốt đẹp, lâu đời của Việt Nam. Ngay từ trong những câu ca dao, tục ngữ xa xưa, chúng ta đã được thấy sự ca ngợi về truyền thống này trong dân gian. Vậy tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện của sự tôn sư trọng đạo ra sao?

Tôn sư trọng đạo là gì?

Đây là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo. Tư tưởng này đề cao sự học và vai trò của người thầy. 

Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất, đồng thời thể hiện sự thiêng liêng của mối quan hệ thầy – trò. Theo thời gian, tôn sư trọng đạo trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Trong vấn đề giáo dục, thầy cô giáo luôn được kính trọng, biết ơn và nhận được những sự quan tâm từ học trò, nhà trường, nhà nước.

Tôn sư trọng đạo thể hiện qua sự quý mến thầy cô

Tôn sư trọng đạo không thể hiện qua những lời nói “đao to búa lớn”, mà lại qua những gì rất đơn giản, đời thường.

Học trò luôn kính mến thầy cô

Sự biểu hiện rõ ràng nhất của truyền thống tôn sư trọng đạo là sự kính mến của học trò đối với giáo viên. Học sinh lễ phép, vâng lời và tôn trọng những bài giảng, sự quan tâm của giáo viên,… đều là những biểu hiện tốt đẹp.

Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy cô vẫn có tác động lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Họ còn là người sẵn sàng lắng nghe tâm sự, chia sẻ. Điều này đã tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên – học sinh. Chính vì thế mà nhiều học sinh còn coi người cô, người thầy là người mẹ, người cha thứ 2. 

Sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với giáo viên

Sự tôn trọng dành cho nghề giáo còn được thể hiện qua những hành động của Nhà nước, xã hội. Cụ thể, Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của giáo viên.

Bên cạnh đó, còn có những chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên,… Ngoài ra, hoạt động tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp cũng được triển khai tích cực hơn.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của Việt Nam

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Vào những ngày lễ, học sinh, gia đình đều tôn vinh các thầy cô đã tận tình cống hiến cho nghề giáo.

Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình, chia sẻ cùng giáo viên để cải thiện chất lượng giáo dục. Điều này góp phần làm gần gũi mối quan hệ thầy – trò, đồng thời giảm bớt những gánh nặng cho những ai đang gắn bó với nghề này.

Tôn sư trọng đạo là 1 đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình. Vì vậy, hiểu tôn sư trọng đạo là gì và những cách để thể hiện truyền thống này là rất cần thiết. Hãy luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này nhé.

Xem thêm:

Tự ti là gì? Bí quyết để khắc phục sự tự ti

Debug là gì? Cách xử lý khi bị debug

Quyết đoán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa

Bạn đang đọc bài viết Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện của sự tôn sư trọng đạo tại chuyên mục Khái niệm hay, trên website Ngoaingucongdong.com

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Biểu hiện của tôn sư trọng đạo?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo về Tôn sư trọng đạo; một số câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo đầy đủ, chi tiết nhất.

Trả lời câu hỏi:Biểu hiện của tôn sư trọng đạo?

- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó:

+ Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.

+ Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

- Tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Biểu hiện cụ thể của truyền thống đạo đức tôn sư trọng đạo sẽ được nêu trong phần tiếp theo của bài viết.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Tôn sư trọng đạodưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về tôn sư trọng đạo

1. Nguồn gốc của tôn sư trọng đạo

- Đây là 1 tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, bởi đạo Khổng đặc biệt đề cao việc học hành và vai trò của người thầy. Người thầy chính xác là đại diện cho những gì cao quý và tôn kính nhất. Cùng với quân [vua] và phụ [cha], sư [thầy] là quan niệm mà Khổng Tử đưa ra từ 2.500 năm trước. Có thể thấy công ơn của người thầy còn được xếp trên phụ là cha. Vậy mới nói mối quan hệ thầy trò là một trường đạo đức được xem trọng nhất xã hội phong kiến.

- Ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này trên tinh thần thiết thực và linh hoạt nhất. Lược bớt các nghi lễ rườm rà, khắc khe và chỉ chú trọng đến nội dung của nó. Theo thời gian, tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa quý giá của dân tộc ta.

2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

- Từ việc tìm hiểuTôn sự trọng đạo là gì,ta thấy tôn sư trọng đạo được biểu hiện như sau:

+ Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô: Tôn sư trọng đạo là biểu hiện cần thiết đối với tất cả moi người. Mỗi người cần yêu thương, kính trọng thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Bên cạnh đó, cần lễ phép khi giao tiếp với thầy cô, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng mực. Đồng thời, luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ lời thầy cô dạy để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt, học sinh, sinh viên cần chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao trong học tập.

+ Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô: Ở Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Đồng thời là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô giáo của mình. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, học sinh – sinh viên trên khắp cả nước lại nô nức hái những bông hoa điểm mười để dành tặng thầy cô. Đó là món quà quý giá nhất để thể hiện lòng biết ơn.

+ Bên cạnh đó, tôn sư trọng đạo còn được thể hiện thông qua sự quan tâm của xã hội đối với nhà giáo: Có thể khẳng định, trong xã hội hầu hết mọi người luôn dành tình cảm kính mến, tôn trọng đối với giáo viên; sự quan tâm đối với nền giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên giúp cho học yên tâm công tác.

- Đặc biệt, Nhà nước luôn thể hiện sự quan đặc biệt đối với nhà giáo thông qua các chính sách tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp cho giáo viên. Đồng thời tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.

- Qua tìm hiểutôn sư trọng đạo là gì, giúp cho chúng ta nhận thấy được ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo.

3. Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn.Không những vậy,tôn sư trọng đạo là 1 đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình.

- Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai, thầy cô mang đến cho chúng ta những kiến thức và rèn luyện giáo dục ta nên người.

- Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Vào những ngày lễ, học sinh, gia đình đều tôn vinh các thầy cô đã tận tình cống hiến cho nghề giáo.

4. Một số câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo

1/ Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

2/ Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

3/ Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai.

4/Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

5/ Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

6/ Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

7/ Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

8/ Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

9/ Ơn thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa thầy gánh vác cuộc đời học sinh.

10/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Video liên quan

Chủ Đề