Gà con nở bao lâu thì cho ăn

Ảnh minh họa
Tuy nhiên không phải hộ chăn nuôi nào cũng nắm rõ được các yêu cầu và kiến thức của việc này. Thông qua thông tin tư vấn dưới đây của chuyên gia Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, hy vọng các hộ chăn nuôi có thêm kinh nghiệm để có đàn gà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con

– Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.

Mật độ chuồng nuôi: Sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ [đủ thời gian để gà con khô lông], chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.

Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:

Mật độ trung bình [con/m2]

Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. [nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà].

Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà

Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng [0C]

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng [w/m2 chuồng] như sau:
 

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà:

Thời gian chiếu sáng hàng ngày [giờ]

Cường độ chiếu sáng [W/m2]

Khi gà mới nhập về [1 ngày tuổi] bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:

50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch

Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.

7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
 

14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
 

21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.

24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.
 

Chú ý: 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần.

              Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.

 
Cách nuôi dưỡng, chăm sóc gà con hiệu quả
 

1. Công tác chọn gà con Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng.

2. Chuồng trại và trang thiết bị

– Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới. – Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40cm.

3. Nước uống

– Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.

4. Thức ăn và cách cho ăn

Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Hiện nay sản phẩm gia cầm thịt, Công ty GreenFeed có thiết kế cho dòng gà thịt thương phẩm và gà thả vườn lông màu. Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày. – Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.

5. Chăm sóc và nuôi dưỡng

Nhiệt độ úm gà con + Gà con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi. + Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều. Ẩm độ chuồng úm, chế độ chiếu sáng Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh. Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày, từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng. Mật độ chuồng úm, tránh cắn mổ – Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2 từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống. – Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.

6. Quy trình phòng bệnh

– Trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm. – Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Nên hòa thuốc vào nước uống có kèm theo vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con.

– Nếu gà con hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.

  • gà con mới nở
  • àn gà sắp nuôi
  • chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn

Ngoài việc chọn giống gà tốt thì kĩ thuật úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này.  Trong giai đoạn từ 01 đến 21 ngày tuổi do hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, gà con dễ bị nhiễm bệnh. Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con.

Mật độ chuồng nuôi: 

Gà 1 tuần tuổi: 40-50 con/m2 
Gà 2 tuần tuổi : 30-35 con/ m2

Gà 3 tuần tuổi: 20-25 con/ m2 

Gà 4 tuần tuổi: 15-20 con/ m2 

Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con.

- Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 - 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.

-  Úm trên nền: Chất độn chuồng [trấu hoặc dăm bào] phải khô,sạch dày 7-10cm và phun thuốc sát trùng Formol 2%. Dùng cót cao 50-70 cm để quây gà [15-20 con/m2] và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà

Nhiệt độ sưởi ấm chuồng trại

1-3 ngày tuổi: 31-33 0 C

4-7 ngày tuổi: 31-320 C

8-14 ngày tuổi:  29-310 C

15-21 ngày tuổi:28-290 C

22-28 ngày tuổi:23-280 C

Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp. Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường. Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đừng co ro, run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. Nhiệt độ cao: Gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước. Gió lùa: Gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng. Chiếu sáng suốt ngày đêm [24/24] cho gà trong 2-3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển của cơ thể. Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà. Trên bóng đèn có tấm che để nhiệt độ không tỏa ra mà sẽ tụ xuống nền để  sưởi ấm cho gà.

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng [w/m2 chuồng] như sau:

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà:

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng hàng ngày [giờ]

Cường độ chiếu sáng [W/m2]

1 – 2

22

5

3 – 4

20

5

5 – 7

17

5

8 – 10

14

3

11 – 13

11

3

14 - 28

8

2

Chăm sóc gà con:

Khi gà mới nhập về [1 ngày tuổi] bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:

50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch

Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới

Chú ý: 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần. Thức ăn đảo đều. Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.

Bên cạnh khâu chuẩn bị chuồng trại,chúng ta cần phải làm đúng qui trình vaccine để đàn gà khỏe mạnh hơn

Ngày/tuần

Ngày thực hiện

Loại vaccin

Đường cấp thuốc

Liều lượng

Người thực hiện

Ghi chú

6 ngày

Dịch tả hệ F

Nhỏ mắt mũi

1con 1 giọt

12 ngày

Đậu  

Đâm xuyên cánh

1 lần đâm

12 ngày

gumboro

Nhỏ mắt mũi

1 con 1 giọt

20 ngày

           

Dịch tả lasotas

Nhỏ mắt mũi

1 con 1 giọt

   

26 ngày

Gumboro lần 2

 Nhỏ mắt mũi

 1 con 1 giọt

30 ngày

Cắt mỏ

   

 Bổ sung vitamin K

         

Chú ý: khi dùng vaccine phải quan sát đàn gà khỏe mạnh, nếu không vaccine sẽ không được nạp vào cơ thể.

LỊCH DÙNG THUỐC CHO GIỐNG GÀ TA CHỌN LỌC VÀ GÀ TA CHỌN LỌC GIỐNG MỚI NUÔI THỊT

Ngày nuôi :

Ngày/tuần

Ngày thực hiện

Loại thuốc

Liều lượng

Liệu trình

Người thực hiện

Ghi chú

1-3 ngày

Ampicoli

1gam/1 lít

3

Tylosin

1gam/2 lít

8-10 ngày

Ampicoli

1gam/ 1 lít

3

Tylosin

1gam/ 2 lít

11-13 ngày

Amprolium

60g/100 lít

3

16-29 ngày

Khu trùng[phun toàn bộ khu vực trong chuồng và ngoài khu vực

Theo hướng dẫn nhà sản xuất

14

23-25 ngày

Amprolium

60g/ 100 lít

3

30-32 ngày

Enrofloxacin

1 gam/ 5 lít

3

44-46 ngày

Enrofloxacin

1 gam/ 5 lít

3

58-60 ngày

Enrofloxacin

1 gam/ 5 lít

3

67 ngày

Thuốc xổ lãi

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất

1

75-77 ngày

Enrofloxacin

1gam/ 5 lít

3

LỊCH DÙNG VITAMIN CHO GIỐNG GÀ TA CHỌN LỌC VÀ GÀ TA CHỌN LỌC GIỐNG MỚI NUÔI THỊT 

Ngày/ tuần

Ngày thực hiện

Loại vitamin

Liệu trình

Liều lượng

Người thực hiện

Ghi chú

4-7 ngày

 

Muti vitamin

4

1gam/2 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

14-16 ngày

 

Muti vitamin

3

1gam/2 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

16-18 ngày

 

Vitamin K [ANOVA]

3

1g/ 1 lít nước, hoặc 1 gam/ 5 kg

   

20-22

 

Muti vitamin

3

1gam/2 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

27-29

 

Muti vitamin

3

1gam/2 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

34-36

 

Muti vitamin

3

1gam/2 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

41-43

 

Muti vitamin

3

1 gam/ 3 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

55-57

 

Muti vitamin

3

1 gam/ 3 lít

   

Vitamin C

   

elestroluyl

   

Video liên quan

Chủ Đề