Người lái phương tiện thủy nội địa là gì năm 2024

Phương tiện thủy nội địa (tạm dịch: Inland Waterway Vehicle) là những phương tiện giao thông chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.

Người lái phương tiện thủy nội địa là gì năm 2024

Phương tiện thủy nội địa (Inland Waterway Vehicle) (Ảnh: safety4sea)

Phương tiện thủy nội địa (Inland Waterway Vehicle)

Phương tiện thủy nội địa - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Inland Waterway Vehicle.

Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Qui định về phương tiện thủy nội địa

Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa

1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  1. Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường theo qui định;
  1. Có giấy chứng nhận đăng kí phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng kí, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;
  1. Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện a và b ở trên.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng kí.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn theo qui định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng kí hộ khẩu thường trú.

Phân loại phương tiện thủy nội địa để bố trí tín hiệu

Các phương tiện thủy nội địa được chia ra 6 loại để bố trí tín hiệu như sau:

1. Loại A là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên;

2. Loại B là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực;

3. Loại C là loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên;

4. Loại D là loại phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn;

5. Loại E là loại bè có chiều dài trên 25 mét, chiều rộng trên 5 mét;

6. Loại F là loại bè có chiều dài đến 25 mét, chiều rộng đến 5 mét. (Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004)

(Chinhphu.vn) - Điều kiện để được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng của phương tiện thủy nội địa có sự thay đổi tại quy định mới của Bộ Giao thông vận tải.

Người lái phương tiện thủy nội địa là gì năm 2024

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 38/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT ngày 15/10/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Điểm đáng chú ý tại Thông tư mới là quy định điều kiện để được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) của thuyền trưởng hạng nhì.

Cụ thể, người dự thi phải có GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên. Theo quy định hiện hành, người dự thi phải có GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên.

Đối với điều kiện để được dự thi để cấp GCNKNCM của máy trưởng hạng nhì, Thông tư nêu rõ, người dự thi phải có GCNKNCM máy trưởng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng ba hoặc đảm nhiệm chức danh máy phó của loại 2 phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 12 tháng trở lên, hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề máy trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 6 tháng trở lên.

Ngoài ra, để được dự thi để cấp GCNKNCM của máy trưởng hạng nhì, người dự thi phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhì hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng nhất đủ 24 tháng trở lên.

Đối với chức danh máy trưởng, người dự thi phải có GCNKNCM máy trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng nhì hoặc đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng nhất đủ 18 tháng trở lên.

Phân cấp tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận

Thông tư mới cũng quy định về thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn.

Theo đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trên phạm vi cả nước (trừ các địa phương đã được giao thực hiện quy định) và GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư trở lên, máy trưởng hạng ba trở lên với cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Đồng thời, quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.

Sở Giao thông vận tải sẽ tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba.

Thông tư nêu rõ, một số Sở GTVT gồm Sở GTVT tỉnh Bến Tre, Bình Định, Cà Mau, Ninh Bình, Quảng Trị, ngoài thẩm quyền quy định, sẽ được tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên và quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.

Các Sở GTVT khác nếu đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất, hạng nhì và quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn đặc biệt thì có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét, quyết định.

Đối với các cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định sẽ tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, cũng như tổ chức kiểm tra chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.

Phương tiện thủy nội địa là gì?

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Người lái phương tiện không có dông có trọng tải toàn phần dưới 5 tấn phải đáp ứng điều kiện gì?

- Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng ...

Lái tàu thủy cân bằng gì?

Chứng chỉ lái du thuyền cá nhân, cano cao tốc hay còn được gọi là Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT) là loại chứng chỉ mà bất cứ ai muốn điều khiển du thuyền cá nhân đều cần phải có khi di chuyển trên sông hay biển.

Ghe bao nhiêu tấn?

Ghe có sức chở từ 150-200 tấn, loại ghe chài Nam Vang chở được đến 300 tấn.