Người dân vùng ngập mặn xử lý nước uống

Bộ Y tế khuyến cáo người dân ở vùng hạn hán, mặn xâm nhập xử lý nước sạch tại nhà bằng cách dùng phèn chua hoặc khử trùng bằng Cloramin B

Trước tình trạng nhiều người dân Tây Nguyên mắc bệnh tiêu hóa vì thiếu nước sạch, Bộ Y tế cử chuyên gia vào hỗ trợ địa phương hướng dẫn người dân cách xử lý để có nguồn nước sạch.

Người dân vùng ngập mặn xử lý nước uống
 

Hạn hán khốc liệt, người dân Tây Nguyên phải đào hố tại bãi cát dọc sông Ba, múc nước về sinh hoạt.

Theo Bộ Y tế, trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng, người dân có thể áp dụng các biện pháp xử lý nước sạch đơn giản tại nhà như sau:

Lựa chọn nguồn nước

Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm chưa bị ô nhiễm, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây.

Các biện pháp xử lý nước

Bước 1: Làm trong nước.

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

- Phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1 g, bằng khoảng nửa đốt ngón tay cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

- Vải sạch: Có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi nước trong. Chú ý chọn vải lọc bằng cotton để lọc nước qua, thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều.

Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa, cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

Đối với hộ gia đình, khử trùng nước bằng Cloramin B, sau 30 phút có thể sử dụng được.

Lưu ý:

- Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

- Không vừa khử trùng vừa đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

Đun sôi nước

- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.

- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Ngoài ra người dân có thể sử dụng các thiết bị lọc nước. Lưu ý, nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Khuyến cáo này có thể áp dụng cho cả những vùng đang bị ngập mặn.

(Theo: vnexpress.net)

Người dân vùng ngập mặn xử lý nước uống

Đại diện Karofi trao tặng trạm nước tinh khiết cho Ban lãnh đạo xã Sơn Kiên

Dự án "Tận tâm vì tương lai Việt" của Tập đoàn Karofi Việt Nam với mục tiêu mang lại nguồn nước tinh khiết đảm bảo cho người dân trên khắp cả nước, đến nay đã triển khai được 6 năm với nhiều hoạt động như:

- Tặng máy lọc nước cho bà con nghèo phía bắc

- Tài trợ máy lọc nước miễn phí cho các bệnh viện lớn tuyến trung ương

- Tặng máy lọc nước cho các trường học vùng cao, tặng trạm nước sạch cho xã nhiễm phèn Mộ Đức – Quảng Ngãi.

Đơn vị cũng chung tay hỗ trợ máy lọc nước nóng lạnh cho người dân vùng tâm dịch Vĩnh Phúc nhằm phục vụ các y bác sĩ, bệnh nhân điều trị và cách ly trong cuộc chiến đẩy lùi virus COVID-19.

Ngày 10-03, Karofi đã chính thức hoàn thành và bàn giao một trạm cấp nước tinh khiết tổng trị giá 350 triệu đồng cho người dân xã Sơn Kiên huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Bà Phạm Thu Thủy - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Sơn Kiên chia sẻ: "Xã Sơn Kiên là một xã thuộc vùng kinh tế khó khăn. Bao quanh xã là hệ thống kênh rạch đan xen. 

Kinh tế địa phương phụ thuộc chính vào sản xuất nông nghiệp trong khi nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiệm mặn nặng nề khiến cho cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. Người dân vẫn có thói quen sử dụng nước mặt sông, hồ, giếng khoan chưa đảm bảo".

Người dân vùng ngập mặn xử lý nước uống

Trạm nước có công suất 1000 lít nước mỗi giờ, đảm bảo cung cấp nước tinh khiết phục vụ nhu cầu uống trực tiếp, nấu nướng… cho 12 nghìn dân của xã

Trạm cấp nước Sơn Kiên được trang bị máy lọc nước công suất lớn, chuyên dụng, biến nước nhiễm mặn, nước lợ thành nước ngọt đảm bảo đạt chuẩn quốc gia nước uống tinh khiết. 

Karofi cũng được cấp chứng nhận máy lọc nước đạt chuẩn quốc gia nước uống tinh khiết bởi Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế. Nghĩa là máy lọc nước có khả năng loại bỏ hoàn toàn 100% cặn bẩn, rong rêu, vi khuẩn, vi rút, các chất hữu cơ, kim loại nặng… gây hại trong nguồn nước. Nước sau khi lọc có thể uống trực tiếp.

Đại diện nhãn hàng Karofi, bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết: "Chỉ trong vòng 1 tuần chúng tôi đã hoàn tất để kịp bàn giao cho bà con giữa thời điểm khó khăn nhất.

Với công suất 1000 lít nước mỗi giờ, trạm sẽ đảm bảo cung cấp nước tinh khiết phục vụ nhu cầu uống trực tiếp, nấu nướng… cho 12 nghìn dân của xã để đảm bảo sức khỏe. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát các tỉnh miền tây khác để có thêm nhiều dự án tương tự trong năm 2020 phục vụ bà con các tỉnh nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long".

Không chỉ đầu tư công trình miễn phí hoàn toàn cho bà con, doanh nghiệp còn cam kết bảo hành bảo trì miễn phí trong 6 tháng. Sau 6 tháng sẽ bàn giao lại cho BLĐ xã chủ động bảo trì, bảo dưỡng công trình theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, người dân không phải đóng bất kỳ chi phí nào.

Song hành cùng hoạt động trao tặng, ban tuyên truyền của chương trình cũng có hoạt động bên lề nhằm tuyên truyền cho bà con nhân dân trong xã kiến thức về nước sạch và cách bảo vệ sức khỏe trước nguồn nước bị ô nhiễm.