Mở lớp đào tạo sinh viên có xuất hóa đơn năm 2024

Chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo đang thắc mắc về những chính sách thuế áp dụng với đơn vị mình, có ưu đãi về thuế TNDN hay không? Hoặc có được khấu trừ thuế GTGT không? Đây là vấn đề được rất nhiều các bạn kế toán quan tâm Bài biết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về Chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục.

Mở lớp đào tạo sinh viên có xuất hóa đơn năm 2024

\>>>> Xem thêm: Cách kiểm tra chi phí tiền lương trướng khi tiến hành quyết toán thuế TNDN

Chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục

Ngày nay, Giáo dục cũng trở thành loại hình doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Và theo đó giáo dục cũng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Vậy các chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục đào tạo có gì khác biệt với các hoạt động kinh doanh khác. Hãy cùng kế toán Lê Ánh tìm hiểu thêm về vến đề này.

1. Thuế suất ưu đãi đối với hoạt động giáo dục

+ Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng với: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa tại lĩnh vực giáo dục – đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và mội trường ( được gọi là lĩnh vực xã hội hóa).

Trong danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa đươc thực hiện theo danh mục do Thủ tướng chính phủ quyết định.

+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50 % số thuế phải nộp trong vòng 5 năm tiếp theo với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn mà không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy đinh của nhà nước.

Mở lớp đào tạo sinh viên có xuất hóa đơn năm 2024

Chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục

2. Thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục

+ Dạy học dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn: Đây là Đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Được Khấu trừ GTGT đầu vào:

. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào mà không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

. Và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

+ Công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

3. Các lưu ý khi làm kế toán ngành giáo dục

Thứ nhất: Khi nhận học phí của học viên các bạn hãy tiến hành Xuất hóa đơn.

Thứ 2: Doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT, Kế toán vẫn tiến hành kê khai thuế GTGT hàng tháng.

Thứ 3: Trong trường hợp Phát sinh thuế thu nhập cá nhân(TNCN) thì làm báo cáo thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc quý. Còn nếu không phát sinh thuế Thu nhập cá nhân thì cuối năm làm quyết toán thuế TNCN nộp.

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục mới nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế và khai thuế đối với cá nhân kinh doanh

Tham khảo các khóa học kế toán thuế tại Lê Ánh để được kế toán trưởng hướng dẫn và xử lý các vấn đề về thuế.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: Thuế giá trị gia tăng hoạt động giáo dục. thuế suất hoạt động giáo dục, kế toán lê ánh, ưu đãi thuế, miễn giảm thuế

hoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”

3. Tại Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
  1. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;
  1. Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
  1. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

  1. Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

4. Tại Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

“1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:

  1. Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  1. Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
  1. Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;”

5. Tại Điều 16 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Căn cứ các quy định trên thì dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.