Luyện tập kỹ năng trình bày ý kiến

Kỹ năng thuyết trình là gì, bao gồm các yếu tố nào và làm sao để rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Ngày nay, Kỹ Năng Thuyết Trình được coi là một trong những “trợ thủ đắc lực” dẫn lối cho thành công trong con đường hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm cách để rèn luyện và cải thiện kỹ năng thuyết trình để nâng cao giá trị của bản thân thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng Vài Điều Hay đi sâu vào nội dung này nhé!

Table of Contents

  • 1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
  • 3. Cách cải thiện và rèn luyện kỹ năng thuyết trình
    • 3.1. Xây dựng phong thái tự tin khi thuyết trình
    • 3.2. Cách diễn đạt dễ hiểu, lôi cuốn khi thuyết trình
    • 3.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt khi thuyết trình
    • 3.4. Có sự chuẩn bị tốt trước khi thuyết trình

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Thuyết trình là quá trình trình bày một cách có hệ thống, truyền tải thông tin tới người nghe một cách đầy đủ và thuyết phục. 

Trong đó, “thuyết” là “diễn thuyết”, còn “trình” là “bày tỏ”. Nói cách khác, thuyết trình là một hình thức giao tiếp, giúp chúng ta trình bày quan điểm trước đám đông và thể hiện sự đồng điệu về mặt thông tin.

Luyện tập kỹ năng trình bày ý kiến

Kỹ năng thuyết trình tốt đem lại nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống

Khả năng thuyết trình được đánh giá là hiệu quả thông qua hai yếu tố cơ bản:

  • Khả năng trình bày: Cách đưa ra quan điểm, lập luận thông tin dựa trên nhận định hay kiến thức chuyên môn,..
  • Tính thuyết phục: Được thể hiện qua tính lôi cuốn, thuyết phục người nghe chấp nhận quan điểm, ứng dụng và đồng tình bởi người nghe với những quan điểm mình đưa ra.

Xem thêm: 9 CÁCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN MỖI NGÀY HIỆU QUẢ NHẤT

2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

Dù bạn là ai, là sinh viên đại học hay nhân viên văn phòng, lãnh đạo cấp cao hay làm gì đi nữa,.. bạn đều cần phải có kỹ năng thuyết trình. Bởi lẽ, để có buổi phỏng vấn suôn sẻ, buổi chia sẻ dự án thành công hay đơn giản là giảng giải bài học cho người khác,.. đều phải cần đến kỹ năng diễn thuyết tốt.

Luyện tập kỹ năng trình bày ý kiến

Tầm quan trọng của Kỹ năng Thuyết trình hiệu quả

Ví dụ điển hình cho kỹ năng thuyết trình có thể kể đến như: Là một sinh viên đại học, những lần bạn lên bản diễn tả những nội dung trong bài tập nhóm theo slide đã làm, đó gọi là thuyết trình. 

Dễ hình dung hơn, những nhà diễn thuyết giảng giải và đưa ra thông tin bổ ích trong những chương trình đàm thoại hay chương trình nổi tiếng Ted talk, đó cũng gọi là thuyết trình. Chính vì vậy, kỹ năng diễn thuyết vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Nhìn chung, tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được nêu trên những nội dung cơ bản như sau:

  • Sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt giúp ích cho quá trình học hỏi, trình bày quan điểm cá nhân, thuyết phục, giúp bạn dễ dàng tạo lập quan hệ tốt với khách hàng, đồng nghiệp.
  • Kỹ năng thuyết trình giúp mỗi cá nhân nâng cao cơ hội phát triển bản thân, hoàn thiện sự tự tin và bản lĩnh trong công việc và cuộc sống.
  • Kỹ năng thuyết trình là chìa khóa quyết định thành công trong học tập, công việc, ảnh hưởng tới con đường thăng tiến trong tương lai của bạn.

Người có kỹ năng trình bày tốt sẽ tạo được ấn tượng với mọi người xung quanh bởi tính hiệu quả trong truyền tải thông điệp cao. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng của mình thì đừng lo, kỹ năng thuyết trình cũng giống như kỹ năng giao tiếp, hoàn toàn có thể luyện tập được.

Thông qua một vài bí quyết đơn giản, chắc chắn trình độ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy. Phần nội dung tiếp theo đây sẽ đi vào những cách rèn luyện kỹ năng và các yếu tố xây dựng kỹ năng thuyết trình hiệu quả.

3. Cách cải thiện và rèn luyện kỹ năng thuyết trình

3.1. Xây dựng phong thái tự tin khi thuyết trình

Phong thái tự tin được xây dựng thông qua hai yếu tố chính: Sự tiếp nhận trong cảm xúc và phong cách ăn mặc tự tin.

Có thể nói, tự tin là yếu tố quan trọng nhất trong khi thuyết trình. Sự bình tĩnh và tự tin giúp bạn truyền tải thông điệp và dẫn dắt thông tin một cách lôi cuốn, chính xác nhất tới người nghe.

Luyện tập kỹ năng trình bày ý kiến

Xây dựng phong thái tự tin trong diễn thuyết

Đầu tiên là “Cảm giác tự tin”. Khi bạn có đủ sự bình tĩnh và khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân, bạn sẽ có thể kiểm soát được câu từ và hành động của mình tốt hơn. Những người tự tin sẽ có sự cuốn hút đặc biệt, sự tự tin tỏa ra từ phong thái của họ góp phần khiến người nghe tò mò, thích thú, tập trung hơn vào bài diễn thuyết. 

Bên cạnh đó, người sở hữu phong thái tự tin cũng sẽ trình bày vấn đề một cách hết sức chậm rãi, bình tĩnh để người nghe có tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ nhất. 

Đồng thời, sự tự tin giúp bạn tăng khả năng tương tác với người nghe trong quá trình giao tiếp, giúp bạn có thể lắng nghe và giải đáp những vấn đề mà họ còn đang thắc mắc về nội dung được trình bày.

Có rất nhiều lý do gây nên sự thiếu tự tin khi thuyết trình, đặc biệt cần kể đến tâm lý “tự áp lực bản thân”. Cụ thể, họ sợ mình mắc lỗi trong khi nói, sợ nói sai sự thật, hay đơn giản là sợ thuyết trình thiếu thu hút, người nghe không tập trung vào bài diễn thuyết của mình…

Vì vậy, nếu muốn sở hữu phong thái tự tin, cần loại bỏ những yếu tố tự áp lực cho bản thân, thay vào đó, hãy tập trung hơn vào khán giả của mình, lắng nghe và nắm bắt những nhu cầu, vấn đề của họ để trình bày và truyền tải thông tin đúng trọng tâm… Có như vậy mới khiến người nghe hứng thú với bài thuyết trình, đồng thời tăng sự tự tin trong diễn thuyết của bản thân.

Phong cách ăn mặc cũng là một trong hai yếu tố quan trọng nhất khi bàn về vấn đề xây dựng phong thái tự tin trong diễn thuyết. 

Hãy lựa chọn phong cách ăn mặc phù hợp với bản thân và hoàn cảnh giao tiếp. Ăn vận đàng hoàng, tươm tất và chỉnh chu chính là một điểm cộng lớn giúp mọi người có ấn tượng tốt hơn về bạn, góp phần gây được sự chú ý hiệu quả hơn, từ đó giúp bạn tự tin và đĩnh đạc hơn rất nhiều.

3.2. Cách diễn đạt dễ hiểu, lôi cuốn khi thuyết trình

Theo một khảo sát tại Mỹ, khả năng một người tập trung lắng nghe cho một buổi diễn thuyết cao nhất trong 10 phút đầu tiên. Đây là “thời gian vàng” để bạn truyền tải những thông tin quan trọng. 

Nếu thời gian quá dài, nội dung lan man, người nghe sẽ có cảm giác mệt mỏi. Thực tế, không một ai có thể hoàn toàn tập trung theo dõi một bài diễn thuyết dài dòng, học thuật, khô khan từ đầu đến cuối mà không có cảm giác buồn ngủ, mất tập trung dù nó có hay đến mức nào. 

Luyện tập kỹ năng trình bày ý kiến

Cần lựa chọn cách diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn khi thuyết trình

Do vậy, dựa theo phản ứng tự nhiên của con người, hãy chọn cho mình cách diễn đạt dễ hiểu và ngắn gọn nhất khi diễn thuyết, nhưng cũng cần đảm bảo đầy đủ về mặt thông tin và tính logic trong lập luận.

Cách diễn đạt dễ hiểu và ngắn gọn giúp người nghe hứng thú hơn, tiếp nhận được nhiều thông tin quan trọng, cũng như làm nội dung của bài thuyết trình bớt khô khan hơn.

Một mẹo hữu ích để có thể thuyết trình một cách lôi cuốn hơn đó là bạn hãy thêm vào những ví dụ đời thường, những câu chuyện vui, hình ảnh minh họa hoặc đơn giản là chuẩn bị một bản slide thật đẹp,.. sẽ giúp thu hút người nghe tốt hơn.

Đồng thời trong quá trình diễn thuyết, đừng quên tương tác với khán giả của mình bằng cách đặt câu hỏi cho người nghe, hay lắng nghe ý kiến của khán giả,.. đó là cách hay để xóa nhòa đi khoảng cách giữa người thuyết trình với thính giả của mình,giúp họ thực hiện mục tiêu truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất.

3.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt khi thuyết trình

Một sai lầm phổ biến nhất trong kỹ năng thuyết trình đó là việc quá phụ thuộc vào tài liệu giấy, đọc slide mà quên đi tương tác với người nghe, thiếu tương tác ngôn ngữ cơ thể. Đây là lỗi căn bản mà nhiều người gặp phải, không những khiến người nghe có cảm giác khó chịu mà còn không mang lại hiệu quả tốt cho bài thuyết trình của bạn.

Vì vậy, trong quá trình diễn thuyết, bạn cần học cách tương tác với khán giả thông qua ngôn ngữ hình thể, đồng thời kiểm soát cử chỉ và hành động của bản thân. 

Cụ thể, việc thiếu ngôn ngữ cử chỉ như đứng im một chỗ không di chuyển, không biểu hiện, không tương tác với khán giả sẽ khiến bài thuyết trình của bạn khô khan, không gây được cảm xúc thuyết phục với người nghe. 

Ngược lại, nếu bạn có quá nhiều cử chỉ sẽ khiến khán giả bị mất tập trung vào bài diễn thuyết. Các hành động như: Đi lại quá nhiều trên sân khấu, vung tay, xoay bút, vo giấy,.. sẽ khiến khán giả tập trung vào cử chỉ của bạn hơn là bài thuyết trình. Điều này cũng thể hiện sự thiếu tự tin trong kỹ năng thuyết trình, đồng thời không mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin. 

Biểu cảm khi thuyết trình cũng rất quan trọng. Để có một buổi thuyết trình tốt, bạn cần chuẩn bị cho mình nguồn năng lượng dồi dào và tích cực,giúp truyền cảm hứng cho đám đông, điều này sẽ khiến những thông tin truyền tải hấp dẫn người nghe.

 Ngược lại, nếu bạn mang một giọng điệu mệt mỏi cùng  khuôn mặt thiếu sức sống lên thuyết trình, khán giả sẽ cảm thấy “mệt” theo bạn, đồng thời họ cũng rất khó chịu. 

Vì vậy, cần kiểm soát ngôn ngữ hình thể của bản thân một cách linh hoạt, đồng thời thể hiện cảm xúc của mình một cách tốt nhất sẽ giúp buổi diễn thuyết trở nên thú vị và đạt được hiệu quả truyền tải hiệu quả nhất.

3.4. Có sự chuẩn bị tốt trước khi thuyết trình

Mọi sự thành công đều cần phải tập luyện. Kỹ năng thuyết trình là thứ bạn phải trau dồi học hỏi nhiều, trải nghiệm bản thân là yếu tố tiên quyết quyết định độ hiệu quả trong áp dụng kỹ năng của bạn.

Chính vì vậy, trước khi thuyết trình, bạn nên dành thời gian luyện tập để  lựa chọn phong thái biểu đạt và ngôn ngữ  thuyết trình phù hợp. 

Thực hành nhiều lần trước khi diễn thuyết cũng là một cách hiệu quả giúp giảm thiểu căng thẳng, gia tăng sự tự tin, phát hiện và sửa chữa sai sót trước khi thuyết trình thực tế. 

Việc nhờ bạn bè, người thân nghe mình thuyết trình và sửa lỗi cũng là một phương pháp hữu hiệu, giúp đánh giá được khả năng của bản thân và lựa chọn phong thái giao tiếp phù hợp.

Lời kết

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng căn bản và quan trọng nhất, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Để có thể thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết hiệu quả. Với những thông tin trên đây, Vài Điều Hay hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn tự tin và có động lực rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả hơn.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Key words:

kỹ năng thuyết trình,

kỹ năng thuyết trình trước đám đông, 

kỹ năng thuyết trình hiệu quả,  

rèn luyện kỹ năng thuyết trình

 

You Might Also Like

  • TOP.1 KỸ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC – CHÌA KHÓA CỦA SỰ THÀNH CÔNG
  • 6 CÁCH XÂY DỰNG KỸ NĂNG BÁN HÀNG NHẤT ĐỊNH DÂN SALE PHẢI BIẾT
  • 3 KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ GIÚP BẠN THOÁT NGHÈO
  • TOP 7 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI NẮM THẾ CHỦ ĐỘNG MỌI CUỘC GIAO TIẾP

kỹ năng thuyết trình hiệu quảkỹ năng thuyết trình kỹ năng thuyết trình trước đám đôngkỹ năng thuyết trình trước đám đôngrèn luyện kỹ năng thuyết trình