Lỗi oto đi vào đường cấm rẽ trái năm 2024

Với hơn 30 loại biển cấm ô tô khác nhau, nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng, nhiều người tham gia giao thông sẽ nhầm lẫn khái niệm, phạm lỗi và bị phạt hành chính, thậm chí tước Giấy phép lái xe.

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT và Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển cấm là hình thức cảnh báo những điều mà người tham gia giao thông không được phép vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt. Những ký hiệu đặc trưng này đã được quy ước để người điều khiển phương tiện dễ dàng nhận biết tránh đi vào những khu vực không được phép, đảm bảo sự an toàn cho mình và những người xung quanh.

Hiện nay có nhiều loại biển cấm ô tô tương ứng với ý nghĩa và có mức phạt riêng nếu người điều khiển phạm lỗi.

Lỗi oto đi vào đường cấm rẽ trái năm 2024
Nguồn ảnh: Sưu tầm

1. Ý nghĩa các loại biển cấm ô tô mới nhất

Biển cấm áp dụng với xe ô tô nằm trong nhóm biển được ký hiệu từ 101 đến 140.

Đa số biển báo cấm trong giao thông đường bộ có hình tròn, nền trắng, viền đỏ (Nguồn: Sưu tầm)

  • Biển 101: Đường cấm; Phần đường cấm lưu hành 2 chiều với các loại xe cơ giới và thô sơ, trừ phương tiện được ưu tiên theo quy định.
  • Biển 102: Cấm đi ngược chiều; Các loại xe cơ giới và thô sơ không được đi vào theo chiều đặt biển, trừ xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển 103a: Cấm các xe cơ giới trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy hoặc những loại xe được ưu tiên theo quy định.
  • Biển 103b: Cấm ô tô rẽ phải.
  • Biển 103c: Cấm ô tô rẽ trái.
  • Biển 105: Cấm các loại ô tô và xe máy, trừ các loại xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển 106a: Cấm xe tải, trừ những phương tiện ưu tiên.
  • Biển 106b: Cấm xe tải trên 2,5 tấn, trừ phương tiện ưu tiên.
  • Biển 107: Cấm ô tô khách và ô tô tải, trừ xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển 108: Cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
  • Biển 117: Hạn chế xe cơ giới, xe thô sơ hay những phương tiện được ưu tiên có chiều cao vượt quá thông số được ghi trên biển báo.
  • Biển 118: Hạn chế chiều ngang xe; biển có hiệu lực cấm các xe cơ giới, thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
  • Biển 119: Hạn chế xe cơ giới, xe thô sơ, phương tiện ưu tiên có chiều dài vượt quá thông số được ghi trên biển báo.
  • Biển 120: Hạn chế xe cơ giới, xe thô sơ kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc, các loại xe được ưu tiên kéo moóc có độ dài (bao gồm xe, moóc và hàng) lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.
  • Biển 121: quy định cự ly tối thiểu giữa 2 xe cơ giới khi lưu thông.
  • Biển 122: Xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường, chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu cho phép đi.
  • Biển 123a: Cấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) với các loại xe (cơ giới và thô sơ) ở những vị trí đường giao nhau; biển không cấm quay đầu xe.
  • Biển 123b: Cấm rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) với các loại xe (cơ giới và thô sơ) ở vị trí đường giao nhau; biển không cấm quay đầu xe.
  • Biển 124a: Cấm quay đầu xe với các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Trong đó, chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe; biển không cấm rẽ trái.
  • Biển 124b: Cấm quay đầu xe (theo kiểu chữ U) với xe ô tô trừ phương tiện ưu tiên. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu; biển không cấm rẽ trái.
  • Biển 125: Cấm vượt với các loại xe cơ giới, bao gồm xe ưu tiên theo luật định.
  • Biển 126: Cấm ô tô tải trên 3,5 tấn (gồm trọng tải xe + hàng hóa) vượt.
  • Biển 127: Cấm xe cơ giới không được vượt quá tốc độ tối đa đã được ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật định.
  • Biển 128: Cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi.
  • Biển 129: Thông báo đây là nơi có lắp đặt các trạm kiểm tra, giám sát các loại xe vận tải khi đi qua.
  • Biển 130: Cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ xe, trừ phương tiện được ưu tiên.
  • Biển 131a: Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe, trừ xe ưu tiên.
  • Biển 131b: Cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày lẻ.
  • Biển 131c: Cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày chẵn.
  • Biển 132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp và cầu hẹp.
  • Biển 136: Cấm đi thẳng.
  • Biển 137: Cấm rẽ trái và rẽ phải.
  • Biển 138: Cấm đi thẳng và rẽ trái.
  • Biển 139: Cấm đi thẳng và rẽ phải.

Lỗi oto đi vào đường cấm rẽ trái năm 2024
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nêu rõ quy định và mức phạt cụ thể khi người điều khiển đi vào đường có biển cấm ô tô.

2.1. Đường cấm là gì và dấu hiệu nhận biết đường cấm

Lỗi oto đi vào đường cấm rẽ trái năm 2024
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Theo quy định trong Luật giao thông đường bộ, đường cấm là tuyến đường không cho phép các loại phương tiện (có thể là một, một số hoặc toàn bộ) tham gia lưu thông. Trường hợp người điều khiển phương tiện vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Mức xử phạt có thể khác nhau tùy từng trường hợp vi phạm.

Đường cấm quy định các loại phương tiện không được phép lưu thông từ 19h đến 24h ngày chủ nhật hàng tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Để nhận biết đường cấm, người điều khiển phương tiện giao thông cần quan sát loại biển báo được lắp đặt trên đường. Hầu hết các biển cấm có hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, có dấu gạch chéo, nội dung biểu thị màu đen trừ một số trường hợp đặc biệt.

2.2. Mức phạt cho ô tô khi vi phạm biển cấm

Điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định mức phạt cho xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc và lùi xe trên đường cao tốc là từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.