Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Nếu đánh giá quá cao hay quá thấp về mình đều khiến trẻ không có động lực phấn đấu. Tuy nhiên, như con chim nhỏ non nớt, trẻ rất khó tự đánh giá mình chính xác.

Do đó, con trẻ cần sự đồng hành của các bậc cha mẹ trong việc đưa ra các tiêu chí và thước đo hợp lý cho con mình.

Bé có thể tự ti hoặc tự tin thái quá

Chưa vào lớp 1 mà lúc nào cậu bé Lê Hoàn (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cũng thường than thở: “Cái gì con cũng kém cỏi, thua thiệt hơn các bạn.

Con làm gì cũng vụng về, chậm chạp, không biết có làm được bài tập cô giao không nữa?”. Do quá lo lắng, bé luôn tự ti nên rất nhút nhát, khó hòa đồng với nhóm bạn cùng trang lứa.

Thực tế, nhiều trẻ chưa thể tự đánh giá đúng bản thân, không thể phát huy tối đa tố chất vốn có, trẻ học tập và tham gia các hoạt động với một tâm lý thiếu tự tin.

Có một vòng luẩn quẩn với những trẻ vốn nhút nhát tự ti, thường e ngại khi tự đánh giá mình, xem nhẹ khả năng của bản thân và kết cục trẻ lại tự ti khi thấy mình thua bạn kém bè.

Khi trẻ không được đánh giá đúng về một năng khiếu nào đó, nhất là bị người lớn mỉa mai, vốn tự nhiên của trẻ bị “thui chột” như mầm xanh đang khỏe mạnh bỗng dưng bị bấm ngọn, trẻ rơi vào trạng thái hẫng hụt, không thể hào hứng phát huy năng lực của mình.

Ngược lại, trẻ đánh giá quá cao bản thân làm nảy sinh tâm lý tự cao tự đại, kiêu ngạo khi tiếp xúc ứng xử với mọi người, nhất là với bạn cùng trang lứa. Nếu rơi vào một trong hai thái cực đều không tốt cho sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Cổ vũ con đúng cách

Nhận ra vấn đề này sớm sẽ giúp phụ huynh chọn lựa cách tiếp cận và trao đổi với con trẻ đúng lúc.

Thật ra mọi tác động của cha mẹ cũng cần hết sức tự nhiên, như là tạo cho trẻ động lực học tập, hào hứng tham gia các hoạt động, tránh tình trạng vì bị chỉ trích, phê bình mà trẻ buông xuôi tất cả.

Cha mẹ cần chỉ dẫn cho con thấy có thể lĩnh vực này mình hơi tệ nhưng lĩnh vực khác sẽ khá hơn.

Tùy vào năng lực của con, bạn có thể nói với con rằng “có thể con chỉ học môn văn bình thường nhưng con lại học toán rất tốt, hay có thể con chạy không nhanh như một bạn cùng lớp, nhưng con có thể bơi nhanh hơn bạn ấy.

Nên con cố gắng tập trung hơn vào sở trường, thế mạnh của bản thân sẽ làm con tự tin hơn”.

Khi trẻ có sự tiến bộ, cha mẹ nên vui vẻ dành cho con những lời khuyến khích kịp thời. Đó là một phần thưởng tinh thần, vật chất nho nhỏ khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng, là động lực thúc đẩy trẻ phấn đấu giành được thành công lớn hơn.

Cho con biết cha mẹ luôn thấy hãnh diện về con

Nếu bạn thấy hài lòng, hãnh diện về con, bạn hãy thể hiện cho con nhận thấy bằng những cử chỉ, lời nói thân mật: “Mẹ rất tự hào về con”.

Dù là thành tích nho nhỏ như vẽ một bức tranh đẹp hay rửa rau, quét nhà sạch sẽ... cha mẹ cũng nên kịp thời bày tỏ tình cảm tích cực của mình dành cho con. Đó là những động lực thúc đẩy con tiếp tục hành động.

Quan trọng nữa là, khi trẻ vạch ra những mục tiêu cố gắng phấn đấu, cha mẹ cần tôn trọng những mục tiêu đó.

Nếu thấy quá viển vông, xa vời thực tế, cha mẹ cũng không nên trêu đùa, châm chọc trẻ, mà cần chỉ dẫn kỹ càng để trẻ thấy được năng lực của mình để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

Cho dù con không đạt được mục tiêu gì quá lớn lao, chỉ cần trẻ tự giác, tự nguyện phấn đấu quyết tâm, cha mẹ cũng nên cổ vũ để trẻ cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự thành công bằng sự cố gắng của chính mình.

Tuyệt đối không so bé với bất kỳ ai

Trẻ thường lo lắng, băn khoăn khi bắt đầu một nhiệm vụ mới vì chưa lường trước được khả năng. Do đó, cha mẹ có thể xua tan những tư tưởng tiêu cực không tốt ở trẻ.

Nên chỉ cho trẻ thấy trẻ đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây khi hoàn thành bài tập toán, hay bài văn của trẻ có nhiều cảm xúc thật hơn.

Điều đó chứng tỏ trẻ trưởng thành hơn trước. Tuyệt đối không so sánh con mình với bất kỳ ai, các bậc cha mẹ chỉ nên giúp con mình thấy rằng con đã khá hơn trước đây rất nhiều.

Trẻ tự tin sẽ luôn chủ động làm mọi thứ và gặt hái nhiều thành công trong tương lai. Vậy làm sao để ba mẹ có thể rèn luyện sự tự tin cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ?

Ba mẹ có xu hướng lo lắng khi thấy con mình thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày và trường học. Trẻ thiếu tự tin thường có những biểu hiện như:

• Trẻ nhút nhát, sợ hãi và không muốn giao tiếp trong môi trường đông người.

• Trẻ không dám thử các trải nghiệm mới, không dám chơi các trò chơi lần đầu thấy.

• Trẻ bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét của người khác, nhất là nhận xét tiêu cực.

• Mỗi khi làm sai, trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác, không dám tự nhận trách nhiệm.

• Trẻ thường có những hành vi quấy rối để thu hút sự chú ý của người thân.

Một đứa trẻ tự tin là gốc rễ để tạo nên một người lớn tự tin. Ba mẹ có thể tham khảo những cách rèn luyện sự tự tin sau đây nhé.

1. Rèn luyện sự tự tin nội tại

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Nhiều ba mẹ muốn con mình tự tin hơn nên đăng ký cho bé tham gia nhiều khóa học và các chương trình ngoại khóa. Thật ra cách làm này không sai. Tuy nhiên, trước khi đặt trẻ vào môi trường đông đúc, bạn cần giúp trẻ xây dựng sự tự tin bên trong.

Bản chất của sự tự tin đó là hiểu rõ năng lực, điểm mạnh và cả điểm yếu của bản thân. Bạn có thể giúp trẻ tìm ra những ưu điểm của mình và nắm bắt thời kỳ vàng cho con phát triển tư duy sáng tạo.

Ví dụ, nếu con bạn có năng khiếu vẽ tranh, hãy nhắc bé về điều đó. Khi bé ý thức mình có khả năng vẽ tốt, bạn có thể đưa bé đến lớp ngoại khóa về vẽ. Khi được phát huy thế mạnh của bản thân, bé sẽ dần cảm thấy tự tin vào chính mình.

Bên cạnh phát huy thế mạnh thì việc cải thiện điểm yếu cũng là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ. Nếu trẻ mặc cảm về một điểm thiếu sót nào đó, bạn hãy giúp con đối mặt và từng bước cải thiện.

Cứ sau mỗi lần vượt qua được giới hạn, làm được những điều mà trẻ nghĩ mình không làm được, con sẽ thấy tự tin lên rất nhiều.

\>>> Tìm hiểu thêm: Lợi ích và cách giúp con bước khỏi vùng an toàn của bản thân

2. Dạy trẻ cách chăm chút ngoại hình

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng cần được chăm chút ngoại hình. Vẻ ngoài chỉn chu là một trong những yếu tố đem lại sự tự tin.

Nhiều người cho rằng con còn nhỏ, mặc quần áo tùy tiện thế nào cũng được. Tuy nhiên, có những thói quen cần phải hình thành từ bé. Bạn nên hướng dẫn trẻ cách ăn mặc gọn gàng, hợp hoàn cảnh.

Ví dụ, không nên mặc quần áo ngủ khi đi đến những nơi trang trọng. Chỉn chu trong cách ăn mặc sẽ là tiền đề cho sự gọn gàng, ngăn nắp, chăm chút bản thân sau này.

Ba mẹ khích lệ con quan tâm đến ngoại hình không đồng nghĩa với việc ăn diện hay đầu tư quần áo đắt tiền. Bạn chỉ cần giúp bé biết cách mặc quần áo tươm tất, sạch sẽ, biết lựa chọn trang phục phù hợp mỗi khi ra ngoài. Khi được diện những bộ cánh ưng ý, trẻ sẽ thấy hài lòng và tự tin vào bản thân.

3. Không so sánh trẻ với người khác

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Nhiều ba mẹ có thói quen so sánh con với những đứa trẻ khác. Mục đích là để bé thấy xấu hổ mà biết cố gắng hơn. Sự thật là cách làm này chỉ càng làm cho bé thêm tự ti và càng thu mình lại hơn.

Giáo sư Jensen – Trưởng Khoa Tâm lý trẻ nhỏ (ĐH Pennsylvania State, Mỹ) cho biết: “Việc so sánh với anh chị em bé hoặc các bé khác là một việc nên ngừng lại. Bạn sẽ làm bé phát triển tâm sinh lý bất thường, trở thành một người thiếu tự tin và thiếu thành công trong tương lai.”

Thực tế là khi bị so sánh, trẻ mặc định mình là người kém cỏi, mình không có khả năng bằng người khác. Chính suy nghĩ này sẽ khiến trẻ càng thu mình vào vỏ ốc, không muốn và không dám làm bất cứ điều gì.

Ví dụ, khi bạn nói: “Con không học tiếng Anh giỏi bằng bạn A” thì trẻ sẽ nghĩ là mình không có khả năng. Từ đó, trẻ luôn cảm thấy tự ti mỗi khi học tiếng Anh.

Không chỉ ngưng so sánh về sự thua kém, mà ba mẹ cũng không nên so sánh về sự giỏi giang của trẻ. Việc nhấn mạnh rằng trẻ giỏi hơn bạn A bạn B nào đó nếu không khéo sẽ gieo cho trẻ sự kiêu ngạo. Ngay cả khi dạy bé học tiếng Anh tại nhà, ba mẹ cũng nên tránh khen con quá mức.

Hơn nữa, bản chất của việc tiến bộ chỉ nên đơn giản là so sánh với bản thân mình. Trẻ không cần phải cố gắng để “giỏi hơn” người nào cả.

4. Tôn trọng ý kiến của trẻ

Một trong những cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học đó là lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Câu cửa miệng của nhiều người lớn thường là “Trẻ con thì biết gì!”. Thực chất, trẻ có thể hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng. Trẻ cũng có nhu cầu được nói lên ý kiến, được lắng nghe.

Ba mẹ đừng nghĩ trẻ không biết gì mà phớt lờ hoặc bỏ qua mọi lời nói của con nhé. Khi nói ra và được ghi nhận, con sẽ cảm thấy tự tin lên rất nhiều đấy.

Cùng với việc lắng nghe, bạn hãy để con được chủ động trong một số việc. Trước mỗi vấn đề của con, ba mẹ hãy hỏi ý kiến và tập cho con tự đưa ra quyết định. Thông thường, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã có thể tự đưa ra lựa chọn trong một số vấn đề liên quan đến cá nhân.

Ví dụ khi mua quần áo cho trẻ, bạn hãy hỏi con thích cái nào? muốn chọn cái nào? Khi đi ăn, hãy để trẻ tự quyết định món ăn của mình.

Khi học tiếng Anh, ba mẹ nên giúp con tự lên kế hoạch học tập phù hợp với sở thích, thế mạnh… Hãy luôn tôn trọng con khi lựa chọn các phương pháp học tiếng Anh như trò chơi tiếng Anh, phim hoạt hình tiếng Anh, học toán bằng tiếng Anh…

5. Động viên con rèn luyện sự tự tin

Một trong những biểu hiện của sự thiếu tự tin đó là trẻ thường ngại ngùng, không dám khám phá, thử những điều mới. Trẻ sợ bị đánh giá, sợ bị thất bại nên luôn chọn phương án an toàn. Điều này khiến trẻ bị bó buộc, hạn chế trong việc học hỏi, thử thách giới hạn của bản thân.

Vì vậy, ba mẹ cần cổ vũ, động viên con mỗi khi tiếp xúc với những trải nghiệm mới mẻ. Bạn có thể cho con đến những khu vui chơi mới, tiếp xúc với các hoạt động ngoại khóa mà trước đây con chưa thử.

\>>> Tìm hiểu thêm: 6 cách động viên tinh tế thể hiện sự tự hào với con trẻ

6. Không xoáy sâu vào sự thất bại

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Trong quá trình khôn lớn, trẻ không tránh khỏi những lỗi sai, những thất bại. Điều ba mẹ cần làm là cùng con khắc phục hậu quả. Bạn nên hạn chế chỉ trích, xoáy sâu vào thất bại đó.

Có câu nói rằng: “Tự tin không phải là biết mình sẽ thành công, mà là không sợ thất bại.” Không ai trên đời là không mắc sai lầm. Vì vậy, ba mẹ hãy bao dung với những lỗi sai của con hơn. Sự chỉ trích thường khiến con cảm thấy khó chịu, từ đó sinh ra tâm lý phản kháng, đổ lỗi. Lâu dần, con sẽ sợ làm sai, ngại va chạm, không tự tin vào bản thân.

Đặc biệt, khi nói về lỗi sai của trẻ, ba mẹ lưu ý, chỉ nói về hành vi. Bạn không nên phóng đại thành tính cách. Lấy ví dụ khi trẻ bị điểm kém môn Toán.

Bạn chỉ cần nói về sự việc môn Toán lần này làm chưa tốt. Bạn tuyệt đối không dựa vào đó để phán xét trẻ không cẩn thận hoặc không có khả năng học Toán. Những nhận định này sẽ tác động tiêu cực đến suy nghĩ, khiến bé trở nên tự ti về thiếu sót của mình.

7. Rèn luyện sự tự tin trước đám đông

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Để giúp trẻ tự tin trước đám đông, ba mẹ không nên chê trách trẻ trước nhiều người. Việc la mắng, phủ định trẻ nơi đông người là cách nhanh nhất để vùi dập sự tự tin của con. Trẻ bị la mắng trước mặt nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, thậm chí thấy bị xúc phạm.

Việc đem sai lầm của trẻ phơi bày trước đám đông là một việc làm không nên. Nếu tiếp diễn nhiều, trẻ sẽ càng khép mình, mất tự tin, ngại giao tiếp.

Ba mẹ cũng có thể thông qua các bài học tiếng Anh để giúp con rèn luyện sự tự tin trước đám đông. Chỉ cần mỗi ngày học 2-3 câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng, con cũng sẽ cải thiện được khả năng nói chuyện với người khác đấy.

\>>> Tìm hiểu thêm: 100 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng cho bé dễ học

8. Khen ngợi đúng cách khi làm tốt

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Bên cạnh việc hạn chế chỉ trích, la mắng khi trẻ mắc lỗi, ba mẹ cũng cần trao đi những lời khen ngợi khi con làm tốt. Ai cũng thích được khen và trẻ con cũng vậy. Khen ngợi đúng cách sẽ giúp nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ.

Bạn nên dành lời khen về cách mà bé thực hiện hơn là chỉ khen về thành quả. Lời khen càng chi tiết, càng chân thực càng tốt. Lời khen không nên chung chung, sáo rỗng như: “Con giỏi quá”, “Con là nhất”.

Ví dụ, nếu bé tô được một bức tranh đẹp, bạn hãy khen rằng bé đã chọn những màu sắc rất hài hòa, bé đã chăm chỉ và cố gắng không bỏ cuộc để hoàn thành bức tranh.

9. Cha mẹ là tấm gương về sự tự tin

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Có câu: “Bạn không thể trao đi thứ mà bạn không có”. Song song với việc rèn luyện sự tự tin cho trẻ, ba mẹ cũng nên làm mẫu để trẻ noi theo. Con cái là tấm gương phản chiếu của ba mẹ.

Bạn muốn dạy trẻ chăm chút ngoại hình? Ba mẹ cũng nên chỉn chu trong ăn mặc. Bạn muốn trẻ dạn dĩ, hào hứng thử sức với những điều mới lạ? Ba mẹ phải là người tiên phong. Bạn muốn rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ? Ba mẹ cũng cần thể hiện mình là người có chính kiến, có quan điểm, tin tưởng vào bản thân và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ.

10. Kiên nhẫn khi rèn luyện sự tự tin

Làm sao để đánh giá trẻ tự tin hay không năm 2024

Tự tin là đức tính có được sau quá trình rèn luyện, dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Rèn luyện sự tự tin cho con cần có thời gian, sự kiên trì và cả tính nhất quán. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, sở hữu tính cách và những ưu điểm khác nhau.

Nếu trẻ có tính cách nhút nhát, ba mẹ nên kiên nhẫn nhiều hơn. Trẻ có tính cách hướng nội thường trầm tính, ít xông xáo hơn trẻ hướng ngoại. Tuy nhiên, ít nói không có nghĩa là trẻ không tự tin.

Ba mẹ cần dành thời gian quan sát, trò chuyện, lắng nghe để hiểu rõ về tính cách của con. Từ đó, bạn có cách giúp con rèn luyện sự tự tin. Dù ba mẹ áp dụng phương pháp nào, điều quan trọng là ba mẹ cần tôn trọng bản thể và kiên nhẫn đồng hành cùng con.

“Khi bạn tự tin, bạn có thể có rất nhiều niềm vui. Và khi bạn vui vẻ, bạn có thể làm những điều tuyệt vời” – Joe Namath. Sự tự tin mang đến nhiều cơ hội, mở ra nhiều cánh cửa đến thành công. Người tự tin thường suy nghĩ lạc quan, tin tưởng vào bản thân, mạnh mẽ trước những khó khăn, thử thách. Vì thể, ba mẹ hãy rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ nhỏ để con thành công hơn trong tương lai nhé!

Làm thế nào để dạy trẻ tự tin?

11+ cách giúp trẻ rèn luyện sự tự tin.

Cha mẹ làm gương cho con trẻ noi theo. ... .

Lắng nghe ý kiến của trẻ ... .

Chăm chuốt ngoại hình cho trẻ ... .

Đặt mục tiêu thực tế và khuyến khích trẻ thực hiện. ... .

Giúp trẻ tìm ra sở thích cá nhân. ... .

Dạy trẻ cách tự lập. ... .

Dạy trẻ tính kiên nhẫn. ... .

Giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ.

Làm gì khi trẻ thiếu tự tin?

8 giải pháp phù hợp cho trẻ thiếu tự tin.

Bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ ... .

Giúp trẻ thừa nhận bản thân. ... .

Hãy khen trẻ đúng lúc. ... .

Đừng so sánh. ... .

Tôn trọng ý kiến của trẻ ... .

Kiên nhẫn trả lời câu hỏi của con. ... .

Để trẻ phát huy sở trường của mình. ... .

Tích cực dẫn dắt trẻ đối mặt với thất bại..

Làm thế nào để tự tin hơn trong giao tiếp?

10 Bí quyết giúp bạn tự tin trong giao tiếp hơn.

Luyện nói. ... .

Tập trung vào mục đích giao tiếp. ... .

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể ... .

Xây dựng môi trường tin cậy. ... .

Tham gia vào thật nhiều các cuộc trò chuyện. ... .

Chú ý phát huy điểm mạnh của bản thân. ... .

Chú ý đến trang phục. ... .

Tiếp nhận và đáp lại lời khen..

Sự tự tin của trẻ đến từ đâu?

VTV.vn - Sự áp đặt, thậm chí áp chế của phụ huynh chính là một trong những lí do quan trọng khiến trẻ không có đủ dũng khí nói lên suy nghĩ của mình.