Các nhà khoa học bác bỏ thuyết tiến hóa darwin năm 2024

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc đã tìm ra những đột phá trong quá trình tiến hóa ở một số loài. Theo đó, càng có nhiều sự khác biệt về di truyền, thì quá trình tiến hóa có thể xảy ra nhanh hơn, vì một số đặc điểm nhất định chết đi và những đặc điểm mạnh hơn được hình thành.

TS. Timothée Bonnet, một nhà sinh thái học tiến hóa và là đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết: "Phương pháp này cung cấp cho chúng ta một cách thức để đo lường tốc độ tiềm ẩn của quá trình tiến hóa hiện đại nhằm thích ứng với chọn lọc tự nhiên trên tất cả các đặc điểm trong quần thể".

"Đây là điều mà chúng tôi đã không thể làm được với các phương pháp trước đây, vì vậy việc có thể nhìn thấy quá nhiều thay đổi tiềm năng là một điều bất ngờ đối với nhóm nghiên cứu", ông cho biết.

Trong số các loài động vật hoang dã được nghiên cứu, có loài chim hồng tước (Malurus cyaneus) ở Úc, linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) ở Tanzania, chim sẻ (Melospiza melodia) ở Canada, và hươu đỏ (Cervus elaphus) ở Scotland.

Thời gian trung bình của mỗi nghiên cứu thực địa là khoảng 30 năm, với các chi tiết về sinh, tử, giao phối và con cái đều được ghi chép lại một cách cẩn thận. Đây là cũng lần đầu tiên tốc độ tiến hóa được đánh giá trên một quy mô lớn như vậy.

Sau đó, nhóm nghiên cứu mất thêm 3 năm, và cuối cùng đã định lượng được mức độ thay đổi giống loài do di truyền và chọn lọc tự nhiên gây ra. Họ phát hiện thấy quá trình tiến hóa có thể xảy ra chỉ trong vài năm, trái với nhận định của Charles Darwin khi ông từng cho rằng quá trình tiến hóa diễn ra rất chậm.

Các nhà khoa học bác bỏ thuyết tiến hóa darwin năm 2024

Sự tiến hóa ở một số loài đang được đẩy lên rất nhanh, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh minh họa).

Một thí dụ dễ thấy về sự tiến hóa nhanh là ở loài bướm đêm. Trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã gây ra tình trạng ô nhiễm và để lại muội đen trên cây cối và các tòa nhà. Bướm đêm đen khi ấy đã thay đổi màu sắc trên cơ thể chúng để giống với màu này, khiến các loài chim khó phát hiện ra.

"Bởi vì màu sắc của loài bướm đêm quyết định xác suất sống sót và do sự khác biệt về gen, các quần thể ở Anh nhanh chóng bị thống trị bởi loài bướm đêm đen", TS. Bonnet cho biết.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng với việc thế giới và hệ sinh thái động vật hoang dã đang "quay cuồng" với những tác động liên tục của biến đổi khí hậu, việc biết thêm về tốc độ thích nghi của các loài động vật sẽ rất hữu ích trong việc mô hình hóa rằng loài nào có thể tồn tại và loài nào sẽ không.

"Nghiên cứu này đã cho chúng ta thấy rằng không thể coi quá trình tiến hóa là một quá trình cho phép các loài tồn tại lâu dài để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường", TS. Bonnet cho biết. "Thay vào đó, có thể coi sự tiến hóa là một động lực quan trọng, cho thấy khả năng thích ứng của các quần thể đối với những thay đổi môi trường hiện tại".

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định gỡ bỏ các bài giảng liên quan đến Thuyết tiến hoá của Charles Darwin ra khỏi sách giáo khoa ở trường học. Bao gồm các sách giáo khoa được sử dụng trong các lớp khoa học ở khối lớp 9 và 10 tại các trường công lập.

Trong năm học 2021-22, Hội đồng Đào tạo và Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia (NCERT), một tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm chọn sách giáo khoa và thiết lập chương trình giảng dạy cho 256 triệu học sinh của Ấn Độ, đã thông báo rằng các vấn đề liên quan đến sự tiến hóa của Thuyết Darwin sẽ bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa ở các lớp 9 và 10 ở Ấn Độ.

Thuyết tiến hoá thực sự vẫn còn là một giả thuyết gây tranh cãi

Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với học thuyết này, một sản phẩm của thế kỷ 19, thời kỳ mà khoa học còn kém phát triển.

Các nhà khoa học đã liệt kê ra 10 điểm sơ hở về khoa học trong Thuyết tiến hoá Darwin. Trong đó vụ án Người Piltdown: Vụ lừa đảo khoa học đình đám nhất lịch sử về tiến hóa là nổi bật nhất.

Một số nhà tiến hoá học đã tạo ra bằng chứng giả về hóa thạch chiếc hộp sọ của vượn - người (người Piltdown) như một ‘mắt xích còn thiếu’ của Thuyết tiến hóa. Thực chất đó là một trò lừa đảo khoa học lớn nhất lịch sử. Vụ án chỉ bị phát giác sau 41 năm, vào năm 1953, đó là hộp sọ của một người đàn ông hiện đại, chế tác với xương hàm dưới của đười ươi.

Các nhà khoa học bác bỏ thuyết tiến hóa darwin năm 2024
Tranh của John Cook, 1915, mô tả cuộc thảo luận về hộp sọ ‘Người Piltdown’. (Ảnh: John Cook/Wikipedia)

Ngoài ra, vào năm 2019, một bản danh sách “Các nhà khoa học không đồng tình với Thuyết tiến hóa Darwin” đã có tên hàng nghìn nhà khoa học đầu ngành. Bản danh sách cũng kèm theo tuyên bố sau: “Chúng tôi nghi ngờ cách giải thích của Darwin rằng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là nguồn gốc của đa dạng sinh học. Cần khuyến khích việc kiểm chứng Thuyết tiến hóa Darwin một cách tỉ mỉ”.

Những người ký tên đều đang nắm giữ các chức danh như giáo sư hoặc tiến sĩ từ các Đại học Camidge, Oxford, Harvard, Berkeley, MIT, UCLA, Pennsylvania và nhiều tổ chức nổi tiếng khác.

Phản ứng của các nhà khoa học Ấn Độ

Một số nhà khoa học Ấn Độ bất đồng ý kiến đã bày tỏ quan ngại về quyết định của chính phủ loại bỏ Thuyết tiến hóa sinh học khỏi danh sách các môn học được phê duyệt cho học sinh trung học.

Tổ chức phi lợi nhuận Breakthrough Science Society cho rằng việc loại bỏ thuyết tiến hóa sinh học ra khỏi sách giáo khoa đã làm nảy sinh các cuộc tranh luận trong cộng đồng khoa học. Họ tin rằng học sinh sẽ bị thiếu kiến thức trong quá trình tư duy nếu chúng không được tiếp xúc với giả thuyết cơ bản này.

Ngoài ra, hơn 4.000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã ký một bức thư ngỏ gửi tới NCERT kêu gọi hủy bỏ quyết định này, theo Breakthrough Science Society (Hiệp hội Khoa học Đột phá).

Krishna Kumar, cựu giám đốc của NCERT, cũng đã chỉ trích quyết định loại bỏ thuyết tiến hóa của Darwin khỏi sách giáo khoa. Ông đã làm công tác ở vị trí này trước khi Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc và lãnh đạo của nó, Narendra Modi, lên nắm quyền vào năm 2014.

Dù sao, Ấn Độ đã là quốc gia đầu tiên gỡ bỏ Thuyết tiến hoá - một giả thuyết gần đây được chứng minh là sai lầm - ra khỏi sách giáo khoa, mở đường cho các bộ sách giáo khoa ở các quốc gia khác.