Làm giám định thương tật ở đâu

Cập nhập: 13/1/2022 - Công ty luật Dragon

Cuộc sống đôi khi không suôn sẻ như chúng ta mong đợi, sẽ có những xích mích, mâu thuẫn dẫn đến xô xát, đánh nhau và hậu quả là thương tích, tổn hại sức khỏe. Vậy trong trường hợp này cần giám định thương tật ở đâu? Trình tự, thủ tục được thực hiện chi tiết ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Trường hợp nào được yêu cầu giám định thương tật?

Tỷ lệ thương tật thông qua kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền quyết định đến khung hình phạt dành cho người có hành vi cố ý gây thương tích. Đối với các vụ án cố ý gây thương tích chưa rõ về tỷ lệ thương tật, bị hại có quyền yêu cầu giám định thương tật.

Trường hợp thấy cần thiết hoặc có căn cứ cho thấy kết quả giám định không khách quan, Tòa án sẽ xem xét, quyết định cho giám định lại hoặc giám định bổ sung.

>>> Xem ngay: Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí

Khi cá nhân bị xâm phạm về sức khỏe dẫn đến về thương tật, thương tích có quyền giám định thương tật. Tuy nhiên kết quả giám định thương tật hợp pháp là kết quả từ các đơn vị giám định tư pháp được nhà nước thành lập.

Căn cứ Điều 12 Luật tổ chức giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi năm 2020 quy định cơ quan thẩm quyền giám định thương tật như sau:

- Viện pháp y trực thuộc Bộ Y Tế;

- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

- Viện pháp y của Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm giám định pháp y của Viện khoa học hình sự hoặc của Bộ Công an.

- Bộ Y tế có Viện pháp y tâm thần trung ương; 

- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực.

- Bộ Công an có Viện khoa học hình sự;

- Công an cấp tỉnh có Phòng kỹ thuật hình sự;

- Bộ Quốc phòng có Phòng giám định kỹ thuật hình sự. 

>>> Tham khảo: Luật sư Hình sự giỏi 

Bước 1: Bắt buộc trưng cầu giám định

Đối với những trường hợp sau cơ quan có thẩm quyền bắt buộc trưng cầu giám định:

Khi có sự nghi về về năng lực hành vi dân sự, khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, khả năng khai báo….của người bị buộc tội, người làm chứng…có thể làm ảnh hưởng, thay đổi kết quả vụ án.

Xác định lại tuổi của bị hại, bị can, bị cáo khi thấy nghi ngờ về độ tuổi, cá tài liệu liên quan đến độ tuổi và độ tuổi ảnh hưởng đến kết quả vụ án.

Khi tìm ra nguyên nhân gây chết người.

Mức độ ảnh hưởng sức khỏe, khả năng lao động, mức độ thương tích.

Xác định rõ các loại chất ma túy, chất cháy, chất độc, tiền giả, vàng, đá quý…

Như vậy theo quy định trên thì khi cá nhân bị thương tật, thương tích bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện phải trưng cầu giám định. 

- Trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định thì người bị thương tích, thương tật hoặc người đại diện của họ có quyền gửi đề nghị bằng văn bản đến cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thực hiện. 

Nếu yêu cầu trên không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thì trong 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người giám định. Khi hết thời hạn nói trên người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định để biết được tỷ lệ thương tật, thương tích.

- Người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu cơ quan giám định trả kết quả đúng thời hạn, giải thích rõ kết quả giám định.

+ Cá nhân hoặc cơ quan yêu cầu giám định gửi yêu cầu, quyết định đến tổ chức có thẩm quyền giám định.

+ Có hai phương thức nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu… đểu trưng cầu giám định là qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

+ Tiến hành giám định cho người yêu cầu giám định, người bị tổn hại sức khỏe, thương tích…tại nơi tiến hành điều tra vụ án hoặc cơ quan giám định.

+ Trong thời gian 09 ngày cơ quan tiến hành giám định phải thực hiện giám định thương tật và có kết luận rõ ràng về tổn thương sức khỏe, tỷ lệ thương tật, thương tích. [Nếu việc giám định quá thời hạn nêu trên tổ chức giám định cần phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, cơ quan trưng cầu giám định biết].

Theo quy định tại khoản 2, Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Trong vòng 24h kể từ khi có kết luận giám định cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải gửi kết quả giám định cho người yêu cầu, cơ quan trưng cầu giám định.

- Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa thông thường là: 1.150.000 đồng/trường hợp

- Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa trường hợp đặc biêt: 1.513.000 đồng/trường hợp

Trên đây chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi giám định thương tật ở đâu? Cũng như phân tích, trình bày về trình tự, thủ tục giám định thương tật theo quy định của pháp luật. Luật Dragon luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về các vấn đề pháp lý cho bạn đọc.

>>> Xem ngay: Văn phòng luật sư Hải Phòng uy tín

>>> Xem ngay: Công ty luật sư Hà Nội chất lượng

Xác định thương tật trong vụ án hình sựlà việc khi chúng ta bị các hành vi của người khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của mình cần phải biết được tỉ lệ thương tật mà mình đang phải chịu, từ đó là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền truy tố trách nhiệm hình sự và người bị hại có cơ sở để tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chúng tôi xin tư vấn cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật vụ án hình sự qua bài viết sau.

Xác định tỉ lệ thương tật trong vụ án hình sự

Thương tật trong vụ án hình sự là gì?

Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.

  • Phần trăm thương tật có vai trò rất quan trọng trong một vụ án hình sự.
  • Tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Tỉ lệ này được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật.
  • Đây cũng là cơ sở để yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Lưu ý: Tránh việc nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích khi thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

Thời điểm nào giám định thương tật?

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 205 và Điều 207 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:

  • Khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
  • Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.

Trong đó, Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Thẩm quyền giám định thương tật

Bệnh viện có là cơ quan giám định tỷ lệ thương tật

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi thực hiện việc giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế
  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị xâm phạm thân thể do hành vi của người khác gây nên thì khi muốn xác định tỷ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức nêu trên để tiến hành giám định.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân

Trình tự, thủ tục giám định thương tật

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định khi thuộc các trường hợp sau:

  • Cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
  • Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết.
  • Nguyên nhân chết người.
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
  • Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ,… xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
  • Xác định mức độ ô nhiễm môi trường.

Như vậy đối với trường hợp cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe là một trong những trường hợp bắt buộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải ra quyết định trưng cầu giám định.

  • Nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định thì người bị xâm phạm thân thể, sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan này phải trưng cầu giám định.
  • Sau 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giám định, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
  • Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lí do.
  • Khi hết thời hạn trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu

Yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. [gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện].

  • Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
  • Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.

Nếu hết thời hạn trên mà không thể xác định được việc giám định thương tật thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản kèm theo lý do.

Sau khi tiến hành giám định thương tật, cơ quan, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.

Bước 3: Thông báo kết quả giám định

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự, kết luận giám định của cơ quan, tổ chức giám định phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Chi phí giám định thương tật sẽ được cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật trả cho cơ quan, tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012.

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong vụ án hình sự

Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần [có hiệu lực từ ngày 01/11/2019]. Cụ thể các tổn thương bao gồm:

  • Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ – xương khớp
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng

Việc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể [TTCT] được tính theo phương pháp cộng dưới đây.

Tổng tỷ lệ % tổn thương = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính T2= [100 – T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính T3= [100 – T1 – T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính Tn= {100 – T1 – T2 – T3 – … – T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.\

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

>> Tham khảo thêm: Thủ tục yêu cầu giám định thương tật bổ sung

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về cách xác định tỉ lệ thương tật trong vụ án hình sự. Nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn luật hình sự, hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan để được tư vấn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề