Trưởng bạn câu lạc bộ Tiếng Anh là gì

PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG MỸ          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              Long Mỹ, ngày 26 tháng 03 năm 2016

BÁO CÁO THỰC HIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ

            - Họ và tên: Lưu Trí Dũng

- Mô hình đăng ký: Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2016 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017

I.MỤC TIÊU CỦA MÔ HÌNH

Các chuyên gia cho rằng: “Yếu tố cản trở người Việt khi học Tiếng Anh là sự nhút nhát, ngại giao tiếp.” Việc ít trao đổi bằng Tiếng Anh khiến vốn Ngoại Ngữ của bạn mai một dần đi. Nên mục tiêu của mô hình này đặt ra là:

- Tạo  môi trường giao tiếp

Lợi ích đầu tiên khi tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh là môi trường - nơi có những con người đam mê Tiếng Anh và có cùng mục đích luyện tập Tiếng Anh . Ở nới đây các em thoải mái cải thiện khả năng của mình bằng cách luyện tập hàng ngày với những học sinh có cùng mục tiêu như các em. Việc nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh  khiến các em không còn ngại ngần, sợ mắc lỗi; việc tiếp xúc Tiếng Anh hàng ngày sẽ khiến vốn từ của em tăng lên đáng kể.

Theo cách học truyền thống của Tiếng Việt bằng cách bắt chước cách phát âm của bà, của mẹ, theo thời gian, vốn từ tăng dần lên và các em học cách diễn tả cảm nghĩ qua việc lắp ráp những từ mình biết thì việc học Tiếng Anh cũng vậy. Các em bé ở Phương Tây khi lớn lên đều phải trải qua quá trình học Tiếng Anh gian nan để bắt kịp với tiến trình xã hội. Điểm mấu chốt để các em nói trôi chảy Tiếng Anh cũng như các em thông thạo Tiếng Việt là môi trường. Nếu gia đình, lớp học không thể tạo môi trường học Tiếng Anh tốt, hãy để câu lạc bộ Tiếng Anh làm điều đó giúp các em.

- Tạo động lực mạnh mẽ

Câu lạc bộ là nơi hội tụ những em  đam mê Tiếng Anh, có cùng mục đích rèn luyện những kỹ năng Tiếng Anh cần thiết. Rất nhiều người than thở "học không được vì không có sức ép, không có động lực". Điều đó đúng khi các em làm việc, học tập một cách riêng lẻ, còn khi đã hòa cùng guồng máy chung, các em buộc phải chạy hết tốc lực.

   Trong một câu lạc bộ Tiếng Anh với nhiều học sinh, mỗi học sinh một trình độ Tiếng Anh khác nhau, các em dễ dàng ước lượng được mình đang ở đâu so với mặt bằng chung và khi đã biết được rồi, các em có thể nào không tiếp tục rèn luyện để đạt vị trí cao hơn? Ai cũng muốn trở thành người giỏi nhất.

- Học kỹ năng mềm

Một trong những vấn đề mà học sinh hiện nay còn thiếu, đó là kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là gì?  Là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Những điều này không được học trong nhà trường nhưng lại được phát huy trực tiếp khi các em tham gia hội nhóm, cụ thể hơn là tham gia câu lạc bộ và đặc biệt là tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh. Ở đó, các em không chỉ được học kiến thức chuyên môn mà còn được chơi, được phát huy sở trường, thế mạnh. Việc hòa đồng với bạn bè cùng lứa, tham gia các trò chơi tập thể khiến tính nhút nhát, tự ti của các em giảm đáng kể, những trò chơi teamwork sẽ khiến kỹ năng teamwork tăng cao, rất có lợi cho việc làm việc nhóm của các em sau này.

- Nắm bắt kinh nghiệm từ người đi trước

Những lỗi sai trong phát âm Tiếng Anh, những trục trặc trong phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả.... là những gì các em cần nghe để hiểu, nghe để tránh. và người truyền lại cho các em những kiến thức ấy không ai khác là những học sinh đi trước - những học sinh đã từng qua quá trình học gian nan và phạm sai lầm như các em.

Học ngôn ngữ, cần tránh cách học thụ động. Tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh là biện pháp tốt hơn cả để các em chủ động nâng cao khả năng Ngoại ngữ của mình và dám chắc những gì các em nhận được sau thời gian tham gia một club Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở đó.

II.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG:

- Đối với Hội đồng trường: Chủ tịch hội đồng công bố mô hình quản lý được thực hiện trong năm học 2016-2017 “ Mô hình sinh hoạt câu bộ tiếng Anh”  cho tất cả CB-GV-NV trong hội đồng biết. Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất như nơi sinh hoạt, trưng bày sản phẩm, thiết bị nghe nhìn…, kinh phí và sắp xếp thời gian sinh hoạt cho câu lạc bộ 1 cách hợp lý.

- Đối với Hiệu trưởng/BGH: Đầu năm Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đề ra kế hoạch năm học để các bộ phận trong nhà trường căn cứ vào kế hoạch đó lên kế hoạch thực hiện của bộ phận mình đảm trách và hướng dẫn các giáo viên chuyên  tiến hành thành lập các câu lạc bộ của môn mình phụ trách.

- Đối với GV:

+ GV dạy tiếng Anh: Đầu năm học tham mưu với lãnh đạo nhà trường về nhân sự trong việc thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếng Anh và phát động cho học sinh từ khối 3 đến khối 5 các lớp đăng ký [bằng đơn theo mẫu] tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh.

+ Đối với GVCN: phát đơn cho học sinh đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ sau đó tổng hợp danh sách học sinh lớp mình tham gia câu lạc bộ gửi cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ tổng hợp, nhắc nhở học sinh của lớp mình tuân thủ đúng nội quy khi  tham gia sinh hoạt và vui chơi.

- Đối với HS: Tự nguyện làm đơn theo mẫu xin tham gia vào câu lạc bộ khi có nhu cầu. Tham gia nêu ý kiến xây dựng nội quy của Câu lạc bộ; được xét khen thưởng khi có thành tích tham gia tốt.

Khi tham gia sinh hoạt phải chấp hành đúng nội quy của câu lạc bộ và đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, nghỉ sinh hoạt phải xin phép chủ nhiệm.

- Sự kết hợp của các ban bệ trong nhà trường: Các ban bệ trong nhà trường hỗ trợ rất nhiều cho việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ như: tư vấn, góp ý xây dựng hình thức và nội dung sinh hoạt ngày càng phong phú hơn, huy động phát triển thêm số lượng thành viên tham gia câu lạc bộ ngày càng đông.

- Sự tham gia của chính quyền địa phương: chính quyền địa phương cũng thống nhất cao với mục đích của việc xây dựng mô hình sinh hoạt của câu lạc bộ, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí để tạo kiện cho thành viên của câu lạc tham quan học tập mở mang thêm kiến thức và khen thưởng học sinh tham gia câu lạc bộ có thành tích tốt, tạo sự đồng tình cho phụ huynh nhằm bước đầu tạo cho các em sự tự tin khi  giao tiếp bằng tiếng Anh và tinh thần hợp tác trong sinh hoạt và vui chơi, góp hình thành phát triển kỹ năng sống cho các em.

- Sự tham gia đóng góp của CMHS, XHH: Tạo điều kiện tốt cho con em mình tham gia câu lạc bộ một cách đầy đủ,  Hỗ trợ 56 quyễn sách tiếng Anh cho thư viện và 500 quyễn tập để phát thưởng cho những học sinh có thành tích tích tốt khi tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ.

III.HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA MÔ HÌNH

- Qua 7 tháng hình thành và phát triển câu lạc bộ đã được những kết quả như sau:

+ Thành viên tham gia gia câu lạc  ngày càng tăng [ mới thành lập : 16 thành viên  ; hiện tại: 81 thành viên]

+ Sản phẩm của câu lạc bộ ngày càng phong phú hơn [ vẽ, viết, hát, kể chuyện, đàm thoại và sinh hoạt vui chơi]

+ Khi tham gia vào sinh hoạt câu lạc bộ các em ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, bồi bổ thêm vốn từ tiếng Anh trong học tập.

+ Học sinh phát huy được năng lực sở trường của từng em từ đó các em tích cực hơn, năng động hơn trong giao tiếp, học tập và vui chơi.

+ Gia đình và xã hội rất đồng tình với việc thực hiện mô hình sinh hoạt câu lạc bộ vì qua đó giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, bồi dưỡng thêm vốn từ vựng tiếng Anh để làm hành trang cho các em học tốt môn tiếng Anh ở các lớp cao hơn.

+   Kết quả học tập môn tiếng anh của các em ở cuối kỳ I  cũng được nâng lên rõ rệt [ Khống có hs nào không hoàn thành môn tiếng Anh]

IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Cần phải có chỉ đạo vào đầu năm học và hướng dẫn quy trình thành lập câu lạc bộ thật cụ thể để có sự thống nhất trong hội đồng.

          - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và phương tiện trang bị cho câu lạc bộ.

          - Tổ chức sinh hoạt phải luôn luôn thay đổi hình thức và chuẩn bị nội dung thật phong phú để cuốn hút nhiều học sinh tham gia.

          - Chủ nhiệm câu lạc bộ phải luôn tạo cho các em một bầu không khí thoải mái và vui tươi khi tham gia câu lạc bộ.

          - Khuyến kích các em giao tiếp bắng tiếng Anh trong các buổi sinh hoạt .

          - Khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích tốt để kích lệ các em.

-Tranh thủ sự đồng tình của phụ huynh và chính quyền địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, phục vụ tốt cho việc sinh hoạt của câu lạc bộ.

- Mô hình hình này đã được áp dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả rất cao và có thể nhận rộng trong tất cả các trường có quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được./.

                                                                                                Người báo cáo

                                                                                               Lưu Trí Dũng

Video liên quan

Chủ Đề