Tại sao hay thức giấc nửa đêm

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Hội chứng ngừng thở khi ngủ

Khi đang ngủ, bạn có thể bị ngưng thở từ 10 – 60s khiến não bị shock và và tỉnh dậy, thở hổn hển để lấy oxy. Sau đó bạn có thể ngủ lại, nhưng tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong đếm khiến giấc ngủ của bạn chẳng được yên.

2. Tiểu đêm

Tiểu đêm là một trong những nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Nếu thấy mình thức dậy 2 - 4 lần trong đêm để đi tiểu, ngay cả khi đã hạn chế uống nước vào buổi tối, thì bạn chỉ cần thêm một chút muối vào nước và uống, Jonathan Steele, Giám đốc điều hành của trang WaterCures.org chia sẻ. Cơ thể chúng ta cố gắng duy trì sự cân bằng của nước và các chất điện giải. Nếu quá nhiều nước nhưng không đủ muối, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ nước và điều đó có thể giải thích lý do tại sao bạn thường xuyên thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu.

Để đối phó với tình trạng này, khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, hãy uống một ly nước nhỏ pha một nhúm muối biển chưa tinh chế. Muối chưa qua chế biến sẽ tạo điều kiện cho nước đi vào tất cả các tế bào.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

3. Ngủ quá trễ

Thói quen lướt Facebook, Instagram trước giờ đi ngủ có thể là nguyên nhân làm rối tung giấc ngủ của bạn. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử khiến cơ thể ngưng sản xuất melatonin - hoóc môn giấc ngủ, từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Những người dùng điện thoại thông minh thường có xu hướng để điện thoại gần với khuôn mặt nên ánh sáng từ màn hình có thể dẫn đến khó ngủ.

Hội chứng khó thở khi ngủ có thể khiến bạn thức giấc nhiều lần giữa đêm

2. Caffein                  

Sau khi sử dụng café, phải mất tới 8h để những tác động của caffein chấm dứt sự tác động tới kích thích thần kinh của bạn. Sử dụng caffein sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, cả đêm trằn trọc, mệt mỏi.

Chỉ nên sử dụng cafe vào buổi sáng, hoặc ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ

3. Tình trạng bệnh lý

Một số bệnh như huyết áp cao, tim mạch, trào ngược dạ dày, hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân chính kiến tình trạng mất ngủ giữa đêm của bạn ngày càng trở nên trầm trọng. Hen suyễn khiến bạn khó thở, huyết áp cao, nóng trong người khiến bạn toát mồ hồi, các bệnh về tim mạch, dạ dày cũng gây ra những khó chịu không nhỏ khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm

4. Rượu

Bất cứ ai cũng biết rằng, rượu có thể làm cho ta cảm thấy buồn ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ làm cho bạn dễ ngủ. Bạn có thể thiếp đi ngủ khi vừa uống rượu, nhưng chính men rượu sẽ khiến bạn giật mình tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại.

Tránh xa rượu nếu bạn không muốn bị mất ngủ

5. Ánh sáng từ tivi, điện thoại

Nhiều người, nhất là ở những người trung tuổi thường có thói quen xem tivi trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng họ không biết rằng, chính ánh sáng và tiếng động từ tivi là nguyên nhân khiến bạn giật mình tỉnh dậy giữa đêm. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ về đêm của bạn. Ngoài ra còn tình trang sử dụng điện thoại trước khi ngủ.

tránh sáng xanh từ tivi và các thiết bị điện tử khiến bạn dễ tỉnh ngủ

6. Sự căng thẳng

Không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ kể cả bạn đã ngủ được rồi nhưng sự căng thẳng, lo âu sẽ đánh thức bạn dậy giữa đêm bởi nó có thể gây ra các cơn ác mộng khiến bạn giật mình tỉnh giấc. Khi thức dậy bạn sẽ cảm giác bồn chồn, không ngủ lai được nữa.

Mang căng thẳng vào giấc ngủ là hoàn toàn không tốt

Cần làm gì khi bạn bị tỉnh dậy giữa đêm?

1. Đừng kiểm tra đồng hồ

“Kiểm tra thời gian khi bạn thức chỉ khiến bạn thêm lo lắng khiến bạn bị “đưa ra ngoài” giấc ngủ. Não bạn sẽ trở nên tỉnh táo và hoạt động trở lại như lúc bạn đang làm việc.

2. Ngồi im một chỗ

Sau khi bị tỉnh giấc và không ngủ lại được, hãy ra khỏi giường. Tìm một chiếc ghế thoải mái và ngồi im ở đó tập thư giãn đầu óc bằng các nghe một bản nhạc chẳng hạn. Khi cảm thấy băt đầu buồn ngủ, hãy trở lại giường, lúc này cơ thể bạn đã sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.

3. Ở yên trong bóng tối

Đừng bao giờ bật điện thoại, tivi hay bật đèn sáng khi bạn vừa bị tỉnh dậy giữa đêm. Rất cả ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm ức chế hormone melatonin thư giãn và ngủ.

4. Chà đôi tai bạn

Hãy thử làm điều này để kích thích huyệt ngủ nằm ở tai. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ chà xát đỉnh tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt.

5. Yên lặng và thư giãn cơ bắp

Khi bạn tỉnh, hãy vận động nhẹ như siết tay hoặc chân để căng và thư giãn cơ bắp. Tạo ra một “tín hiệu” ngủ. Bạn có thể xoa má hay tai, dụi mắt. Cơ thể bạn sẽ giải thích điều này là do bạn đang buồn ngủ và sẽ quay trở lại giấc ngủ.

Những biện pháp nêu trên chỉ là giải pháp tức thời giúp bạn lấy lại giấc ngủ. Để cãi thiện  dần tình trạng mất ngủ bạn cần có thói quyen tập thể dục đều dặn, dinh dưỡng hợp lý và quan trọng hơn là tránh căng thẳng thần kinh, giữ tinh thần thoãi mái.v.v. Nếu các phương pháp thông thường không giúp cãi thiện giấc ngủ, bạn được khuyên nên gặp bác sỹ chuyên khoa để có những tư vấn, điều trị hợp lý.

Theo: //suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề