Vì sao mắt bé bị đổ ghèn

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu lượng ghèn xuất hiện nhiều hơn so với mức cho phép thì nó lại trở nên nguy hiểm đối với mắt của bé. Vậy làm thế nào để tình trạng này không xảy ra nữa? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mắt bé bị đổ ghèn là tình trạng như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt là do một ống tuyến lệ bị tắc nghẽn, làm cho nước mắt không thể chảy ra được. Vì nước mắt được hình thành trong tuyến lệ nên nó có nhiệm vụ làm sạch và bôi trơn các bề mặt xung quanh mắt.

Lượng ghèn bám dính trên mắt bé sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu và không được thoải mái

Khi bé chớp mắt, mí mắt đẩy dịch nước mắt vào những ống dẫn tuyến lệ đó, sau đó mới chảy vào mũi. Nếu ống dẫn nước bị tắc thì dịch không thể nào chảy ra khỏi bề mặt của mắt được, từ đó gây ra hiện tượng dịch nhầy đọng lại ở các khóe và làm xuất hiện ghèn.

Mắt bé bị đổ ghèn mắt khi ngủ dậy có nguyên nhân do đâu?

Có khá là nhiều nguyên nhân khiến cho các bé gặp khó khăn trong việc mở mắt khi ngủ dậy như nước ối và máu của mẹ chảy vào mắt bé lúc mới sinh. Lý do là vì mắt bé lúc này còn rất yếu và dễ bị nhiễm trùng nên dẫn đến hiện tượng mắt bị đổ ghèn.

Một số nguyên nhân khách quan như cha mẹ chưa biết cách vệ sinh đúng cho bé mỗi ngày, hoặc người mẹ trong giai đoạn nuôi con bằng sữa không chú ý đến bữa ăn hằng ngày của mình, ăn một số loại thức ăn gây nhiệt nóng cho cơ thể. Điều này làm cho mắt bé bị ảnh hưởng do bú sữa mẹ.

Mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để con luôn khỏe mạnh

Bên cạnh đó, vì còn là trẻ sơ sinh nên mắt bé còn rất yếu, khả năng bị lây nhiễm bệnh đau mắt rất cao từ những người xung quanh, kể cả chỉ là vô tình tiếp xúc. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do hai nguyên nhân dưới đây:

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng mắt. Các triệu chứng phổ biến của nguyên nhân này là mắt có ghèn và mủ, làm cho hai mí mắt của bé dính chặt vào nhau khi mới ngủ dậy. Có hai loại viêm kết mạc do vi khuẩn phổ biến là: Viêm kết mạc do vi khuẩn lậu cầu [Neisseria Gonorrhoeae] và viêm kết mạc thể vùi [do vi khuẩn Chlamydia].

Bé bị mắc viêm kết mạc do vi khuẩn cũng có thể là do di truyền từ người mẹ. Vì vậy các mẹ cũng nên lưu ý về tình trạng sức khỏe của bản thân để bé cũng có sức khỏe tốt nhé.

Trẻ bị tắc tuyến lệ

Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ % khá ít ở trẻ sơ sinh, chỉ khoảng 10%. Biểu hiện của bệnh này là bé liên tục bị chảy nước mắt mặc dù bé không hề khóc. Bé sẽ bị chảy nước mắt nhiều hơn nếu thời tiết se lạnh hoặc trẻ hay ở nơi có nắng và gió.

Tình trạng này khiến cho mắt bé dễ bị nhiễm trùng mắt thứ phát, làm xuất hiện mủ ở trên mắt bé. Đặc biệt là mỗi khi tỉnh dậy mắt bé sẽ xuất hiện nhiều dịch màu vàng ở xung quanh mí mắt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự động hết sau khoảng vài tháng và cũng làm cho hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn biến mất luôn.

Những biểu hiện mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy

Thông thường, mắt sẽ tự động tiết ra một màng dịch mỏng để bảo vệ và giữ ẩm cho đôi mắt của bé, hay còn gọi là sự kết hợp giữa dầu và một loại chất nhờn. Chất dịch này có màu trong suốt, màu vàng hoặc trắng ngà, có độ ướt dính, đôi khi khô cứng đóng lại thành vảy hoặc ở trong trạng thái loãng giống như đang chảy nước mắt. 

Mắt đổ ghèn làm cho bé khi thức dậy, mắt sẽ tự động có phản xạ là chớp thường xuyên với mục đích là loại bỏ các lượng dịch này. Còn lúc bé ngủ thì hai mắt nhắm lại, do đó các lớp dịch này sẽ tích tụ ở dọc đường lông mi và khóe mắt, tạo ra ghèn hoặc gỉ mắt.

Vì thế, nếu cha mẹ thấy hiện tượng ghèn xuất hiện trên mắt bé thì cũng đừng lo lắng quá vì đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu bé ở trong trường hợp là mắt đổ quá nhiều ghèn, xuất hiện màu sắc lạ và những biểu hiện sau thì cha mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Mi mắt của bé dính chặt vào nhau làm cho bé không mở mắt ra được.

  • Mắt đau và bị sưng đỏ.

  • Nhạy cảm hơn khi bé nhìn trực tiếp vào ánh sáng.

  • Màu sắc dịch là màu trắng, xanh lá hoặc vàng.

Nếu mắt bé có những biểu hiện trên thì cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa ngay lập tức để có những phương pháp điều trị kịp thời cho đôi mắt của bé nhé. 

Các bước vệ sinh đúng cách cho mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy

Để mắt bé luôn được sạch và khỏe mạnh, cha mẹ hãy thực hiện các bước sau để loại bỏ ghèn ở mắt bé:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

  • Lau khô mắt của bé bằng miếng gạc sạch hoặc khăn dùng một lần, không nên tái sử dụng lại khăn.

  • Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm ướt miếng gạc vô trùng. Tránh sử dụng các miếng bông gòn vì nó dễ làm vương các sợi bông vô mắt bé.

  • Lau mắt bé thật nhẹ nhàng từ khóe mắt ra đuôi mắt, mỗi một lần lau là một lần sử dụng miếng gạc mới.

  • Tránh tuyệt đối việc chạm tay vào mắt bé hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì điều này dễ làm cho mắt bé bị tổn thương.

  • Sau khu vệ sinh sạch sẽ xong, thu dọn đồ đạc và rửa tay lại thật sạch.

Luôn vệ sinh mắt cho bé để ghèn không còn xuất hiện nữa

Nhà thuốc Long Châu hy vọng những thông tin về mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy ở trong bài viết trên sẽ có ích đối với cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Tuy đổ ghèn không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng cần phải hết sức lưu ý và liên tục quan sát tình trạng bệnh của con để có những giải pháp kịp thời. Nếu bạn có điều gì thắc mắc muốn chúng tôi tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ ngay với số hotline nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn là hiện tượng bình thường và sẽ khỏi sau một vài ngày khi được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, đổ ghèn nhiều, mi mắt sưng, bé cưng có nguy cơ gặp các vấn đề về mắt, nhất là bệnh viêm kết mạc mắt.

Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn kéo dài, mắt sưng tấy, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bé cưng có thể gặp phải các vấn đề về mắt nghiêm trọng.

Mắt trẻ bị đổ nhiều ghèn, không thể mở sau khi ngủ dậy là nỗi lo lắng của mẹ

Nếu mắt bé bị đổ ghèn đơn thuần [không kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, mắt bị sưng tấy]…thì việc đổ ghèn là do sinh lý nhằm loại bỏ các loại bụi bẩn bám vào mắt từ môi trường.

Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể bé đã bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là một nhiễm trùng mắt rất phổ biến. Kết mạc là màng mỏng trong suốt bao phủ lên phần tròng trắng của mắt, mặt trong mi mắt, đảm bảo cho mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể di động dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc. Khi bị viêm, mắt sẽ tiết nhiều chất dịch hay còn gọi là ghèn, mi mắt sưng, có cảm giác cộm, ngứa mắt…

Nguyên nhân mắt bé bị đổ ghèn

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị ảnh hưởng từ viêm kết mạc ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác nhân sau:

– Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây kích ứng kết mạc mắt và được gọi là viêm kết mạc dị ứng, bệnh thường bắt đầu ở cả 2 mắt cùng một lúc. Một số chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, chất độc hại…

– Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, virus: Thời gian phát bệnh thường nhanh hơn , ban đầu bị ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Trẻ sẽ dụi mắt liên tục giống như có vật cộm trong mắt, chảy nhiều nước mắt, kết mạc đỏ. Mắt có nhiều ghèn đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy khiến trẻ không thể mở mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus gây ra thường mắt sẽ bị đổ nhiều ghèn, đặc sánh có màu vàng giống chất dịch nhầy hơn so với nguyên nhân dị ứng. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua nước mắt, các vật dụng sinh hoạt.

Đặc biệt nhất với các bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo vì khi dụi mắt và cầm vào đồ chơi virus, vi khuẩn sẽ lây qua cho trẻ khác thông qua món đồ đó.

Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn bằng nước muối sinh lý 0.9%

Ngay khi mắt bé đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Với những trường hợp nhẹ mẹ chỉ cần nhỏ khoảng từ 3-5 ngày là khỏi. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Thông thường việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ em là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng, do đó mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi của bé khoảng 2-3 lần/ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bé bị đổ ghèn do dị ứng bạn cần xác định đúng “thủ phạm” và giữ cho trẻ tránh xa chất này.

Mắt trẻ bị đổ ghèn có thể không nguy hiểm tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho bé đặc biệt nhất là vùng mắt. Trẻ nhỏ chưa có ý thức nên sẽ thường xuyên dùng tay dụi mắt khi thấy khó chịu và điều này khiến bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do đó, mẹ cần chủ động vệ sinh tất cả các đồ chơi, đồ dùng cá nhân riêng của bé.

Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi nhỏ nước muối hoặc thuốc cho con. Tuyệt đối không dùng chung khăn lau mặt với trẻ.

Bệnh viêm kết mạc sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị bằng thuốc, tuy nhiên trường hợp không có tiến triển tốt thì cần cho bé dừng thuốc ngay và tái khám trở lại. Không nên để tình trạng mắt bé bị đổ ghèn kéo dài ngày vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.

Tóm lại, nếu gặp phải tình huống bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn, mẹ cũng không cần quá lo. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời giúp bé vệ sinh mắt sạch sẽ. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy

Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:

– Khóa Hồi sức sơ sinh, tháng 06/2020 tại Bệnh viện Nhi đồng 1

– Khóa Chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tháng 06/2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:

– Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi – Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

– Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sinh dưới 32 tuần hoặc dưới 1500 gam tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Bệnh trẻ em.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề