Khái niệm so sánh và ví dụ

Chính vì thế, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Về sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém. Ví dụ:

“ Thân em như dải lụa đào ” — Ca dao

Văn học dân gian thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những hiện tượng tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu tượng. Chẳng hạn:

“ Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

” — Ca dao

Chức năng của so sánh trong văn học hiện đại rất da dang. Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình. Ví dụ: "Cái râu mới lạ làm sao ? Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm. Nó nhọn như cái mũi dùi nung và bầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vắt vểu vểnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu." (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện biểu hiện, hoặc kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong văn học hiện đại rất đa dạng. Có nhiều kiểu so sánh hết sức độc đáo, bất ngờ.

Bằng con đường so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng hoặc hiện tượng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú.

Giải thích khái niệm phép so sánh là gì, tác dụng của phép so sánh, các kiểu so sánh, các biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến.

So sánh là gì? Đây là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất. Phép so sánh xuất hiện với tần suất thường xuyên không chỉ ở các tác phẩm văn học mà trong cả các ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày, các câu ca dao tục ngữ… Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, cách, nhận biết, cấu tạo và các kiểu so sánh trong bài viết này nhé.

Khái niệm so sánh và ví dụ

So sánh là gì

Content

Khái niệm so sánh là gì?

Theo định nghĩa được Sách Giáo khoa Ngữ văn 6 đưa ra, biện pháp tu từ so sánh được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc khác nhau về tính chất nhưng lại có điểm tương đồng ở một khía cạnh nào đó. Từ đó giúp tăng cường sức gợi hình và gợi cảm trong quá trình diễn đạt.

Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Ở đây, thân phận người phụ nữ được ví như “tấm lụa đào”, đẹp đẽ nhưng cũng vô cùng mong manh vô định.

Tác dụng của phép so sánh

  • Giúp nêu bật một khía cạnh, đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau
  • Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt và hiện tượng, sự vật, hình ảnh
  • Giúp người đọc và người nghe có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng sự vật, sự việc được đề cập đến. Bởi đặc trưng của phép so sánh là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng, cái không cụ thể, vô hình…
  • Khiến cho câu văn, câu thơ, cách diễn đạt trở nên bay bổng và thú vị hơn, tránh được sự nhàm chán trong cách diễn đạt

Các dấu hiệu nhận biết phép so sánh là gì?

  • Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu văn được thể hiện ở từ so sánh. Bao gồm các từ giống như, ví như, là, như…
  • Nhận biết phép so sánh còn có thể dựa vào nội dung của câu nói. Nếu nội dung câu văn, câu thơ… thể hiện, so sánh sự tương đồng của 2 sự vật, sự việc thì đó là phép so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh là gì?

Một phép so sánh thông thường sẽ có cấu tạo là:

  • Vế A: tên của sự vật, sự việc, con người được so sánh
  • Vế B: tên của sự vật, sự việc, con người được sử dụng để so sánh với vế A
  • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • Từ so sánh

Ví dụ: Mặt đỏ như gấc. Vế A là “mặt”, từ so sánh là “như”, từ chỉ phương diện so sánh là “đỏ”, vế B là “gấc”

Tuy nhiên vẫn có một số phép so sánh với cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc trên. Cụ thể có các trường hợp sau:

  • Từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ :”Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”.
  • Từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: “Anh em như thể tay chân”. Trong câu ca dao này, vế A là “anh em”, từ ngữ so sánh là “như thể”, còn vế B là “tay chân”. Còn từ chỉ phương diện so sánh không được nêu rõ.
  • Đảo từ so sánh và vế B lên đầu, ví dụ :” Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”

Có những kiểu so sánh nào?

So sánh ngang bằng

Định nghĩa: Kiểu so sánh này được sử dụng để so sánh đối chiếu hai hiện tượng, sự vật, sự việc có điểm chung với nhau. Không những vậy còn giúp hình ảnh hóa hoặc cụ thể hóa các đặc điểm, bộ phận của sự vật, sự việc được so sánh nhằm giúp người đọc, người nghe có sự liên tưởng hình dung dễ dàng hơn.

Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: Giống, như, tựa như, y như, là…

Ví dụ:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ”

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

So sánh hơn kém

Phép so sánh này được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc và đặt chúng trong mối quan hệ hơn kém. Từ đó giúp làm nổi bật đặc điểm của sự vật, sự việc còn lại.

Ta có thể dễ dàng chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém bằng cách thay thế bằng các từ như chẳng, chưa, không, hơn…

Ví dụ:

“Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

Các biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất

So sánh giữa hai sự vật với nhau

Kiểu so sánh này được sử dụng vô cùng rộng rãi, dựa trên khía cạnh tương đồng, điểm chung giữa hai sự vật để đối chiếu so sánh chúng với nhau.

Ví dụ:

Bầu trời tối đen như mực

Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ

So sánh giữa vật với người, người với vật

Kiểu so sánh này dựa trên điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người với một sự vật nào đó để so sánh đối chiếu. Từ đó giúp nêu bật phẩm chất, đặc điểm của người được so sánh.

Ví dụ:

“Trẻ em như búp trên cành”

Cây tre giản dị thanh cao như con người Việt Nam

So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh.

Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Biện pháp tu từ so sánh biến hóa vô cùng đa dạng tùy từng ngữ cảnh và văn phong của mỗi người. Mong rằng qua bài viết này các em đã hiểu được so sánh là gì và nắm được những kiến thức cơ bản nhất về phép so sánh. Từ đó có thể dễ dàng nhận diện biện pháp tu từ này và vận dụng nó thật tốt.

Thế nào là so sánh cho ví dụ minh họa?

So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...

So sánh là gì lớp 4?

So sánh là gì? So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.

So sánh có nghĩa là gì?

So sánh hay còn gọi là tỉ dụ là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.

Có bao nhiêu loại so sánh trong tiếng Việt?

Có mấy kiểu so sánh lớp 3?.

So sánh ngang bằng. Đây là kiểu so sánh các sự việc, sự vật, hiện tượng có sự tương đồng nhau. ... .

So sánh hơn kém. ... .

So sánh sự vật này với sự vật kia. ... .

So sánh con người với sự vật và ngược lại. ... .

So sánh âm thanh với âm thanh. ... .

So sánh các hoạt động với nhau..