Khả năng thu hồi mức trung bình ngành năm 2024

Nhóm chỉ số khả năng hoạt động của doanh nghiệp là những chỉ số tài chính dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhóm chỉ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các khoản đầu tư thành doanh thu và lợi nhuận. Vậy nhóm chỉ số này sẽ gồm những chỉ số nào? Làm sao để tính được các chỉ số đó và áp dụng các chỉ số đó như nào trong việc đánh giá doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về nhóm chỉ số này qua đó có thể dễ dàng áp dụng vào chiến lược đầu tư của mình.

1. Tỷ số vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio)

Tỷ số vòng quay tổng tài sản là một chỉ số tài chính đo lường doanh thu của doanh nghiệp so với giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu.

Công thức:

Khả năng thu hồi mức trung bình ngành năm 2024

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Trên báo cáo tài chính năm 2022 của doanh nghiệp có những thông tin sau:

  • Tổng tài sản đầu kỳ : 219.295 tỷ VNĐ
  • Tổng tài sản cuối kỳ : 236.495 tỷ VNĐ
  • Doanh thu : 541.000 tỷ VNĐ
  • Chiếu khấu bán hàng : 17.000 tỷ VNĐ

Có nghĩa là với 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản, doanh nghiệp ABC tạo ra 2,3 đồng doanh thu.

Tỷ số vòng quay tổng tài sản càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình trong việc tạo ra doanh thu càng hiệu quả. Ngược lại, một doanh nghiệp có tỷ số vòng quay tổng tài sản thấp có thể cho thấy doanh nghiệp đó không sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu một cách hiệu quả.

Lưu ý: Doanh nghiệp trong lĩnh vực khác nhau sẽ có tỷ số vòng quay tổng tài sản tốt khác nhau. Ví dụ: mảng bán lẻ tỷ số tốt lớn hơn đạt 2,5, trong khi mảng điện tử viễn thông tỷ số này nhỏ 1 là bình thường.

2. Tỷ số vòng quay tài sản cố định (Fixed Asset Turnover Ratio – FAT)

Tỷ số vòng quay tài sản cố định là một chỉ số tài chính đo lường đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết mỗi đồng chi mua tài sản cố định tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản cố định bao gồm giá trị bất động sản, nhà xưởng, máy móc và thiết bị trừ đi khấu hao lũy kế.

Công thức:

Khả năng thu hồi mức trung bình ngành năm 2024

Ví dụ: Doanh nghiệp XYZ có tổng doanh thu hàng năm là 10.000 tỷ VNĐ trong năm 2022, với chiết khấu bán hàng là 100 tỷ VNĐ. Số dư đầu năm của tài sản cố định ròng là 1.000 tỷ VNĐ, trong khi số dư cuối năm lên tới 1.100 tỷ VNĐ.

Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định trong năm 2022 của doanh nghiệp XYZ là là 9,42, nghĩa là cứ một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì doanh nghiệp tạo ra 9,42 đồng doanh thu. Con số tài sản cố định trung bình được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ và cuối kỳ, sau đó chia số đó cho 2.

Tài sản cố định của doanh nghiệp khác nhau giữa các ngành, do đó không có tỷ số vòng quay tài sản cố định tiêu chuẩn.

Tỷ số vòng quay tài sản cố định cao cho thấy doanh nghiệp quản lý tài sản cố định có hiệu quả tốt, sử dụng chính xác vào các khoản đầu tư vào tài sản cố định để để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, do đó mang lại lợi nhuận cao cho việc đầu tư tài sản. Ngược lại, tỷ số này thấp cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu qu và đang đầu tư quá mức vào tài sản cố định.

3. Tỷ số vòng quay vốn lưu động (Working Capital Turnover Ratio)

Tỷ số vòng quay vốn lưu động là một chỉ số tài chính quan trọng đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn lưu động của mình để tạo ra doanh thu bán hàng. Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất quản lý tài chính và tối ưu hóa sử dụng vốn trong chu kỳ kinh doanh.

Vốn lưu động là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp duy trì đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, nguồn vốn ngắn hạn này bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả ngắn hạn.

Công thức:

Ví dụ: Doanh nghiệp X có doanh thu thuần là 12.000 tỷ VNĐ trong 12 tháng trước đó. Vốn lưu động trung bình trong thời gian đó là 2.000 tỷ VNĐ. Do đó, tỷ số vòng quay vốn lưu động là 12.000 tỷ VNĐ / 2.000 tỷ VNĐ = 6,0. Điều này có nghĩa là mỗi đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra 6 đồng doanh thu.

Tỷ số vòng quay vốn lưu động cao cho thấy doanh nghiệp đang rất hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để hỗ trợ bán hàng. Nói cách khác, doanh nghiệp đang tạo ra doanh thu cao hơn cho mỗi đồng vốn lưu động được sử dụng. Ngược lại, tỷ số này thấp có thể cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều khoản phải thu và hàng tồn kho để hỗ trợ bán hàng, điều này có thể dẫn đến nợ khó đòi quá mức hoặc hàng tồn kho quá hạn.

Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi và tối ưu hóa tỷ số vòng quay vốn lưu động. Các phương pháp để tăng tỷ số vòng quay vốn lưu động có thể bao gồm việc cải thiện quản lý hàng tồn kho, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu và các khoản phải trả.

4. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy số lần doanh nghiệp luân chuyển hàng tồn kho so với giá vốn bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn về giá bán hàng, sản xuất, marketing và nhập hàng. Đây là một trong những tỷ số hiệu quả đo lường cách một doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả.

Công thức:

Khả năng thu hồi mức trung bình ngành năm 2024

Ví dụ: Trong năm tài chính 2022, doanh nghiệp Y đã báo cáo chi phí bán hàng là 429 tỷ VNĐ và hàng tồn kho cuối năm là 56,5 tỷ VNĐ, tăng so với 44,9 tỷ VNĐ một năm trước đó.

Số ngày tồn kho bằng = 365 / 8,5 = 42 ngày

Điều này cho thấy doanh nghiệp Y luân chuyển hàng tồn kho trung bình 42 ngày một lần trong năm.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho tốt sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn của một ngành nhất định. Nhìn chung, những ngành dự trữ những sản phẩm có giá tương đối thấp sẽ có tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với những ngành bán những sản phẩm hàng có giá trị cao.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng nhanh chóng hơn, giảm lượng vốn mà doanh nghiệp dồn vào hàng tồn kho của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao có thể là dấu hiệu của lượng hàng tồn kho không đủ khiến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc bán hàng hoặc hàng tồn kho quá nhiều, còn được gọi là dự trữ quá mức. Tỷ số này thấp còn có thể cho thấy vấn đề về chiến lược bán hàng hoặc hoạt động marketing không hiệu quả.

5. Tỷ số vòng quay khoản phải thu (Receivables Turnover Ratio)

Tỷ số vòng quay khoản phải thu một trong những chỉ số tài chính để đo lường tính hiệu quả doanh nghiệp trong việc thu hồi số dư chưa thanh toán từ khách hàng. Chỉ số này đo lường số lần một doanh nghiệp thu hồi số dư trung bình các khoản phải thu và quản lý quy trình hạn mức tín dụng của doanh nghiệp.

Công thức:

Ví dụ: Doanh nghiệp A có kết quả tài chính trong năm 2022 như sau:

Doanh thu bán chịu ròng : 800.000 tỷ VNĐ

Số dư đầu kỳ khoản phải thu : 64.000 tỷ VNĐ

Số dư cuối kỳ khoản phải thu : 72.000 tỷ VNĐ

Số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu = 365 / 11,76 = 31,04 ngày

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp A đã thu hồi các khoản phải thu trung bình 11,76 lần trong năm 2022. Khách hàng của doanh nghiệp A mất trung bình 31 ngày để thanh toán các khoản phải thu.

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu rất khác nhau giữa các ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn hơn có thể sẵn sàng cung cấp thời hạn tín dụng dài hơn vì họ ít phụ thuộc hơn vào việc bán chịu ròng.

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu cao cho thấy doanh nghiệp chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh hơn và doanh nghiệp có tỷ lệ khách hàng chất lượng cao, trả nợ nhanh chóng. Điều này cho phép doanh nghiệp có nhiều tiền mặt nhanh hơn để triển khai chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp.

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu thấp cho thấy doanh nghiệp thu hồi nợ không hiệu quả, quy trình chính sách tín dụng không đầy đủ hoặc kém, khách hàng không có khả năng tài chính hoặc không đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số này thấp không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ: nếu bộ phận vận chuyển của doanh nghiệp hoạt động kém, doanh nghiệp không giao hàng cho khách hàng đúng hạn. Do đó, khách hàng có thể trì hoãn thanh toán các khoản phải thu, điều này sẽ làm giảm tỷ số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua bài viết trên, nhà đầu tư đã phần nào hiểu và đo lường được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản đầu tư thành doanh thu và lợi nhuận để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả đầu tư cao.