Hướng dẫn thi công ván khuôn phủ phim chi tiết năm 2024

Cốp pha và giàn giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốp thép, đổ và đầm bê tông. Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

1. Đối với ván khuôn móng cột

– Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép – Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn . – Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể . – Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường. – Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .

2. Đối với ván khuôn cột.

– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neochocốp pha cột. – Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột. – Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột. – Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm . – Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

* CÁCH LẮP GHÉP:

+ Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền . + Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ . + Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt. + Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột. + Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

3. Đối với ván khuôn dầm

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau: – Xác định tim dầm. – Rải ván lót để đặt chân cột. – Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọctheotim dầm. – Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng . – Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông. – Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầmchođúng thiết kế.

4. Đối với ván khuôn sàn

– Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ. -Theochu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

5. Nội dung nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt

– Kiểm tra hình dáng kích thướctheoBảng 2-TCVN 4453 : 1995 – Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống. – Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông). – Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau. – Kiểm tra chi tiết chôn ngầm. – Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu. – Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.Kinh nghiệm làm nhà – Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.

6. Công tác tháo dỡ ván khuôn

– Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông. – Các bộ phận cốp pha, giàn giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2. – Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

KHI THÁO DỠ CỐP PHA GIÀN GIÁO Ở CÁC TẤM SÀN ĐỔ BÊ TÔNG TOÀN KHỐI CỦA NHÀ NHIỀU TẦNG NÊN THỰC HIỆN NHƯ SAU:

Ván ép phủ phim được biết đến là một trong những vật liệu phổ biến thường dùng làm khuôn đổ bê tông tại các công trình xây dựng. Sử dụng loại ván ép này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn được thời gian thi công. Để tìm hiểu sâu hơn về loại ván ép phủ phim này, hãy cùng Tân Đại An tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ván ép phủ phim là gì?

Ván ép phủ phim hay còn gọi là ván ép cốp pha phủ phim,… chính là các lớp gỗ công nghiệp dán lại với nhau bởi các lớp keo chống nước trong quá trình ép nhiệt. Bề mặt được được bao phủ bởi lớp phim màu đen hoặc nâu có tác dụng chống thấm. Giúp cho ván ép có độ bền lâu dài.

Hướng dẫn thi công ván khuôn phủ phim chi tiết năm 2024

Cấu tạo

Cấu tạo ván ép phủ phim gồm 3 phần chính: lớp keo, ruột ván và lớp phim.

Keo

Keo là yếu tố quan trọng quyết địn ván có chịu được nước hay không. Thông thường có 3 loại keo chính:

  • Phenolic có thể chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ, lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt.
  • Melamine chịu được nước sôi trong 4 giờ.
  • MR (Urea formaldehyde) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Loại keo này thường trộn với Melamine theo tỷ lệ 12% Melamine và 88% MR hoặc 15% Melamine và 85% MR.
  • Khi cắt tấm ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê tông.

Ruột ván và ép nhiệt

Đây là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực. Có 3 loại nguyên liệu chính để làm ruột gồm gỗ cứng nhiệt đới, sơ dừa và Bạch Dương. Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.

Chất lượng ruột có 3 loại:

  • Loại A: nối tối đa 4 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 20 phút, ép nguội 1 giời, ép nhiệt 30 phút, chịu lực tốt, ít bị rỗng ruột (bộng).
  • Loại B: nối tối đa 8 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút.
  • Loại C: không giới hạn mối nối. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút, ruột có rất nhiều lổ rỗng.

Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.

Lực ép ruột ván : Tối thiểu 120 tấn/m2.

Hướng dẫn thi công ván khuôn phủ phim chi tiết năm 2024
Ván ép phủ phim

Chà nhám ván phủ phim

Công đoạn này vô cùng quan trọng, nó quyết định bề mặt ván có phủ phim được hay không. Các khiếm khuyết như rộp, ngưng tụ khí trong quá trình ép, bong tróc bề mặt sau khi ép sẽ được thấy rõ.

Giấy nhám tiếng Anh được gọi là Glasspaper. Chúng là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ). Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ, giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.

Hai mặt ván phải được chà nhám trước khi phủ phim, độ phẳng tuỳ thuộc quy định của từng nhà máy. Càng phẳng thì ép phim càng đẹp, trơn láng.

Giấy phim trong ván ép phủ phim

Là màng giấy hoặc nhựa mỏng tạo độ láng, hạn chế trầy xước mặt ván. Loại giấy này trước khi phủ lên ván qua quá trình ép nhiệt phải giữ trong kho lạnh.

Giấy phim trong ván ép phủ phim có 2 màu:

  • Phim nâu: chủ yếu được nhập khẩu từ Phần Lan, Malaysia, Singapore. Đây là nước xuất khẩu giấy phim dùng làm cốp-pha hàng đầu thế giới.
  • Phim đen: trên thị trường chủ yếu dùng phim đen sản xuất tại Trung Quốc, Malaysia.

Chất lượng phim nâu và phim đen khác nhau, do đó ảnh hưởng đến chất lượng mặt ván.

Ván ép phủ phim được phân loại dựa trên độ dày của ván với 4 loại phổ biến với kích thước: 12mm, 15mm, 18mm và 21mm.

Hướng dẫn thi công ván khuôn phủ phim chi tiết năm 2024

Hướng dẫn sử dụng ván ép phủ phim cho hiểu quả tối ưu

Với số lần sử dùng lại khoảng 8-10 lần cho mỗi tấm ván ép phủ phim gần 3m2. Tính ra thì mỗi mét vuông bạn chỉ bỏ ra số tiền rất là nhỏ thôi. Nhưng để được số lần như vậy thì cần quan tâm đến cách sử dụng và bảo quản nữa.

1. Trong quá trình Vận chuyển và Bốc xếp ván

Trước nhất, cần chú ý đến ván trong quá trình di chuyển. Khi bốc xếp ván lên xuống xe hoặc đưa ván ép lên sàn mà không có xe nâng thì nên đưa lấy từng tấm một để tránh va chạm hoặc trơn trượt dễ xảy ra việc trầy xướt không đáng có và làm mất thẩm mỹ tấm ván cũng như là bề mặt bê tông sau khi tháo dỡ. Những tấm ván được dựng thẳng lên thành xe thì cần được bốc dỡ trước để tránh đổ đè lên những tấm đang nằm. Đây cũng là một cách để giữ an toàn của bản thân khi bốc hàng. Nếu tấm ván còn nguyên đai, nguyên kiện thì dễ dàng xử lý hơn cho chúng ta bằng cách sử dụng xe nâng để di chuyển nhưng cần chú ý tránh va chạm mạnh. Nên vận chuyển ván đặt trên pallet cẩn thận rồi rồi mới tiến hành cắt đai!

2. Lưu giữ ván ép phủ phim:

Ván ép không phải là sắt thép mà sắt thép còn bị oxy hóa hay mục nát. Vì vậy khi cất giữ ván cần tránh để chỗ có nước, hóa chất… phải khô ráo xung quanh tránh ẩm thấp vì các lớp veneer đã sấy khô rất dễ hút ẩm nếu để càng lâu càng ảnh hưởng đến chất lượng của ván ép. Khi ván được đưa ra công trình mà chưa sử dụng tới thì phải kê lên cao, tránh không để trực tiếp dưới đất. Phải có bạc phủ che chắn để tránh nắng tránh mưa, mưa xuống thì ván hút ẩm còn nắng quá thì ván lại có thể bị cong vênh, co ngót. Ở các công trình thi công thì họ thường tận dụng diện tích để các vật tư khác như sắt, gạch giàn giáo… rất nhiều thứ lên tấm ván sẽ rất nặng, có thể gây cong vênh thậm chí gãy ván. Vậy nên ván được bảo quản trong điều kiện tốt thì sẽ tái sử dụng lại được nhiều lần và tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho quý khách hàng

Hướng dẫn thi công ván khuôn phủ phim chi tiết năm 2024

3. Vệ sinh ván sau khi sử dụng:

Quá trình sử dụng ván đưa lên sàn đổ bê tông hay tháo dỡ để lưu giữ đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của tấm ván. Sau khi dùng xong thì cần làm vệ sinh sạch và quét lớp bê tông bám dính sau mỗi lần sử dụng. Chú ý là phải sạch bê tông không còn dính trên tấm ván nếu không thì những lần đổ sau sẽ ảnh hưởng đến bề mặt bê tông.

Nếu quý khách hàng phân vân không biết nên mua ván ép coppha phủ phim ở đâu có giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất, thì có thể liên hệ đến Tân Đại An nhé!