Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học

sao cho đạt chuẩn và gây ấn tượng với Hội đồng giám khảo. Với bài viết này, Luận Văn Việt sẽ giới thiệu cho các bạn các cách để thực hiện và cách trình bày bài nghiên cứu khoa học thu hút và đạt điểm cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học
Cách làm đề tài nghiên cứu khoa học

1. Cấu trúc bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

Tùy thuộc vào từng đề tài khác nhau mà cấu trúc của bài nghiên cứu khoa học sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Thông thường, một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ có cấu trúc cơ bản dưới đây:

  • Phần mở đầu
  • * Lý do lựa chọn đề tài
    • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    • Mục đích nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
    • Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.
  • Phần nội dung
  • * Chương 1: Những lý luận cơ bản của đề tài
    • Chương 2: Thực tiễn nội dung và đề xuất giải pháp của đề tài
    • Chương 3: Kết quả hoạt động nghiên cứu
  • Phần kết luận và kiến nghị
  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (Nếu có)

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ và biết cách viết nghiên cứu khoa học sao cho đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm thuê luận văn thạc sỹ – nghiên cứu khoa học của Luận Văn Việt. Với cam kết bảo mật thông tin khách hàng cùng mức giá ưu đãi có hạn, còn chần chừ gì mà không liên hệ tới chúng tôi!

2. Cách làm đề tài nghiên cứu khoa học

Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị đào tạo mà nội dung từng phần bài báo cáo có thể thay đổi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên để các bạn có thể tham khảo.

2.1. Phần mở đầu

Phần mở đầu trong bài nghiên cứu khoa học là phần tiếp cận với người đọc đầu tiên, do đó mà bạn cần thể hiện được những nội dung như dưới đây để đảm bảo việc cung cấp thông tin, kiến thức về đề tài cho người đọc, giám khảo có thể nắm được.

2.1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Đây là nội dung không thể thiếu trong phần mở đầu, các bạn có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để xây dựng lý do chọn đề tài:

  • Vì sao bạn lựa chọn đề tài này? Tính khả thi của đề tài như thế nào?
  • Nêu sơ lược về những đề tài nghiên cứu có liên quan trước đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại.
  • Tầm quan trọng và mức độ cấp thiết của đề tài.
  • Các bạn nên mở đầu lý do chọn đề tài bằng một luận điểm gây được ấn tượng và thu hút người đọc. Đó có thể là những trích dẫn hay những ví dụ độc đáo có liên quan đến đề tài.
    Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học
    Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Bạn có thể tham khảo ngay cách đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học sao cho logic hợp lý nhất để chọn được cho mình một đề tài phù hợp, được giám khảo đánh giá cao.

2.1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khi viết đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo, quý bạn lưu ý dựa theo những vấn đề dưới đây:

  • Xác định khách thể nghiên cứu của đề tài là ai? Đối tượng chính là gì? Đề tài hướng đến tìm hiểu hay giải quyết vấn đề của đối tượng chính đó? Bản chất của đối tượng đó ra sao?
  • Khoanh vùng phạm vi nghiên cứu rộng/ hẹp cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và phát triển hoạt động nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu thể hiện ở vị trí, không gian, thời gian, lĩnh vực,…

2.1.3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

Trước khi thực hiện bất kỳ bài nghiên cứu khoa học nào, các bạn phải nắm rõ được mục đích mà mình muốn đạt được thông qua đề tài là gì? Từ đó mà xác định được cách làm bài nghiên cứu khoa học cho đạt chuẩn.

  • Mục tiêu nghiên cứu: Là những gì mà bài nghiên cứu muốn hướng đến. Mục tiêu sẽ trả lời cho cặp câu hỏi “Làm những gì?” và “Đạt được những gì?”
  • Mục đích nghiên cứu: Là ý nghĩa thực tiễn mà bài nghiên cứu muốn hướng đến, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục tiêu khái quát trả lời cho câu hỏi “Để phục vụ ai?”.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Tùy vào từng đề tài mà phương pháp nghiên cứu cũng được lựa chọn khác nhau. Trong cách làm bài nghiên cứu khoa học, các bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Phương pháp so sánh
  • Phương pháp thống kê
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp phân tích tổng hợp
  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học
    Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.1.5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.

Trong phần này, các bạn cần chỉ ra ý nghĩa của đề tài, đề tài có đóng góp như thế nào với thực tế vấn đề nghiên cứu, làm rõ được vấn đề nghiên cứu, làm tài liệu tham khảo cho thế hệ tương lai,…

Tham khảo ngay: Khái niệm và hướng dẫn cách viết giả thuyết nghiên cứu khoa học

2.2. Phần nội dung

Đây là phần quan trọng và chiếm phần lớn số điểm của bài nghiên cứu khoa học. Thông thường, theo cách làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên hiệu quả thì nội dung sẽ được chia làm 3 chương lớn.

2.2.1. Chương 1: Những lý luận cơ bản của đề tài

Thông thường, trong chương 1, các bạn cần viết những nội dung sau:

  • Nêu những khái niệm có liên quan đến đề tài
  • Trình bày thực trạng nghiên cứu của đề tài, đề tài đã được ai thực hiện nghiên cứu hay chưa? Những vấn đề còn tồn tại sau các bài nghiên cứu đó ra sao? Từ đó đưa ra mối liên hệ với đề tài của các bạn.
  • Sơ lược về đặc điểm, tính chất của khách thể, đối tượng mà đề tài nghiên cứu.

2.2.2. Chương 2: Thực tiễn nội dung và đề xuất giải pháp của đề tài

Đây là chương nội dung quan trọng nhất của bài nghiên cứu khoa học, các bạn cần lưu ý:

  • Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu và các thông tin có liên quan đến khách thể/ đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu, cách thức thực hiện khác nhau.
  • Từ kết quả thu được, lý giải và chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có thực trạng đó.
  • Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của các khách thể/ đối tượng nghiên cứu.
    Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học
    Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học

2.2.3. Chương 3: Kết quả hoạt động nghiên cứu

Sau khi đã tiến hành thu thập và khảo sát, các bạn cần tổng hợp những điều dưới đây:

  • Thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, thực tế
  • So sánh kết quả thực nghiệm thu được với thông tin khảo sát
  • Đưa ra nhận xét, đánh giá chung

2.3. Phần kết luận và kiến nghị

Trong phần này, các bạn cần đúc kết lại các vấn đề sau:

  • Tóm tắt nội dung và kết của đề tài nghiên cứu
  • Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị hay đề xuất hướng phát triển của đề tài

3. Cách trình bày đề tài nghiên cứu khoa học

Không chỉ chú trọng vào việc xây dựng nội dung, cách trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học cũng vô cùng quan trọng mà các bạn cần lưu ý.

3.1. Hình thức trình bày tổng thể đề tài nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào từng đơn vị giáo dục khác nhau mà quy chuẩn cách trình bày đề tài nghiên cứu khoa học cũng có sự thay đổi. Bảng dưới đây là các tiêu chí trình bày phổ biến mà các bạn có thể tham khảo.

Yếu tố

Cách thức trình bày

Font chữTimes New RomanKích thước chữ13 hoặc 14.

Đối với tên Chương có thể sử dụng kích thước lớn hơn.

Dãn dòng 1.5 linesCăn lề văn bản

  • Lề trên: 2.5 cm
  • Lề dưới: 3 cm
  • Lề trái: 3.5 cm
  • Lề phải: 2 cm Đánh số trang Đánh số trang ở giữa và phía dưới trang giấyKhổ giấyA4 (210 x 297 mm)

Lưu ý khác:

  • Trình bày sạch sẽ, dễ nhìn
  • Không tẩy xóa, bôi màu
  • Hình ảnh, bảng biểu, biểu đồ rõ ràng, chính xác
  • Không tự ý gạch chân các từ, cụm từ
  • Không sử dụng thanh tiêu đề cho toàn bộ bài nghiên cứu.

3.2. Trình bày chương, mục, tiểu mục nghiên cứu khoa học

Tên

Kiểu chữCỡ chữCách định dạng

Ví dụ minh họa

Phần Times New Roman

15

In đậm, in hoa

PHẦN MỞ ĐẦU

ChươngTimes New Roman

14

In đậm

Chương 1

Tên Chương Times New Roman

14

In đậm

Cơ sở lý luận

Mục Times New Roman

13

In đậm

1.2 Lịch sử hình thành

Tiểu mục Times New Roman

13

In đậm, in nghiêng

1.2.1 Khoa Du lịch

Tiểu mục tiếpTimes New Roman

13

In thường, in nghiêng

1.2.1.1 Lớp Du lịch K9

3.3. Trình bày bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Đối với các bảng biểu, hình vẽ và phương trình, khi trình bày bài nghiên cứu khoa học, các bạn nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Đánh số gắn với số chương (Ví dụ: Hình 1.2, tức là hình 2, chương 1)
  • Nếu bảng biểu, hình vẽ, phương trình được lấy từ các nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ.
  • Các nguồn được trích dẫn phải ghi xuống phần “Danh mục tài liệu tham khảo”.
  • Các bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải được đặt liền với phần nội dung liên quan.
  • Các hình vẽ phải được trình bày bằng mực đen, có thể sao in.
  • Các phương trình buộc phải có sự thống nhất xuyên suốt toàn bài.

3.4. Trình bày viết tắt

Thông thường đối với một bài nghiên cứu khoa học, các bạn nên hạn chế viết tắt, không nên lạm dụng việc viết tắt trong bài. Khi sử dụng các chữ viết tắt, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ viết tắt đối với các từ hoặc cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nội dung của bài.
  • Các từ viết tắt phải được chú thích trong ngoặc hoặc liệt kê trong phần danh mục các chữ viết tắt và được sắp xếp theo thứ tự ABC.
  • Không nên viết tắt các cụm từ hoặc câu có nhiều từ, điều này sẽ gây khó khăn cho người theo dõi bài nghiên cứu.
    Hướng dẫn làm bìa nghiên cứu khoa học
    Hạn chế viết tắt trong bài nghiên cứu

3.5. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo thường là phần cuối cùng trong cấu trúc bài nghiên cứu khoa học. Khi trình bày danh mục tài liệu tham khảo, các bạn nên chú ý là tất cả các tư liệu, số liệu, hình ảnh, thông tin không phải do chính bản thân tác giả tìm ra mà được lấy từ các nguồn khác nhau, bắt buộc cần phải ghi rõ và trích xuất nguồn cụ thể.

Có hai cách trích dẫn tài liệu tham khảo mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Trích dẫn theo hệ thống Harvard
  • Trích dẫn theo hệ thống Vancouver (Hiện đang được Bộ Giáo dục Việt Nam lựa chọn)

Dể có một danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ và thuyết phục được người đọc, thì bạn nhất định cần phải biết cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học để có được nguồn tài liệu chất lượng và đánh tin cậy nhất.

3.6. Trình bày phụ lục

Đây là phần không thể thiếu nếu trong bài nghiên cứu của các bạn sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, bảng số liệu, bảng hỏi, phiếu khảo sát hay các phương trình, hệ phương trình.

Các bạn nên trình bày các hình ảnh, bảng số liệu,… trong phụ lục theo thứ tự xuất hiện của chúng trên phần nội dung. Như vậy, người đọc sẽ dễ dàng theo dõi và đánh giá.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm đề tài nghiên cứu khoa học mà Luận Văn Việt muốn giới thiệu đến cho các bạn. Hy vọng rằng, quý bạn sẽ có những ứng dụng hiệu quả vào bài nghiên cứu của mình. Cảm ơn sự quan tâm của quý bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua