Hóa đơn điện tử làm sao giải ngân hợp lệ

Cho vay trên hóa đơn (Invoice Financing), theo định nghĩa từ Investopedia là “một cách để doanh nghiệp vay tiền dựa vào số nợ mà khách hàng đang nợ họ”.

Cho vay trên hóa đơn hiểu một cách ngắn gọn

Khi doanh nghiệp của bạn cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, theo điều khoản thanh toán, thời gian thường là từ 30 đến 90 ngày, hoặc trong vài trường hợp là 120 ngày sau đó. Điều đó đồng nghĩa với việc dòng tiền của bạn bị giữ lại trong khoản thời gian này và bạn cần tiền để làm đơn hàng kế tiếp (một điều tốt đối với doanh nghiệp). Bạn đã từng trải qua hoàn cảnh này?

Cho vay trên hóa đơn, hay cho vay dựa vào khoản phải thu căn bản là cách để tháo gỡ dòng tiền bị giữ lại theo hóa đơn mua bán. Thay vì việc phải chịu thêm các trách nhiệm pháp lý hoặc khoản nợ mới với tài sản thế chấp, cho vay trên hóa đơn cung cấp một khoản vay ngắn hạn hơn và nhanh chóng giúp doanh nghiệp của bạn phát triển sản xuất. Ngay khi được giải ngân bạn có thể bắt đầu làm một dự án mới và không cần chờ đợi tới 30 ngày.

Cho vay trên hóa đơn hoạt đông như thế nào?

  1. Bạn gửi cho khách hàng hóa đơn sau khi hoàn tất sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho họ
  2. Sau đó bạn gửi thông tin về hóa đơn đã xuất cho một tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho vay trên hóa đơn chẳng hạn như Validus
  3. Bạn sẽ được nhận vốn vay, hạn mức thường dựa vào một tỷ lệ nào đó của giá trị hóa đơn, trong khoảng thời gian khoảng 48 tiếng.
    • Những nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác nhau sẽ cấp cho bạn hạn mức khác nhau tùy vào mức độ tín nhiệm
  4. Khi hóa đơn đến hạn thanh toán, khách hàng của bạn chuyển tiền cho tổ chức tài chính cho vay, số tiền còn lại sẽ được trừ lãi phí và gửi lại cho bạn.

Ví dụ minh họa

Công ty A vừa làm xong một đơn hàng trị giá 1 tỷ VND, và cần nguồn vốn để tiếp tục nhận một đơn hàng khác. Họ quyết định vay trên hóa đơn để tăng cường dòng tiền thay vì chờ 90 ngày (theo điều khoản thanh toán). Validus giải ngân cho công ty A 80% giá trị hóa đơn, và họ nhận được 800 triệu VND để sản xuất.

Khi khách hàng của họ thanh toán vào thời hạn 90 ngày sau, công ty A sẽ nhận một khoản tiền còn lại đã được trừ đi lãi suất và phí.

Validus giúp đỡ doanh nghiệp như thế nào?

Chúng tôi hiện thực hóa khả năng tiếp cận vốn 100% tín chấp cho doanh nghiệp, không cần thế chấp và nhận vốn nhanh chỉ trong 48 giờ. Doanh nghiệp vay khi cần (dựa trên hóa đơn và trên đơn đặt hàng) và trả lãi suất trên thời gian mà doanh nghiệp vay.

Doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện vay?

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng bao gồm cả điều khoản thanh toán. Cho vay trên hóa đơn phù hợp nhất với các doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp (B2B) với các lĩnh vực chủ đạo như: dược phẩm, y tế, nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ, chuỗi cung ứng, truyền thông, giáo dục…

So với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, quy trình đăng ký khoản vay ở Validus có thể thực hiện hoàn toàn trực tuyến và được duyệt vay trong 48 giờ hay ít hơn với lãi suất khá cạnh tranh. Để đủ điều kiện vay trên hóa đơn với Validus, bạn phải là doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam, có Mã số thuế doanh nghiệp và tốt nhất là có tối thiểu 2 (hai) năm hoạt động liên tục tại Việt Nam.

Để đăng ký một khoản vay, trước tiên bạn phải tạo một tài khoản trên Validus.vn và gửi các tài liệu sau để xác minh tài khoản của bạn (vui lòng scan sẵn các bản mềm):

– Đăng ký kinh doanh

– Nghị quyết hội đồng quản trị hoặc điều lệ công ty (nếu có)

– Hộ chiếu hoặc CMND của người đại diện theo pháp luật (phải có trong đăng ký kinh doanh, nghị quyết hội đồng quản trị hoặc điều lệ)

– Xác thực về địa chỉ của người đại diện theo pháp luật

*Có thể cần tài liệu bổ sung theo yêu cầu.

Cùng bắt đầu – Cải thiện dòng tiền và tối ưu hóa nguồn vốn của bạn

Tím hiểu thêm về cho vay trên hóa đơn và những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được, hay tính toán những con số mà bạn quan tâm. Liên hệ tại đây.

Bà Phượng hỏi, người nộp thuế có thể được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh được không?

Chi cục Thuế TP. Nha Trang, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

"2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:

  1. Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh

a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:

- Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Khoản 4, Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng;…".

Tại Điều 12 Quyết định số 1447/QĐ-TCT ngày 5/10/2021 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý hóa đơn điện tử như sau:

"Điều 12. Tiếp nhận, xử lý và cấp mã đối với hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

… 2. Đối chiếu và hướng dẫn người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn có mã cơ quan thuế theo lần phát sinh:

Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn có mã theo lần phát sinh, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu thực hiện đối chiếu và hướng dẫn người nộp thuế để bảo đảm:

- Người nộp thuế gửi đề nghị cấp hóa đơn có mã đến đúng cơ quan thuế.

- Trạng thái mã số thuế của người nộp thuế khác trạng thái 06.

- Người nộp thuế thuộc trường hợp được sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

- Thông tin trên Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của người nhận hóa đơn khớp đúng với thông tin trên Mẫu số 06/ĐN-PSĐT.

- Hướng dẫn người nộp thuế đăng ký bổ sung hồ sơ cấp mã số thuế theo quy định pháp luật trong trường hợp người nộp thuế chưa có mã số thuế.

- Đối với trường hợp người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, bộ phận tiếp nhận dữ liệu đối chiếu thêm hồ sơ của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chuyển sang.

Khi hồ sơ của người nộp thuế đáp ứng các nội dung nêu trên, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các thủ tục khai, nộp thuế theo quy định. Bộ phận tiếp nhận dữ liệu chuyển hồ sơ khai thuế đến bộ phận xử lý hồ sơ khai thuế (trừ trường hợp người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế theo phương thức điện tử).

3. Trình, phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn có mã cơ quan thuế theo lần phát sinh:

Khi người nộp thuế bổ sung chứng từ nộp thuế, ngay trong ngày làm việc, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu đối chiếu thông tin chứng từ nộp thuế bảo đảm khớp đúng loại thuế, số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không nộp thuế theo phương thức điện tử và nhận chứng từ giấy thì công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu thực hiện lưu trữ bản chụp chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước sau khi đối chiếu với bản gốc của người nộp thuế lưu giữ.

Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi người nộp thuế bổ sung đầy đủ chứng từ nộp thuế, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu trình phụ trách bộ phận phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh. Phụ trách bộ phận xem xét và trình thủ trưởng cơ quan thuế (hoặc người được thủ trưởng cơ quan thuế phân công, ủy quyền) duyệt hồ sơ cấp hóa đơn có mã theo lần phát sinh. Thủ trưởng cơ quan thuế (hoặc người được thủ trưởng cơ quan thuế phân công, ủy quyền) phê duyệt đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh. Công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu cấp mã cho hồ sơ của người nộp thuế và cấp tài khoản cho người nộp thuế sử dụng để lập hóa đơn trực tiếp trên Cổng điện tử (trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản sử dụng Cổng điện tử). Tài khoản và mã hồ sơ được gửi đến địa chỉ thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của người nộp thuế đăng ký trên Mẫu số 06/ĐN-PSĐT.

Trường hợp chứng từ nộp thuế không hợp lệ, trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của người nộp thuế, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu lập thông báo phản hồi về hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 01-1/QTr-HĐĐT, trong đó ghi rõ lý do không chấp nhận hồ sơ, chuyển phụ trách bộ phận phê duyệt. Phụ trách bộ phận xem xét, phê duyệt và trình thủ trưởng cơ quan thuế hoặc người được ủy quyền ký ban hành thông báo Mẫu số 01-1/QTr-HĐĐT. Thủ trưởng cơ quan thuế (hoặc người được thủ trưởng cơ quan thuế phân công, ủy quyền) phê duyệt, ký thông báo theo Mẫu số 01-1/QTr-HĐĐT. Công chức được giao làm công tác văn thư thực hiện ban hành thông báo Mẫu số 01-1/QTr-HĐĐT . Công chức thuộc bộ phận tiếp nhận dữ liệu gửi thông báo cho người nộp thuế (gửi bản giấy đối với trường hợp người nộp thuế nộp bản giấy, Hệ thống hóa đơn điện tử tự động gửi cho người nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp theo phương thức điện tử).

4. Tiếp nhận và xử lý hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh:

Người nộp thuế sử dụng tài khoản trên Cổng điện tử để lập hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

Chậm nhất đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ khi người nộp thuế gửi hóa đơn điện tử, bộ phận tiếp nhận dữ liệu đối chiếu thông tin hóa đơn điện tử đề nghị cấp mã với hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn có mã theo từng lần phát sinh. Trường hợp thông tin khớp đúng, bộ phận tiếp nhận dữ liệu thực hiện xác nhận để Hệ thống hóa đơn điện tử tự động cấp mã theo quy định tại Điều 9 Quy trình này. Trường hợp thông tin không khớp đúng, bộ phận tiếp nhận dữ liệu lập thông báo theo Mẫu số 01-1/QTr-HĐĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này và gửi cho người nộp thuế".

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp bà Trần Thị Hồng Phượng là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán muốn cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 12 Quyết định số 1447/QĐ-TCT thì sẽ được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh theo đúng thời hạn quy định.

Hiện nay, Chi cục Thuế TP. Nha Trang đang tập trung nhân lực để giải quyết các hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh của hộ kinh doanh bảo đảm theo quy định.

Chi cục Thuế TP. Nha Trang trả lời cho bà Trần Thị Hồng Phượng biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn trên và hướng dẫn tại văn bản này.

Làm sao để biết hóa đơn điện tử hợp lệ?

Bước 1: Truy cập website: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/. Bước 2: Nhập mã số thuế, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng tiền thanh toán và mã captcha rồi click vào mục “tìm kiếm”. Bước 3: Kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn tra cứu.

Hóa đơn điện tử tối thiểu bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên theo pháp luật về hóa đơn và chứng từ hiện nay cụ thể tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì không còn quy định số tiền tối thiểu để xuất hóa đơn.

Hóa đơn điện tử bị sai thì phải làm sao?

Bước 1: Hủy hóa đơn điện tử lập sai. Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua. Bước 3: Nộp thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT. - Có thể làm Mẫu 04/SS-HĐĐT cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót.

Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải xuất hóa đơn điện tử?

– Đối với hóa đơn điện tử: Người bán phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ cung ứng từ 200.000 đồng trở lên cho dù người mua không yêu cầu lấy hóa đơn hoặc giá trị hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới 200.000 đồng mà người mua yêu cầu xuất hóa đơn (theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC).