Ho ra máu là dấu hiệu ung thư gì

Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

ThS.BS Trần Thị Thúy Tường

Giảng viên bộ môn nội trường Đại Học Y Dược TPHCM

BS trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa bệnh Phổi cũng như tại phòng Cấp cứu. Nó thường là biểu hiện của những bệnh lý sau: lao phổi, dãn phế quản, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch do hẹp van tim. Điều quan trọng đầu tiên là xác định có đúng là bị ho ra máu hay ói ra máu, hoặc chảy máu từ đường hô hấp trên. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên cần đến gặp bác sĩ ngay, hoặc các phòng cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xét nghiệm giúp chẩn đoán tùy vào nguyên nhân thường là: xét nghiệm máu, X Quang ngực, soi cấy đàm, chụp CT ngực, nội soi phế quản, siêu âm tim...

1. Thế nào là ho ra máu thật sự?

Ho ra máu thực sự là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng sức ho, máu thường có bọt, màu đỏ tươi. Trước khi ho thường có triệu chứng : nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ. Diễn tiến giúp gợi ý là: ho ra máu với số lượng giảm dần đến hết

Cần phân biệt với:

  • Khạc ra máu từ đường mũi họng: máu khạc dễ dàng không kèm gắng sức ho, kèm các bệnh lý chảy máu vùng mũi họng dễ dàng phát hiện như: chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…
  • Ói ra máu: thường máu có lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi ói thường đau bụng, hoặc có bệnh lý về tiêu hóa trước đây như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài.

2. Các nguyên nhân thường gặp:

  1. Lao Phổi:
  • Việt Nam là vùng có tỉ lệ nhiễm lao nhiều trên thế giới, nên đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Triệu chứng gợi ý : Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng sẽ gây khó thở.
  • Chẩn đoán bằng: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.
  • Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
  1. Dãn phế quản:
  • Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến của ho ra máu.
  • Dãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.
  • Biểu hiện bằng: ho ra máu lượng ít (3-5ml, khoảng một muỗng cà phê) tự cầm trong vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc ho ra máu lượng nhiều (>100 ml) có thể dẫn tới tử vong.
  • Chẩn đoán bằng :X quang phổi và CT ngực có cản quang.
  • Điều trị bằng phẩu cắt bỏ thùy phổi bị dãn, hoặc thuyên tắc mạch máu.
  1. Ung thư phổi:
  • Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều
  • Giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện: ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít.
  • Xét nghiệm : X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết u.
  • Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.
  1. Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp:
  • Có thể do : viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi
  • Triệu chứng gợi ý thường có : sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).
  • Chẩn đoán bằng: xét nghiệm máu, X quang phổi, có thể CT ngực(giúp xác định nguyên nhân và loại trừ ung thư hoặc dãn phế quản kèm theo), xét nghiệm đàm (tìm vi trùng và giúp loại trừ lao).

3. Kết luận:

Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân gây ra phần lớn là các bệnh lý hô hấp nên bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư tại Việt Nam. Thậm chí, tần suất xuất hiện bệnh lý này ngày một tăng cao nhưng lại khó có thể kịp thời điều trị do bệnh tình đã trở nặng. Vậy, có những dấu hiệu ung thư vòm họng nào ta có thể phát hiện ra một cách dễ dàng?

1. Bệnh ung thư vòm họng là gì?

Bệnh ung thư vòm họng là một dạng ung thư mới được phát hiện gần đây nhưng đã gây ra rất nhiều bi thương cho thế giới, đặc biệt ảnh hưởng nhiều hơn ở các nước khu vực Đông Nam Á. Đây được coi là trường hợp hiếm gặp của tình trạng ung thư đầu cổ, nó xuất hiện ở khu vực vòm họng.

Chính bởi vị trí khó kiểm tra (vùng mũi, họng) cùng với các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với những bệnh lý về tai, mũi, họng thông thường mà việc chẩn đoán bệnh và điều trị sớm là rất khó khăn. Các dấu hiệu ung thư vòm họng thường sẽ xuất hiện khác nhau ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Bệnh lý này bao gồm 4 giai đoạn chính: giai đoạn đầu, trung gian, tiến triển và cuối. Ở mỗi giai đoạn thì mức độ nguy hiểm của bệnh tình tới tình trạng sức khỏe chúng ta là khác nhau và thường sẽ khó điều trị, gây ra các biến chứng (thường sẽ ảnh hưởng về xương khớp, phổi hay gan) ở giai đoạn cuối.

Một số nguyên nhân được coi là tác nhân chính gây ra căn bệnh quái ác này chính là:

  • Tác động từ môi trường xung quanh: điều kiện khí hậu khắc nghiệt, tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước,...
  • Thói quen ăn uống: một trong những chất độc có khả năng cao gây ung thư là Nitrosamine lại xuất hiện rất nhiều ở các loại thức ăn tái sống của người phương Đông như cà muối, cá muối, các loại thức ăn lên men, mốc,...

Ho ra máu là dấu hiệu ung thư gì

Thói quen ăn cà muối có thể là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng

  • Virus Epstein Barr (EBV) đã được tìm thấy rất nhiều trong các tế bào u vòm họng từ người bệnh nhưng lại hầu như không xuất hiện ở người bình thường. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng đến từ loại virus này.
  • Bệnh ung thư vòm họng cũng có thể được di truyền qua các thế hệ.

Người bệnh không chỉ mắc ung thư vòm họng bởi một yếu tố mà có thể từ nhiều nguyên nhân gây ra cùng lúc.

Đối tượng mắc bệnh ung thư vòm họng thường rơi vào nam giới nhiều hơn nữ giới và tỉ lệ mắc bệnh thông thường ở độ tuổi trung niên (khoảng từ 30 đến 50 tuổi).

Ho ra máu là dấu hiệu ung thư gì

Đối tượng thường mắc bệnh ung thư vòm họng là nam giới, độ tuổi trung niên

2. Các dấu hiệu ung thư vòm họng có thể phát hiện sớm

Các dấu hiệu ung thư vòm họng thường không rõ rệt mà sẽ khá giống với các bệnh lý viêm họng thông thường vì vậy người bệnh hầu như sẽ chủ quan mà dẫn tới tình trạng bệnh đã trở nặng mới chữa trị. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn đọc phát hiện sớm tình trạng bệnh tình:

  • Xuất hiện hạch vùng cổ, sưng cổ: thông thường thì hiện tượng sưng cổ họng có thể không phải là triệu chứng quá nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh vừa bị sưng họng lại xuất hiện kèm theo các nốt hạch ở vùng cổ thì phải cần lưu ý theo dõi bệnh ngay.
  • Người bệnh thường xuyên bị khản tiếng cũng sẽ là dấu hiệu đáng chú ý của bệnh ung thư vòm họng.
  • Khả năng nghe bị ảnh hưởng: khi bệnh tình trong giai đoạn tiến triển có thể sẽ làm ảnh hưởng tới các bộ phận có liên quan mật thiết như tai hay mũi. Người bệnh sẽ bị giảm khả năng nghe hoặc thường xuyên bị ù tai, vọng tiếng.
  • Mũi cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi người bệnh bị ung thư vòm họng. Bệnh tình sẽ khiến bệnh nhân bị ngạt mũi (chủ yếu ngạt một bên mũi) và nước mũi bị chảy ra có thể kèm một chút máu.
  • Hiện tượng đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu đáng chú ý của bệnh tình. Người bệnh sẽ bị đau sâu trong vùng hốc mắt hoặc đau nửa đầu. Sự ảnh hưởng của bệnh đến hệ thần kinh khá nghiêm trọng, đôi lúc bệnh nhân sẽ bị đau đầu cùng với hiện tượng tê bì cả vùng mặt do các dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.
  • Ho: hiện tượng ho được coi là dấu hiệu ung thư vòm họng rõ ràng nhất bởi virus gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực vòm họng, gây ra các cơn ho khan kéo dài, thậm chí là ho ra cả đờm lẫn máu.

Ho ra máu là dấu hiệu ung thư gì

Một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng chính là tình trạng ho ra máu

Khi bệnh tình đã tiến triển tới các giai đoạn nặng hơn thì bệnh nhân còn phải hứng chịu các triệu chứng bệnh tại các vùng khác trên cơ thể, ví dụ như: cân nặng bị giảm sút nhanh, xương khớp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa khó khăn,...

Khi nào nên đến bệnh viện khám bệnh?

Mặc dù các dấu hiệu ung thư vòm họng có thể không được rõ ràng nhưng nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như trên thì cũng nên tìm tới các y bác sĩ có chuyên môn để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tình thông qua các phương pháp như: khám sức khỏe, tìm hiểu bệnh sử, thực hiện sinh thiết và các xét nghiệm (chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, X-ray hay chụp cắt lớp phát xạ positron). Sau khi xác định chính xác được bệnh tình, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị phổ biến như xạ trị, hóa trị hay làm các phẫu thuật cắt bỏ.

Một điều đáng lưu ý nữa là việc tìm hiểu những cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh cũng phải được xem xét kỹ càng bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều trường hợp các phòng khám không được chứng nhận của bộ y tế nhưng vẫn hoạt động. Nếu bệnh tình không được chẩn đoán chính xác thì sẽ khó có thể điều trị dứt điểm, thậm chí gây ra các biến chứng không mong muốn.

Bệnh viện MEDLATEC Hà Nội là một trong những cơ sở y tế đã được bộ y tế tin tưởng, với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị y tế đạt chuẩn quốc tế,... Ngoài ra, bệnh viện còn có các chính sách hỗ trợ khám bệnh thông qua bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh trên rất nhiều đơn vị bảo lãnh. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tình có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện qua số hotline của viện 1900 56 56 56.

Ho ra máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Ho ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi – 1 căn bệnh ác tính và gây nguy hiểm với tính mạng của người bệnh. Các cơn ho có xu hướng kéo dài. Lúc đầu các cơn ho kèm theo máu đỏ tươi, có thể lẫn bọt và chất nhờn.

Ho ra máu là dấu hiệu của ung thư gì?

Ho ra máu thường do các bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ, đặc biệt là các khối u vùng hạ họng và thanh quản, khí quản... Ung thư phổi đặc biệt là các khối u ở vị trí vùng rốn phổi hoặc u xâm lấn các mạch máu lớn. Ung thư thực quản và các khối u ở vùng trung thất có thể vỡ vào khí phế quản.

Tại sao viêm phế quản lại ho ra máu?

Phế quản của người bệnh sẽ bị mất khả năng lọc khuẩn, lâu ngày các dịch nhầy sẽ bám trên bề mặt phế quản, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm loét và dẫn đến nhiễm trùng - nguyên nhân ho ra máu thường gặp.

Khạc ra đờm có máu là bệnh gì?

Nhìn chung, ho kèm khạc đờm lẫn máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý như viêm phế quản mạn, hang lao ở phổi,... Ngoài ra, khi mắc phải các bệnh lý như phù phổi, lupus ban đỏ,... thì bệnh nhân vẫn có thể xuất hiện tình trạng khạc, ho ra máu tươi.