Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024

Nếu yêu thích ẩm thực Trung Hoa, bạn không thể nào bỏ qua được các món ăn nổi tiếng như: hoành thánh, sủi cảo, há cảo… Quả thực chúng rất hấp dẫn đúng không nào. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã biết rõ và có thể phân biệt chính xác được ba món ăn trên không? Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Hoành thánh ngày nay đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm được món ăn này ở khắp các quán ăn lớn nhỏ, từ quán hủ tiếu ven đường cho đến những nhà hàng sang trọng.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024
Hoành thánh

Món hoành thánh vốn có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chúng có dạng viên nhỏ vừa ăn, với lớp vỏ bên ngoài màu màu vàng đẹp mắt, bao bọc lấy phần nhân đậm đà bên trong.

Vỏ hoành thánh được làm từ bột gạo, bột mì và trứng gà. Các nguyên liệu được trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp, rồi được nhào nặn một cách hoàn hảo bởi những bàn tay điệu nghệ, sau đó cán mỏng và cắt thành những miếng vuông vừa vặn.

Nhân hoành thánh được làm bởi những nguyên liệu hết sức đơn giản như thịt băm, nấm mèo và gia vị. Tuy nhiên, chúng lại góp phần không nhỏ tạo nên vị ngon khó cưỡng cho món ăn này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các loại rau củ vào nhân tùy theo sở thích.

Cách gói hoành thánh cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần cho phần nhân vào giữa vỏ bánh, sau đó gấp 4 mép hoành thánh lại hoặc tạo hình theo hình thỏi vàng tùy thích.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024
Cách gói hoành thánh rất đơn giản

Hiện nay, vỏ bánh hoành thánh có bán rộng rãi trên thị trường, bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, khu chợ truyền thống, siêu thị hoặc các sàn thương mại điện tử. Nếu mua sẵn vỏ bánh, bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian và công sức nhào bột, việc làm hoành thánh sẽ trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết.

Sau khi gói hoành thánh, bạn có thể đem luộc để ăn chung với nước dùng hay chiên lên đều rất ngon.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024
Hoành thánh chiên

Mẹo nhỏ: Nếu tự nhào bột làm vỏ bánh, bạn có thể bỏ thêm vào một chút bột nghệ để món bánh có màu sắc bắt mắt và trông ngon hơn.

2, Há cảo

Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ tỉnh Triều Châu, Trung Quốc. Chúng ngày càng trở nên quen thuộc tại Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng.

Thông thường há cảo sẽ có hình dạng như một chiếc bánh bao nhỏ với lớp vỏ có màu trắng, có phần hơi trong, dai và mềm. Vỏ bánh được làm từ sự pha trộn của nhiều loại bột, bao gồm bột mì, bột gạo và một chút bột năng.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024
Há cảo có lớp vỏ mềm, dai

Khi trộn bột để làm vỏ bánh, ta cần dùng nước nóng để trộn thay vì nước lạnh. Bột sau khi được nhào mịn đều sẽ được chia thành từng viên nhỏ có kích thước đều nhau, sau đó cán mỏng thành từng miếng bột tròn.

Tiếp đến, hãy trộn nhân há cảo với các nguyên liệu như thịt băm, tôm băm hoặc cắt nhỏ, gia vị và các loại rau củ theo sở thích. Sau đó tiến hành gói bánh.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024

Cách gói bánh há cảo có phần đòi hỏi sự khéo léo hơn so với làm hoành thánh. Bạn cần cần lấy một miếng vỏ bánh, cho nhân vào giữa, sau đó từ từ gấp nhẹ phần mép bột để tạo hình. Bột phải có độ ẩm nhất định, không bị khô thì mới có thể tạo hình há cảo thành công.

Há cảo sau khi gói xong có thể đem hấp như bánh bao hoặc chiên với dầu đều rất ngon.

3. Sủi cảo

Sủi cảo là món ăn khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với 2 món trên. Chúng có lớp vỏ màu vàng hấp dẫn giống hoành thánh, nhưng phần nhân lại đa dạng hơn. Trong khi đó tên gọi lại dễ nhầm với há cáo.

Tuy nhiên, để phân biệt sủi cảo với hoành thánh và há cảo cũng không có gì là khó.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024
Sủi cảo có lớp vỏ vàng giống hoành thánh

Về kích thước, sủi cảo có phần nhỉnh hơn so với hoành thánh. Chúng thường được gói với tạo hình bán nguyệt với phần vỏ làm từ bột mì, bột bắp và trứng.

Phần nhân sủi cảo gồm thịt băm, tôm lột vỏ, cải thảo và gia vị. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được rõ hương vị của từng miếng tôm và thịt riêng biệt, không hề bị trộn lẫn như ở há cảo.

Sủi cảo và há cảo khác nhau thế nào năm 2024

Cách gói sủi cảo cũng khá đơn giản, bạn đặt các nguyên liệu vào giữa phần vỏ bánh, sau đó nhấn nhẹ cho chúng có nếp gấp, kết dính lại với nhau là xong.

Sủi cảo cũng có thể được nấu chín bằng cách chiên hoặc luộc và ăn kèm với nước dùng như hoành thánh.

Có thể thấy, về cơ bản cách chế biến cả 3 món ăn này đều khá giống nhau, tuy nhiên thực tế nguyên liệu và hương vị của chúng lai có khá nhiều sự khác biệt. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn phân biệt hoành thánh, há cảo, sủi cảo dễ dàng hơn.

Hoành thánh và sủi cảo khác nhau thế nào?

Hoành thánh có lớp vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt. Vỏ của được làm từ bột mì, bột gạo và trứng gà. Tương tự, sủi cảo có lớp vỏ vàng giống như hoành thánh nhưng kích thước lớn hơn, vỏ cũng được làm từ bột mì, bột gạo và trứng gà.

Tại sao lại gọi là sủi cảo?

Sủi cảo và há cảo đều là 2 món ăn bắt nguồn từ Triều Châu. Sủi cảo trong tiếng Quảng Đông là “水餃” (đọc là “suẩy cẩu”) với nghĩa đen là "bột/bánh luộc trong nước", chữ “餃” là tên một loại bánh hấp (bánh chẻ) ở Trung Quốc có vỏ bột trong suốt (giống bánh bột lọc).

Há cảo dùng để làm gì?

Há cảo (giản thể: 虾饺; phồn thể: 蝦餃; Hán-Việt: hà giáo; nghĩa đen: "(bánh) bột tôm") là một món ăn có nguồn gốc từ huyện Thuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc. Món ăn này được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng, dimsum.

Há cảo là món gì?

Há cảo còn được gọi là hoành thánh chiên là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và là món ăn khá phổ biến tại Việt Nam. Há cảo là môt dạng bánh bao cấu tạo gồm hai phần là vỏ bánh dai mềm màu trắng trong và nhân thịt. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột tàn mì (hoặc bột há cảo) trộn với một ít bột năng.