Hiv có triệu chứng sau bao lâu

Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu? Triệu chứng sớm của HIV?

 

HIV được coi là “căn bệnh thế kỷ”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Virus HIV làm cho sức đề kháng của cơ thể suy yếu và khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về giai đoạn cửa sổ của HIV.

1. Giai đoạn cửa sổ của HIV là gì?

Ngay khi bạn bị nhiễm HIV, virus gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các kháng nguyên [bộ phận của vi-rút] bằng cách tạo ra các kháng thể [tế bào chống lại virus].
Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV [virus xâm nhập vào cơ thể] cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh..
Trong thời gian này, khi thực hiện xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh. Họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong giai đoạn cửa sổ. Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, bạn nên thực hiện tiếp các xét nghiệm trong một vài tháng để xác nhận [thời gian phụ thuộc vào xét nghiệm được sử dụng]. Và trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây lan HIV.

2. Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu?

Tùy vào cơ địa và loại xét nghiệm, thời kỳ cửa sổ ở mỗi người có thể kéo dài trong những khoảng thời gian không giống nhau:

  • Đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể, thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 3 tuần đến 12 tuần.
  • Đối với xét nghiệm tìm ADN/ ARN virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 2 tuần đến 5 tuần.

Trung bình, thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài khoảng 3 tuần. Hiện nay, không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức sau khi có tiếp xúc với nguồn lây truyền. Hãy nhớ, cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể trong máu và virus cũng cần thời gian sinh sôi để tạo ra tải lượng đủ lớn để phát hiện được.
Lưu ý, trong giai đoạn này, người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho người khác dù kết quả xét nghiệm HIV ban đầu âm tính.

3. Các triệu chứng sớm của HIV

Vài tuần đầu tiên sau khi người bệnh bị nhiễm HIV được gọi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Trong thời gian này, virus sinh sản nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể HIV – đây là những protein chống nhiễm trùng.
Trong những tuần đầu tiên, một số người có thể không xuất hiện các triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các triệu chứng trong một hoặc hai tháng đầu tiên sau khi nhiễm virrus, nhưng thường không nhận ra họ đã bị nhiễm HIV. Điều này là do các triệu chứng của giai đoạn cấp tính có thể rất giống với các triệu chứng cúm hoặc các loại vi-rút theo mùa khác.
Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:

  • Sưng hạch
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Sốt

Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV.
Cho dù người bị nhiễm HIV có triệu chứng hay không, trong giai đoạn này tải lượng virus của họ rất cao. Tải lượng virus là lượng HIV được tìm thấy trong máu. Tải lượng virus cao có nghĩa là HIV rất dễ lây truyền sang người khác trong thời gian này.
Các triệu chứng HIV ban đầu thường hết trong vài tháng khi người bệnh bước vào giai đoạn mãn tính hoặc lâm sàng. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm cùng với sự điều trị.

4. Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không.
Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm HIV [PEP]. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.
Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.

5. Khi nào bạn nên làm xét nghiệm HIV?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong các trường hợp sau:

  • Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ qua hậu môn, âm đạo mà không sử dụng bao cao su với nhiều người khác
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, hoặc dùng bao cao su không đúng cách.

Để kịp thời phát hiện và điều trị HIV giai đoạn sớm, những người có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu…. có thể tham khảo xét nghiệm HIV Ab test nhanh….cho kết quả chính xác để điều trị bệnh kịp thời.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
 Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Sức khỏe, Tin Tức, Xét nghiệm | Tags: HIV giai đoạn cửa sổ

Bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn và đang nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV? Bạn đang thắc mắc liệu quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Xét nghiệm sàng lọc HIV sau khi quan hệ với người nhiễm HIV

Cách duy nhất để bạn biết mình có bị nhiễm HIV hay không chỉ có thể là thông qua các kết quả xét nghiệm mà bạn đã thực hiện. 

Xét nghiệm HIV để biết liệu bạn có bị HIV hay không

Xét nghiệm HIV cho biết bạn có bị nhiễm HIV [Virus gây suy giảm miễn dịch ở người] hay không. Hiện nay, có ba loại xét nghiệm sàng lọc HIV chính như sau:

Xét nghiệm này nhằm mục đích tìm kiếm các kháng thể HIV có trong máu hoặc nước bọt của bạn. Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể khi bạn tiếp xúc với virus HIV. 

Xét nghiệm kháng thể HIV có thể xác ddingj xem bạn có bị nhiễm HIV hay không từ 3 – 12 tuần sau khi bị nhiễm. 

Đó là bởi vì có thể mất từ vài tuần hoặc lâu hơn để hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể chống lại HIV. 

  1. Xét nghiệm kháng thể/kháng nguyên HIV

Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể và kháng nguyên HIV trong máu. Kháng nguyên là một phần của virus gây ra phản ứng miễn dịch.

Nếu bạn đã tiếp xúc với HIV, các kháng nguyên sẽ hiển thị trong máu của bạn trước khi các kháng thể HIV được tạo ra. 

Xét nghiệm này có thể tìm thấy HIV trong vòng 2-6 tuần kể từ khi bị nhiễm. Xét nghiệm kháng thể/ kháng nguyên HIV là một trong những loại xét nghiệm HIV phổ biến nhất. 

Xét nghiệm này nhằm đo lượng virus HIV trong máu. Nó có thể tìm thấy HIV nhanh hơn so với các xét nghiệm kháng thể và kháng thể/ kháng nguyên. 

Tuy nhiên xét nghiệm này rất đắt tiền và không được sử dụng thường xuyên để sàng lọc HIV, trừ khi gần đây bạn có phơi nhiễm nguy cơ cao hoặc có khả năng phơi nhiễm và có các triệu chứng sớm của nhiễm HIV. 

Xét nghiệm sàng lọc HIV

Các xét nghiệm HIV rất chính xác, nhưng không có xét nghiệm nào có thể phát hiện ra virus ngay sau khi bị nhiễm HIV. 

Việc xét nghiệm có thể phát hiện HIV sớm bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả loại xét nghiệm mà bạn thực hiện. 

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?

Dựa trên các loại xét nghiệm sàng lọc HIV mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên, đối với đa số mọi người, xét nghiệm HIV sẽ cho kết quả 2 đến 6 tuần sau khi có khả năng bị nhiễm. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất nhiều thời gian hơn từ 3 đến 6 tháng mới có thể phát hiện được HIV. Đây được gọi là thời kỳ cửa sổ. 

Trong thời kỳ cửa sổ [thường kéo dài từ 23 đến 90 ngày], các xét nghiệm HIV có thể cho kết quả âm tính mặc dù người đó có virus HIV trong cơ thể. HIV có thể được truyền sang người khác trong thời kỳ cửa sổ này. 

Mất bao lâu để bạn biết mình bị nhiễm HIV sau khi quan hệ với người bị nhiễm?

Do vậy, nếu bạn có quan hệ với người bị nhiễm HIV và đi xét nghiệm ngay sau đó nhưng kết quả âm tính thì hãy đi xét nghiệm lại sau thời kỳ cửa sổ. 

Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể chắc chắn rằng mình âm tính với HIV nếu:

  • Lần kiểm tra gần đây nhất của bạn là sau thời kỳ cửa sổ của HIV. 
  • Bạn chưa từng có nguy cơ phơi nhiễm HIV trong thời kỳ cửa sổ. Nếu bạn thực sự có nguy cơ tiếp xúc, thì bạn cần phải được kiểm tra lại. 

Chính vì những điều trên, sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị. 

Bởi vì, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm các xét nghiệm mà bạn thực hiện, bạn có đang trong thời kỳ cửa sổ của HIV hay không?

Lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP]

Đừng lo lắng nếu bạn có quan hệ với người nhiễm HIV nhưng kết quả của bạn âm tính, và bạn phải chờ đợi thời gian xác nhận kết quả [có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng]. Lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có thể giúp bạn!

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] là sự kết hợp của các loại thuốc kháng virus khẩn cấp. Phương pháp này được sử dụng sau khi ai đó có thể đã bị phơi nhiễm với HIV. 

Phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Bạn có thể được đề nghị lựa chọn PEP trong trường hợp bạn nghi ngờ rằng có thể đã bị phơi nhiễm với HIV khi quan hệ tình dục [ví dụ: bao cao su bị rách hoặc không sử dụng bao cao su]. 

Tuy nhiên, PEP chỉ nên được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa khẩn cấp. Phương pháp này phải được bắt đầu trong  vòng 72 giờ kể từ khi có thể bị phơi nhiễm với HIV.

Tốt nhất, PEP nên được thực hiện càng gần thời điểm tiếp xúc với người bị nhiễm HIV càng tốt. Khoảng thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là 1 tháng. 

Làm thế nào có thể sống một cuộc sống lành mạnh hơn với HIV? 

Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn có thể tự giúp mình bằng cách:

  • Được chăm sóc y tế ngay khi bạn phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Bạn nên tìm một bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lượng để được chăm sóc và điều trị tốt nhất. 
  • Đảm bảo uống thuốc đầy đủ và đúng liệu trình mà bác sĩ đã cung cấp. 
  • Nếu bạn có vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng quá mức. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
  • Trang bị kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS và các phương pháp điều trị hiệu quả. 
  • Cố gắng sống một lối sống lành mạnh , bao gồm:

– Ăn thực phẩm lành mạnh, điều này giúp cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn năng lượng cần thiết để chống lại HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Việc ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng HIV và các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời, có thể cải thiện sự hấp thụ các loại thuốc điều trị HIV. 

Sống chung với HIV một cách lành mạnh

– Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm. 

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với người nhiễm HIV. 

– Không hút thuốc: Những người nhiễm HIV hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư và nhiễm trùng. Hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến việc uống thuốc điều trị HIV của bạn. 

Một điều quan trọng nữa là giảm nguy cơ lây lan HIV cho người khác bằng các biện pháp phòng tránh tại nhà như luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm với người khác, thực hiện xét nghiệm sàng lọc nếu bạn đang mang thai để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV sang con của mình. 

Kết luận

Không có thời gian ấn định cụ thể cho việc quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị. Điều này phụ thuộc vào thời gian cho kết quả chính xác nhất từ các xét nghiệm. 

Có một lựa chọn tốt dành cho bạn trong trường hợp bạn đã có quan hệ với người nhiễm HIV mà không dùng biện pháp phòng tránh an toàn, đó chính là lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [HIV]. 

Ngay cả khi bị nhiễm HIV, bạn vẫn nên duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện những điều cần thiết để có kết quả điều trị tốt nhất cho mình. Điều này cũng giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn với HIV. 

Video liên quan

Chủ Đề