Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Một trong những biểu hiện quen thuộc nhưng ẩn chứa những cảnh báo về sức khỏe mà chúng ta thường hay bỏ qua đó chính là ngáp ngủ. Hầu hết mọi người đều cho rằng đây là một hành động bất giác mang tính tức thời được tạo ra do sự mệt mỏi, uể oải nhưng trên thực tế, đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý đáng quan tâm. Hãy cùng Liên Á khám phá về nguyên nhân cũng như cách ngăn chặn chứng ngáp ngủ này nhé!

Thế nào là hiện tượng ngáp ngủ?

Hiện tượng ngáp ngủ là một phản xạ tự nhiên không chủ đích của cơ thể thường xảy ra trước hoặc sau khi ngủ, đó là lý do tại sao ngáp nhiều thường được coi là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Ngáp ngủ có thể giúp làm mát não và thể hiện cảm xúc giao tiếp, đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Xem thêm: Buồn Ngủ Quá Mức Vào Ban Ngày

Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Ngáp ngủ đi kèm với cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung làm giảm hiệu suất làm việc của dân văn phòng

Các nguyên nhân dẫn đến ngáp ngủ

1. Thay đổi về mặt trạng thái, cảm xúc

Ngáp ngủ có thể được xem là dấu hiệu để thông báo cơ thể của bạn đang thay đổi trạng thái nhận thức, chẳng hạn như trước khi cơ thể sắp đi vào trạng thái nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ, não bộ sẽ phát ra tín hiệu thông báo bằng cách khiến bạn ngáp ngủ.

Ngoài ra, ngáp ngủ thường xuyên xuất hiện khi bạn làm một công việc buồn chán trong một khoảng thời gian dài, não bộ sẽ dần mất đi hưng phấn và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngáp khiến nhịp tim tăng cao trong khoảng 10 đến 15 giây sau đó, hiệu quả tỉnh táo có thể tương đương một ít hàm lượng caffeine với cơ thể.

2. Thiếu lượng oxy cung cấp cho não

Khi mức CO2 trong cơ thể tăng lên và nồng độ O2 trong não đang bị suy giảm, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu ngáp ngủ. Vào lúc này, ngáp ngủ không chỉ có vai trò như việc hít thở, giúp mang lượng lớn oxy vào phổi và máu nhằm tăng cường hoạt động của các tế nào mà còn giúp kích thích tim đập nhanh hơn, tăng tuần hoàn máu lên não.

3. Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, ngáp ngủ với tần suất nhiều lần trong một ngày có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ và chứng ngủ rũ. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi, bị mất ngủ và ngủ không đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi, chán chường.

4. Hiện tượng ngáp lây truyền

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tế bào thần kinh phản chiếu có khả năng tiếp nhận hình ảnh và khiến cơ thể vô tình bắt chước theo hành động của người khác. Khi nhìn thấy một người đang ngáp, tế bào thần kinh phản chiếu trong não sẽ bắt chước và tạo hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.

5. Biểu hiện của một số bệnh lý

Theo các chuyên gia, ngáp ngủ là một hiện tượng bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi ngáp ngủ đi kèm với các hiện tượng như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu. Trên thực tế, ngáp ngủ và bệnh tật có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh… Khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và ngáp liên tục dù đã ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày.

Ngoài ra, những người ngáp liên tục khi tập thể dục, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim... Thậm chí, ngáp liên tục xuất hiện cùng những biểu hiện như tê cứng, mặt rủ xuống, yếu cánh tay, khó nói là dấu hiệu của đột quỵ.

Mẹo ngăn chặn tình trạng ngáp ngủ

1. Đánh thức bản thân bằng cách vận động

Ngáp ngủ xuất hiện do sự mệt mỏi, chán nản trong công việc có thể được đánh bại bằng cách vận động với cường độ vừa phải. Nếu bạn đang làm việc hoặc học bài thì có thể di chuyển đến một vị trí khác, đánh thức giác quan khi tìm thấy không gian mới mẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập một số bài vận động nhẹ nhàng giữa giờ để giúp quá trình lưu thông máu.

Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Hoạt động nhẹ nhàng giúp đánh bay cảm giác buồn ngủ, chán nản

2. Hít thở sâu, tái tạo lại nguồn năng lượng

Thiếu oxy là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáp ngủ, vì thế bạn hãy hít thở thật sâu bằng mũi vài lần liên tiếp để cung cấp thêm một lượng oxy mới, giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi hít vào, bạn nên nhắm hai mắt và tập trung lắng đọng cảm xúc và suy nghĩ sau đó mở mắt và thở ra. Động tác hít thở sâu này có thể lặp đi lặp lại vài lần đến khi bản thân cảm thấy tỉnh táo trở lại.

3. Hạ thấp nhiệt độ của cơ thể

Những cơn ngáp ngủ có thể được hình thành với mục đích “làm mát” não bộ. Do đó, hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách chườm túi lạnh vào cổ, uống một ngụm nước lạnh hoặc rửa mặt với nước lạnh là một trong những cách hiệu quả giúp ngăn chặn lại cơn ngáp ngủ một cách nhanh chóng.

4. Tạo giấc ngủ ngon, chất lượng

Ngáp ngủ là biểu hiện đầu tiên phản ánh chất lượng giấc ngủ có đạt chuẩn hay không. Xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ và đều đặn không chỉ giúp bạn tránh xa hiện tượng ngáp ngủ hằng ngày mà còn ngăn chặn những nguy cơ mắc bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Gối kê cổ mang đến giấc ngủ ngắn êm ái cho dân văn phòng

Các sản phẩm hỗ trợ cải thiện chứng ngáp ngủ của dân công sở

Ngáp ngủ là triệu chứng thường gặp ở mọi người, đặc biệt là dân văn phòng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc. Vì lẽ đó, chúng ta không chỉ xây dựng một lối sống lành mạnh mà còn phải chăm sóc cho chất lượng của từng giấc ngủ trưa nhằm giữ bản thân luôn trong trạng thái tỉnh táo, hưng phấn và tập trung nhất.

1. Gối cao su TRAVELMATE

Với thiết kế chữ C ôm trọn phần cổ vai gáy, gối cao su TRAVELMATE được xem là người bạn đồng hành không thể thiếu của dân công sở, chăm chút cho từng khoảng khắc nghỉ ngơi ngắn ngủi thêm phần trọn vẹn. Gối với kích thước phù hợp cho người dùng cùng chất liệu cao su thiên nhiên 100%, không hóa chất an toàn cho sức khỏe, hỗ trợ giảm strees, giúp giấc ngủ ngắn thêm sâu.

Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Gối kê cổ TRAVELMATE với thiết kế ôm gọn vùng cổ vai gáy

2. Nệm tiện dụng VITAL

Nệm có kích thước tiêu chuẩn phù hợp cho một người nằm ở mọi nơi. Đặc biệt, với lớp foam mềm mại nhưng không kém phần đàn hồi cùng bề mặt nệm thông thoáng, nệm tiện dụng VITAL là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những ai luôn chăm chút cho từng giấc ngủ ngắn hoặc dùng để di chuyển đi nhiều nơi như cắm trại, du lịch,…

Hay ngáp ngủ là bệnh gì năm 2024

Nệm tiện dụng mang đến độ đàn hồi êm ái, thiết kế gấp gọn tiện lợi

Tưởng chừng như ngáp ngủ chỉ là một trong những phản ứng không chủ đích thường xảy ra ở chúng ta nhưng trên thực tế, việc ngáp ngủ lại ẩn chứa những thông điệp sức khỏe vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn hãy dành thời gian quan tâm nhiều hơn đến thói quen ăn uống cũng như chú tâm đến từng giấc ngủ của mình nhiều hơn nữa nhé. Chăm lo cho mỗi giấc ngủ ngon với những sản phẩm nệm, chăn ga gối là điều kiện hàng đầu, giúp bạn có được nguồn năng lượng dồi dào cũng như tránh gặp phải tình trạng ngáp ngủ nguy hiểm cho bản thân.

Tại sao khi đôi ta thường hay ngáp?

Tiến sĩ Caudle giải thích rằng mọi người có thể ngáp khi mệt mỏi hoặc thiếu ngủ, vì những trạng thái này có thể làm tăng nhiệt độ của não. Theo các chuyên gia, ngáp cũng có thể xảy ra khi đói, buồn chán, căng thẳng nhẹ, cảm thấy thư giãn hoặc sau khi ăn no.

Tại sao lúc tập thể dục hay bị ngáp?

Ngáp khi tập thể dục cường độ cao: Theo tạp chí Men's Health, ngáp khi tập thể dục là cách thúc đẩy quá trình oxy hóa máu và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp nhiều quá mức và tạo thành thói quen, hãy nghỉ ngơi. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tuần hoàn hoặc cơn đột quỵ tim sắp xảy ra.

Mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu bệnh gì?

Trong thực tế, buồn ngủ nhiều hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể có nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp buồn ngủ nhiều là thứ phát và thường liên quan đến khối u não, viêm não, tổn thương thực thể trong hệ thần kinh trung ương, bệnh Parkinson, chấn thương đầu và các loại rối loạn di truyền khác nhau.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được?

Nguyên nhân chính dẫn tới việc ngáp vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên có thể do các điều sau: Buồn ngủ, mệt mỏi hoặc suy kiệt vào ban ngày. Thiếu ngủ, mất ngủ, căn thẳng và làm việc quá sức. Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ.